Đăk Mil hiện nay.
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, trong những năm qua, cấp ủy Đảng và Chính quyền, đoàn thể trong huyện đã có tư tưởng nhất quán là tôn trong quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, đã quan tâm chỉ đạo và kịp thời xử lí đúng đắn những vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị trên địa bàn huyện.
Công tác vận động đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc…đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, đã hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo hoạt động theo đường hướng hành đạo, tuân thủ pháp luật và ngày càng gắn bó với dân tộc, với đất nước, hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Một số tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đã xây dựng tổ chức, phát triển hội viên, xây dựng được cốt cán ở cơ sở làm nòng cốt cho công tác phát động quần chúng ở vùng đồng bào tôn giáo, tích cực tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện sống “Tốt đời đep đạo”, tham gia phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Xóa đói, giảm nghèo”.
Công tác quản lí Nhà nước đối với hoạt tôn giáo được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ hơn, chính quyền các cấp đã xử lý và giải quyết các nhu cầu chính đáng của tôn giáo nói chúng và Thiên Chúa giáo nói riêng theo các quy định của Nhà nước, hướng đẫn giúp đỡ các hoạt động tôn giáo phù hợp với các quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường công tác phát động quần chúng đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá hoạt động của Đàng và Nhà nước ta, giữ vững được ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc chỉ đạo, quản lí đối với các hoạt động tôn giáo, vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết nhược điểm như:
Nhận thức về chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và quy
định của Nhà nước về công tác tôn giáo, dẫn đến trong chỉ đạo và thực hiện còn nhiều trường hợp thiếu đồng bộ.
Công tác vân động quần chúng, trang thủ chức sắc còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vau trò và tiềm năng của đồng bào có đạo trong việc tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Chưa xây dựng được nhiều cơ sở cốt cán trong vùng đòng bào tôn giáo, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Công tác quản lý Nhà Nước về các hoạt động tôn giáo còn nhiều bất cập, lúng túng, có lúc, có nơi chủ quan, nóng vội, giản đơn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo, có nơi lại hữu khuynh, thụ động hoặc buông lỏng quản lý nên hoạt động tôn giáo trái phép diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
Các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà Nước về tôn giáo chậm được cụ thể hóa, công tác tôn giáo chậm đổi mới nội dung và hình thức hoạt động nên để các tôn giáo lôi kéo một số quần chúng khá đông hình thành các tổ chức hội đoàn bất hợp pháp hoạt động lấn lướt chính quyền cơ sở, huy động quyên góp, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép.
Trong xử lý thường nặng về biện pháp hành chính, xem nhẹ công tác vận động giáo dục, nâng cao giác ngộ cách mạng cho quần chúng. Có thời điểm chưa làm tốt công tác đấu tranh, xử lý các đối tượng phản động lợi dụng Tin lành để hoạy động chống phá nên để xảy ra vượt biên.
Nguyên nhân của tình hình trên là do:
Một số Cấp Ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về công tác tôn giáo, chưa thấy hết tính chất phức tạp của hoạt động tôn giáo khi nó vừa là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo vừa là nơi các thế lực thù định lợi dụng để lôi kéo quần chúng chống phá cách mạng. Do đó, chưa đề ra các biện pháp chỉ đạo tích cực phù hợp với diễn biến tình hình ở địa phương, trong chỉ đạo, quản lý các hoạt động tôn giáo, có nơi có biểu hiện nóng vội, chủ quan giản đơn, duy ý chí trong giải quyết những vấn đề có liên quan đến tôn giáo, có nơi lại hưu khuynh, buông lỏng quản lý hoặc lúng túng bị động trong quá trình giải quyết khi có những vấn đề tôn giáo phức tạp nảy sinh.
Hệ thống chính trị ở cơ sở còn yếu, chưa nắm chắc tình hình hoạt động của tôn giáo. Tổ chức đoàn thể các cấp chưa thật sự quan tâm, đặt vấn đề đúng với công tác vận động, tập hợp quần chúng giáo dân, tín đồ, chưa làm tốt việc xây dựng cơ sở cốt cán trong vùng đồng bào tôn giáo.
Bộ máy làm công tác quản lý Nhà Nước về hoạt động tôn giáo chưa được kiện toàn đủ mạnh, năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chưa ngang tầm với nhiệm vụ, chưa nhạy bén nên việc theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo chưa kịp.
Đặc biệt là, một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức hoạt động và truyền đạo trái phép. Một số đối tượng phản động, cực đoan lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống chính quyền, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây mất ổn định an ninh chính trị trên địa bàn huyện.
Việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan vẫn diến ra, việc lén lút huy động tín đồ đóng góp để hoạt động tôn giáo, việc xây dựng cơ sở thờ tự trái phép vẫn còn diễn ra khá phổ biến.