Hiện trạng nguồn nhân lực an toàn thông tin tại Bắc Kạn

Một phần của tài liệu quy hoạch an toàn thông tin số tỉnh bắc kạn giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 47)

1. HIỆN TRẠNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN SỐ TẠI TỈNH BẮC KẠN

1.3. Hiện trạng nguồn nhân lực an toàn thông tin tại Bắc Kạn

Để đảm bảo được ATTT, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, việc đầu tư phát triển nguồn lực con người đóng vai trò nòng cốt. Các nghiên cứu và báo cáo gần đây đều chỉ rõ một trong các nguyên nhân chính gây mất ATTT là yếu tố con người. Có báo cáo còn chỉ ra lỗi do con người chiếm tới 62% (52% lỗi do con người nói chung + 10% do người không trung thực làm việc trong các tổ chức). Trong khi đó vấn đề kỹ thuật cũng chỉ chiếm 10%. Điều đó cho thấy vấn đề nguồn nhân lực trong đảm bảo ATTT không chỉ là các chuyên gia về an toàn thông tin mà còn bao gồm cả người dùng.

1.3.1. Tình hình nhân lực trong đảm bảo an toàn thông tin tại các cơ quan Đảng, nhà nước tại tỉnh Bắc kạn

Theo Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT tronghoạt động cơ quan nhà nước số 63/BC-STTTT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn, tổng số các bộ chuyên trách về an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh là 26 người. Hầu hết các cơ quan đều có nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ thông tin từng bước đã được ứng dụng trong điều hành quản lý ở các cơ quan Đảng và Nhà nước đem lại hiệu quả ban đầu,

tạo nền tảng cho việc hình thành cơ quan điện tử để có thể thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian tới; đội ngũ cán bộ bắt đầu làm việc qua hệ thống máy tính.

Tuy nhiên, nhìn chung, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh còn thiếu về số lượng, chất lượng thấp. Chưa có nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Phần lớn cán bộ, công chức mới chỉ được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; hầu hết cán bộ cấp xã chưa được đào tạo về công nghệ thông tin. Trong các cơ quan Đảng, Nhà nước của tỉnh hiện mới có khoảng 30 cán bộ có trình độ đại học/cao đẳng CNTT.

1.3.2. Tình hình nhân lực đảm bảo an toàn thông tin trong các tổ chức/doanh nghiệp

Một số tổ chức/doanh nghiệp lớn trong nhóm này đã xây dựng bộ phận chuyên trách về ATTT. Tuy nhiên, số lượng cán bộ vẫn còn ít. Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có cán bộ chuyên trách về ATTT mà chủ yếu là cán bộ CNTT, quản trị mạng kiêm nhiệm chức năng ATTT.

1.3.3. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực về An toàn thông tin hiện nay

Cùng với sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - Truyền thông, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh cũng có sự chuyển biến tích cực. Thực hiện chỉ thị 58- CT/TW nhận thức về công nghệ thông tin của các ngành các cấp có sự phát triển rõ rệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cũng được quan tâm. Công tác bồi dưỡng, đào tạo cho các cán bộ theo Dự án thành phần trong hai Đề án 47 và Đề án 112 đã được triển khai:

Tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn:

Tổ chức đào tạo được 29 lớp với 580 cán bộ công chức (chiếm 45%), đảm bảo yêu cầu của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ (ít nhất có 40% cán bộ công chức được tham gia đào tạo).

Tại Văn phòng Tỉnh uỷ:

Công tác đào tạo, nâng cao kiến thức về tin học cơ bản, mạng LAN và ứng dụng dùng chung trên Lotus Notes cho cán bộ, chuyên viên các cơ quan Đảng được quan tâm. Năm 2006, mở 1 lớp đào tạo cán bộ quản trị mạng cấp huyện. Hình thức đào tạo đa dạng, linh hoạt, có lớp mở tại tỉnh hoặc tại các đơn vị nên đã tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia lớp tập huấn và chất lượng đào tạo đạt kết quả tốt.

Nhìn chung tại các Sở, Ban, Ngành, huyện/thị và các cơ quan Đảng: Cán bộ được đào tạo tại các trung tâm, bồi dưỡng đã sử dụng được máy vi tính trong công tác hàng ngày ở các cấp độ khác nhau, số lượng người có trình độ về công nghệ thông tin tập trung trong các cơ quan này rất ít chủ yếu là trình độ A, B. Trong thời gian tới để sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu chung trong cải cách hành chính Nhà nước và Chính phủ điện tử thì việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài; việc tạo ra đội ngũ kế thừa trong quá trình hội nhập và phát triển rất cần thiết.

Một phần của tài liệu quy hoạch an toàn thông tin số tỉnh bắc kạn giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w