2.2.1 Thực trạng phát triển của Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Milhiện nay. hiện nay.
Ngày 9/3/1975, sau chiến thắng Đức Lập, Đăk Mil được hoàn toàn giải phóng. Với chiến thắng đó, Đảng bộ và nhân dân các các dân tộc Đăk Mil rất tự hào góp phần làm nên chiến thắng Buôn Ma Thuột vang dội – mở màn cho cuộc tổng tiến công và nỗi dậy mùa xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì tươi đẹp trên quê hương Đăk Mil – thời kì hòa bình, độc lập, thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngưng chiến tranh cũng để lại hậu quả nặng nề trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã đặt Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Đăk Mil trước những thử thách to lớn.
Là một huyện miền núi, dân tộc, biên giới có vị trí chiến lược quan trọng, sau giải phóng địch không để lại kinh tế nào đáng kể. Lúc này trên địa bàn Đăk Mil có 7 xã: Nam Nung, Cư Jut, Đăk Gằn, Hòa Thuận, Đăk Lao, Đức Minh, Đức Mạnh, được hình thành hai vùng rõ rệt: vùng đồng bào kinh và vùng đồng bào dân tộc. Vùng đồng bào kinh chủ yếu sinh sống tại các xã Đức Minh, Đức Mạnh, Hòa Thuận, Đăk Lao. Đây là vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, đang ở trình độ sản xuất hàng hóa, có tính cơ giới cao. Do đó, đồng bào kinh ở khu vực này có đời sống kinh tế tương đối cao, tiện nghi gia đình đầy đủ. Ngược lại, đồng bào dân tộc ở khu vực còn lại, giao thông đi lại khó
khăn, trình độ sản xuất lạc hậu, du canh du cư, nạn đói cơm, đói chữ hoành hành khắp buôn làng.
Về mặt xã hội rất phức tạp. Huyện có 7 xã, trong đó có 6 xã trước giải phóng nằm trong vùng địch kiểm soát. Dân số hơn 18000 người, trong đó người kinh chiếm hơn 10000, số còn lại là đồng bào dân tộc. Đồng bào Kinh di cư từ miền Bắc vào 1954 và từ các tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi…) đi dinh điền khoảng thời gian 1957 - 1960. Trong số đồng bào Kinh từ miền Bắc vào có 8500 người theo đạo Thiên Chúa, do tuyên truyền xuyên tạc của địch nên lúc này chưa thật tin vào cách mạng.
Có thể nói, thử thách lớn nhất đối với Đảng bộ và chính quyền cách mạng non trẻ của huyện lúc này là trên lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự, an toàn, xã hội. Sau một thời gian nghe ngóng, bọn Fulrô đã tập hợp lực lượng, bàng mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá chính quyền cách mạng. Đến giữa năm 1975, chúng hoạt động mạnh ở một số buôn, bon bằng hình thức vũ trang tuyên truyền, gieo rắc tư tưởng dân tộc hẹp hòi, bí mật cài người vào hệ thống chính trị cơ sở, tổ chức ám sát cán bộ…Cuối năm 1975, hoạt động của bọn Fulrô càng táo tợn, gây tổn thất cho ta về người và của, điển hình vụ dùng bộc phá đánh vào kho của ta ở Đô ri. Đến cuối năm 1976, diện hoạt động của Fulrô chủ yếu ở các buôn, bon, chúng trắng trợn cướp lúa của đồng bào, bắt người vào rừng. Ở vùng biên giới lực lượng Khơmer đỏ thường xuyên xâm nhập lãnh thổ trái phép, thăm dò phản ứng của ta để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh biên giới, đồng thời tiếp tay cho bon Fulrô đánh phá từ trong nội địa. Cùng lúc, một số ngụy quân, ngụy quyền ngoan cố không chịu ra trình diện phối hợp với bon phản động đội lốt tôn giáo, Fulrô chống phá chính quyền cách mạng. Chúng lợi dụng những khó khăn của ta trong ngày đầu giải phóng để tuyên truyền nói xấu chế độ, tung tin Mỹ sẽ trở lai miền Nam và ủng hộ Fulrô lấy lại Tây nguyên. Đối với giáo dân chúng xuyên tạc cách mạng sẽ cấm phát triển đạo, âm mưu dùng các hội đoàn trong tôn giáo làm đối trọng với hoạt động của các thể cách mạng trong vùng giáo, dùng thần quyền để khống chế giáo dân không được tham gia hoạt động xã hội do ta tổ chức, chia rẽ giáo lương, đồng bào kinh với đồng bào dân tộc. Cán bộ cơ sở công tác trong vùng giáo, chúng tìm cách cô lập mua chuộc. Thủ đoạn thâm độc của chúng có lúc gây xáo trộn đời sống nhân dân, làm mất trật tự an ninh vùng đồng bào có đạo.
