Do khu vực nghiên cứu có lòng sông sâu và rộng, dòng chảy lớn nên các dạng công trình dân gian, đơn giản, bán kiên cố không phù hợp để áp dụng. Đồng thời dựa trên kết quả tính dự báo các vùng có nguy cơ (mặc dầu kết quả này còn thiếu về phía bờ sông Long Thuận và Hồng Ngự), nhưng đã chỉ ra rằng, ở phía đầu và đuôi cù lao đều có nguy cơ sạt lở cao. Chính vì vậy, các phương án đưa ra để điều chỉnh và ổn định đoạn sông bằng giải pháp công trình có thể tóm tắt như sau:
1- Giữ nguyên tỷ lệ lưu lượng giữa 2 nhánh như hiện nay, bảo vệ các khu vực có nguy cơ sạt lở.
2- Điều chỉnh một phần tỷ lệ lưu lượng giữa 2 nhánh, sau đó kết hợp với các công trình bảo vệ mái bờ sông.
3- Điều chỉnh hoàn toàn tỷ lệ lưu lượng giữa 2 nhánh để đạt trạng thái ổn định. Xuất phát từ 3 quan điểm đó, học viên dự kiến các phương án xây dựng công trình như sau:
Phương án 1 : Bảo vệ mái bờ sông ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao
Các hạng mục công trình bao gồm:
− Kè gia cố để ổn định và bảo vệ ở đầu cù lao L = 3000m.
− Kè lát mái gia cố bờ trái nhánh HN-LK với chiều dài L = 2000 m. − Kè lát mái gia cố bờ phải nhánh LK-LT với chiều dài L = 2500 m. − Kè gia cố, bảo vệ ở đuôi bãi cù lao Long Khánh L = 1000m.
Hình 4.1. Bố trí công trình phương án 1
Phương án 2 : Bảo vệ trực tiếp kết hợp với hướng dòng để thay đổi tỉ lệ dòng chảy
Các hạng mục công trình bao gồm:
− Kè gia cố để ổn định và bảo vệ ở đầu cù lao L = 2500m.
− Mỏ hàn hướng dòng ở bờ phải Tân Châu để hỗ trợ hướng dòng chảy vào lạch trái Hồng Ngự.
− Kè lát mái gia cố bờ trái nhánh HN-LK với chiều dài L = 2000 m. − Kè lát mái gia cố bờ phải nhánh LK-LT với chiều dài L = 2500 m. − Kè gia cố, bảo vệ ở đuôi bãi cù lao Long Khánh L = 1000m. Phương án 3: Chỉ sử dụng mỏ hàn hướng dòng
Hình 4.3. Bố trí công trình phương án 3 Các hạng mục công trình bao gồm:
− Mỏ hàn hướng dòng ở bờ phải Tân Châu để hỗ trợ hướng dòng chảy vào lạch trái Hồng Ngự.
Phương án 4 : Sử dụng công trình ngầm để tạo thay đổi tỷ lệ dòng chảy
Hình 4.4. Bố trí công trình phương án 4
− Đây là phương án dự kiến sử dụng công trình dạng công nghệ mới (Bottom vanes), dạng công trình này đã được ứng dụng khá nhiều ở các nước như Bangladesh, được nghiên cứu khá chi tiết như ở Hà Lan, Mỹ.
− Ưu điểm nổi bật của công trình này là nằm ở dưới đáy sông, tái tạo lại khu vực xói ở phía bờ lồi và bồi lắng ở phía bờ có nguy cơ sạt lở. Nhìn từ trên mặt nước, người nhìn sẽ không nhìn thấy công trình, có khả năng thân thiện với môi trường tốt, kinh phí tiết kiệm đáng kể.
− Nguyên lý hoạt động, sau khi dòng chảy có tốc độ lớn hướng về phía bờ lõm gây nên đào xói và dòng chảy sát đáy sông mang bùn cát đi sẽ bị công trình ngăn lại. Đồng thời tạo ra các hố xói phía đuôi của công trình để gây xói phía bờ đối diện.
− Nhược điểm của công trình này, là công trình ngầm nên có thể ảnh hưởng đến giao thông thủy và đánh bắt cá.