Phải nói rằng, ngoài những khó khăn khách quan mà nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên và miền Nam sau giải phóng gặp phải, ở Đăk Mil còn gặp những khó
khăn đặc thù của một địa bàn biên giới, miền núi phía Tây Nam tổ quốc, có nhiều dân tộc, tôn giáo, có nhiều lực lượng phản động chống phá, đặc biệt là bọn Fulrô. Do đó, ngay từ ngày đầu giải phóng, cùng lúc Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ quê hương, chiến đấu với kẻ thù ngay trong địa bàn huyện và bon xâm lược bên kia biên giới.
Khó khăn chồng nhưng thuận lợi vẫn là cơ bản. Trải qua một thời gian dài anh dũng chống đế quốc, phong kiến, từ thân phận nô lệ, nay đồng bào các dân tộc Đăk Mil trở thành người làm chủ núi rừng quê hương giàu đẹp, cùng với nhân dân cả nước quyết tâm đi theo con đường tới hạnh phúc, ấm no mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Bản lĩnh chính trị của Đảng bộ được thử thách trong chiến tranh ác liệt, sẽ được phát huy trong thời kì mới. Tuy ở xa Trung ương nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Đăk Mil vẫn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chi viện và tình cảm yêu thương của nhân dân cả nước. Những vốn quý đó sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp Đảng bộ và nhân dân trong huyện vượt qua khó khăn, vững tin trên bước đường đi tới.
Trong năm 2004 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quân và dân các dân tộc trong huyện Đăk Mil thực hiên thắng lợi các nghị quyết của Đảng, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, công tác quốc phòng an ninh ngày càng được củng cố vững chắc, trật tự xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định va tầng bước được nâng cao.
Năm 2004 là năm có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh, huyện nói riêng, tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch chống phá ta bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, gây biểu tình, bạo loạn lật đổ ở các tỉnh Tây Nguyên, tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện.
Đăk Mil là một trong những địa bàn “nóng” của tỉnh Đăk Nông và cũng là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch ra sức chống phá.
Năm 2004 Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyên Đăk Mil có 30465 khẩu, 7 giáo sứ, 8 giáo họ đã có tư cách pháp nhân, 10 linh mục, 13 tu sĩ.Vào thời gian này Thiên Chúa giáo chưa có vấn đề phức tạp gì nỗi lên, hoạt động chủ yếu của đạo giáo này là
cũng cố các ban điều hành, các ban hành giáo, xây dựng cơi nới khuôn viên, nhà thờ, nhà nguyện, tổ chức thu nạp tín đồ, tranh giành ảnh hưởng và gây thanh thế.
Năm 2005 là năm diễn ra nhiều hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước nói chung và của tỉnh Đăk Nông nói riêng. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà nghị quyết Đại hội IX của Đảng, là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội fđại biểu toàn quốc lần thứ X. Trong khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, phản động ra sức thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá ta trên nhiều phương diện, đặc biệt là trên lĩnh vực Tư tưởng – văn hóa. Hiện nay, ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đăk Nông nối riêng đã và đang đối mặt với các thế lực thù địch và bọn phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền; thông qua truyền đạo, kết hợp với các thủ đoạn lừa mỵ, lôi kéo, khống chế, tập hợp quần chúng nhẹ dạ, cả tin để gây biểu tình, bạo loạn lật đổ khi có thời cơ. Một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là lớp than niên bị ảnh hưởng tư tưởng bài kinh, ảo tưởng, cùng với việc chậm giải quyết một số vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của một số bộ phận quần chúng nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở trên đạo bàn huyện.
Năm 2005 Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyên Đăk Mil có 31467 khẩu, 7 giáo sứ, 9 giáo họ đã có tư cách pháp nhân, 10 linh mục, 13 tu sĩ. Nhìn chung các hoạt động của Thiên Chúa giáo trong thời gian này diễn ra bình thường, các tín đồ theo Thiên Chúa giáo chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Năm 2006 là năm có nhiều sự kiện trọng đại, Đảng ta tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ X, quyết định những nhiệm vụ quan trọng giai đoạn 2006 - 2010; năm đầu tiên toàn đảng, toàn quân, toàn dân trong huyện thực hiện Nghị quyết Đại hôi Đảng các cấp, trên cơ sở phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ công sức nhăm đưa huyện nhà phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Trong khi, bối cảnh tình hình quôc tế, đất nước và đị phương có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Đặc biệt, tình hình an ninh chính trị còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, các thế lực không ngừng chống phá ta trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Do đó, công tác chính trị, tư tưởng luôn được huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời có hiệu quả.
Trong năm 2007 tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện Đăk Mil cơ bản được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phẩn làm cho kinh tế huyện có bước tăng trưởng khá, văn hóa xã hội ngày càng khởi sắc, đời sống nhân được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức ráo riết tổ chức các hoạt động chống phá ta trên nhiều lĩnh vực. Chúng thường xuyên lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ nhân quyền, để tuyên truyền, dụ dỗ lôi kéo, mua chuộc, ép buộc một bộ phận nhân dân và tín đồ các tôn giáo chống lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gây không ít khó khăn cho ta trong công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn.
Năm 2007 Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyên Đăk Mil có 34760 khẩu, 7 giáo sứ, 9 giáo họ đã có tư cách pháp nhân, 11 linh mục, 13 tu sĩ. . Nhìn chung các hoạt động của Thiên Chúa giáo trong thời gian này diễn ra bình thường, các tín đồ theo Thiên Chúa giáo chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong năm 2008, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện Đăk Mil vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, diễn biến khó lường, các đối tượng Fulro lưu vong ở nước ngoài tiếp tục chỉ đạo các đối tượng phản động trong nước, đặc biệt là các đối tượng Fulro trong vùng đồng bài dân tộc thiểu số liên tục hoạt động nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động đồng bào biểu tình, bạo loại, vượt biên trái phép qua Campuchia. Qua công tác nắm bắt tình hình và tài liệu trinh sát thu thập được cho thấy, hoạt động kích động, lôi kéo, biểu tình, bạo loạn, vượt biên tại các bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian qua của chúng diễn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều địa bàn trong tỉnh, trong đó có địa bàn huyện Đăk Mil.
Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của ban thường vụ huyện ủy, ban chỉ đạo 156 chủ huyện, sự nắm bắt thông tin kịp thời của các ngành chức năng, sự phối hợp tốt trong công tác vận động quần chúng bám nắm địa bàn của các đội công tác, đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu của các thế lực phản động trong và ngoài nước trên địa bàn huyện, xử lý kịp thời những sự việc xảy ra trên địa bàn huyện, đặc biệt là tình hình an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Do đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua tương đối ổn định.
Năm 2008 Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyên Đăk Mil có 34760 khẩu, 7 giáo sứ, 19 giáo họ đã có tư cách pháp nhân, 15 linh mục, 20 tu sĩ. Nhìn chung các hoạt động của Thiên Chúa giáo trong thời gian này diễn ra bình thường, các tín đồ theo Thiên Chúa giáo chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong năm 2009, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra cơ bản đúng pháp luật, tuân thủ các quy định Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 22 của chính phủ, chấp hành tốt sự quản lí của địa phương. Tín đồ các tôn giáo họa động theo đường hướng gắp bó với dân tộc, tin tưởng vào sự nghiệp do Đảng lãnh đạo.
Tuy nhiên tình hình hoạt động tôn giáo còn nhiền vấn đề phức tạp, trong thời gian này các tôn giáo trên địa bàn huyện tiếp tục các hoạt động củng cố lực lượng, tích cực kêu gọi tín đồ đóng góp vật chất, tiền bạc để đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở thờ tự. Đồng thời xin thành lập các tổ chức tôn giáo cơ sở, đào tạo, phong chức, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc…Tình trạng vi phạm trong xây dựng các cơ sở thờ tự và các hoạt động của các chức sắc trong việc truyền đạo không thông qua chính quyền còn diễn ra ở một số địa phương.
Năm 2009 tổng số tín đồ theo Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyên Đăk Mil là 38459 người chiếm 44,78% dân số toàn huyện. Trong đó, trước 1975 có khoảng 15000 tín đồ; số tín đò là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khoảng 150 người; tín đồ là người dân tộc thiểu số các tỉnh phía bắc di cư tự do vào khoảng 300 người.
Về chức sắc: có 11 Linh mục (01 Linh mục Quản hạt) và 19 nữ tu và tu sỹ.
Về cơ sở thờ tự: có 7 giáo sứ và 11 giáo họ đã dược Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và khoảng 20 giáo khu chưa được công nhận tư cách pháp nhân (các giáo khu này đa số đã có nhà nguyện xây dựng trước năm 1990). Hiện một số đang làm đơn đề nghị cá cấp chính quyền công nhận tư cách pháp nhân.
Trong năm 2009, Thiên Chúa giáo nỗi lên một số vấn đề đáng chú ý:
Ông Vũ Đình Chiến và một số giáo dân thôn Bắc Sơn – xã Đăk Gằn lợi dụng sinh hoạt tôn giáo tự ý xây nhà trái phép.
Tại xã Đăk Săk xuất hiện một nhóm với 10 người theo Thiên Chúa giáo do Võ Quốc Khánh cầm đầu thành lập nhóm với tên gọi “Canh tân đặc sủng”. Giáo lý của nhóm này chủ yếu dựa vào kinh sách của Thiên Chúa giáo biến tướng để rao giảng cho người tham gia cầu nguyện, nếu chỉ ốm đau thì không cần chữa bệnh chỉ cần làm phép xức dầu hoặc uống vài giọt và cầu nguyện thì khỏi bệnh (dầu xức và uống là dầu ăn
Trường An) và đã thu nạp được gần 400 tín đồ, trong đó có cả tín đò theo Đạo Thiên