Chỉnh trị sông khu vực có cù lao là một trong những nhiệm vụ khó và đòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tài liệu và cơ sở dữ liệu vững chắc. Trong chương 4 này, học viên đã thừa kế khá nhiều tài liệu và cơ sở dữ liệu của Viện KHTL miền Nam, những nghiên cứu trước đây về vùng của TS. Trần Bá Hoằng, GS.TS Lương Phương Hậu, PGS.TS. Lê Mạnh Hùng. Tuy nhiên phần mô hình toán mô phỏng và tính toán các phương án, em đã sử dụng thành thạo MIKE21FM và độc lập tính toán để đưa ra các kết quả tính khác nhau và là cơ sở quan trọng để lựa chọn các phương án.
Qua tính toán cho ta thấy rằng :
- Việc sử dụng kè hướng dòng để điều chỉnh tỷ lệ phân lưu ở khu vực 2 nhánh sông là kém hiệu quả. Vị trí không đặt kè hướng dòng cũng không có nhiều tác dụng so với việc kéo dài chiều dài kè.
- Để chuyển được nước từ nhánh Long Thuận sang nhánh Hồng Ngự, chiều dài kè hướng dòng tối đa là 700m, điều này hoàn toàn không khả thi và ảnh hưởng đến việc làm co hẹp dòng sông.
- Phương án công trình ngầm (Bottom Vanes) cho kết quả khá khả quan, tuy nhiên cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về loại kết cấu này.
- Phương án hợp lý hơn các phương án khác để chỉnh trị khu vực cù lao Long Khánh là phương án 2, đây là phương án vừa kết hợp bảo vệ các vị trí bị sạt lở, vừa hướng dòng chảy để tỷ lệ nước từ nhánh Long Thuận giảm và nhánh Hồng Ngự tăng lên so với hiện trạng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Học viên đã tiến hành nghiên cứu từ tổng thể đến chi tiết về cù lao Long Khánh, đã tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu về vấn đề chỉnh trị sông, động lực học dòng sông. Đặc biệt trong quá trình làm luận văn của mình, học viên đã biết sử dụng thành thạo phần mềm MIKE 21FM và GeoSlope, là hai công cụ chính để hoàn thiện luận văn của mình, một số kết luận cơ bản được rút ra trong quá trình học tập như sau:
- Hiện trạng sạt lở của khu vực cù lao Long Khánh đã và đang diễn ra rất mạnh liệt, điều này ảnh hưởng đến tỉ lệ phân lưu giữa các nhánh, làm thay đổi chế độ dòng chảy, bùn cát, và biến đổi lòng dẫn phía hạ du công trình;
- Dự báo được các khu vực sạt lở là việc làm rất thiết thực, vừa giúp ích cho việc quản lý, di dời dân, đồng thời tránh được các thiệt hại do sạt lở đem lại. Sử dụng kết hợp giữa mô hình MIKE21FM và GeoSlope có thể làm được điều này, mặc dù khối lượng tính toán hơi thủ công, nhưng hạn chế được các tồn tại mà các mô hình toán đang gặp phải hiện nay.
- Chỉnh trị sông khu vực cù lao Long Khánh, nếu chỉ sử dụng phương pháp kè hướng dòng để điều chỉnh tỉ lệ dòng chảy không có tính khả thi cao, chiều dài kè hướng dòng có thể lên đến 700m. Chính vì vậy, để cho cù lao Long Khánh ổn định, cần thiết phải kết hợp giữa phương án kè mỏ hàn hướng dòng và kè bảo vệ bờ ở các vị trí có nguy cơ sạt lở.
- Công trình ngầm (Bottom Vanes) cho thấy sự tác dụng khá lớn đối với sông vị trí khu vực Long Khánh, cần thiết phải được nghiên cứu sâu hơn về công trình này.
- Mặc dù thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, nhưng học viên đã cố gắng tối đa và phát huy hết năng lực của mình để hoàn thành, nhiều điểm còn thiếu sót
ở trong luận văn này sẽ được học viên tiếp tục học hỏi và tìm hiểu, đồng thời những ý kiến đóng góp của các thầy sẽ làm cho học viên phát triển tốt hơn. NHỮNG KIẾN NGHỊ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
- Tài liệu thực đo khu vực về địa hình, thủy văn còn hạn chế, vì vậy phải sử dụng kết quả của mô hình MIKE 11 để tiến hành xây dựng biên tính toán cho mô hình MIKE 21FM nên độ chính xác của kết quả dự báo chưa được cao. Để phục vụ cho công tác nghiêc cứu diễn biến xói bồi ở ĐBSCL thì cần phải duy trì đo đạc tài liệu về địa chất, địa hình, thủy văn, bùn cát của lòng dẫn. - Ứng dụng các công nghệ, công cụ dự báo mới, đơn giản với độ chính xác cao
khi có đầy đủ kinh phí.
- Kế thừa, rút kinh nghiêm từ các giải pháp đã có sẵn, tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ mới có tính khả thi cao, giá thành rẻ, áp dụng được rộng rãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
[1]. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Nghĩa Hùng (2006) “Ứng dụng công thức kinh nghiệm Hickin & Nanson dự báo sạt lở bờ sông Cửu Long” Tuyển tập kết quả nghiên cứu Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam.
[2]. TSKH Trần Mạnh Liểu viện KHCN xây dựng và các cộng sự, báo cáo khoa học “Phương pháp đánh giá dự báo khả năng sạt lở bờ sông theo tiêu chí tích hợp các yếu tố điều kiện kỹ thuật tự nhiên vùng ven sông”.
[3]. Trường đại học KHTN thuộc ĐHQG TP.HCM. “Nghiên cứu dự báo xói lở bờ sông bằng địa vật lý công nghệ không phá hủy Georadar”.
[4]. GS.TS. Lương Phương Hậu và PGS.TS. Lê Mạnh Hùng báo cáo tổng hợp đề tài KC.08.14/06 -10 “Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đọan trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ”.
[5]. Lê Ngọc Túy “Xói lở cục bộ trên sông Hồng và dự báo cho đoạn sông cong” tập san VKHTL Hà Nội 1984.
[6]. Vũ Tất Uyên “Công trình bảo vệ bờ” Viện KHTL Hà Nội 1991.
[7]. Lê Mạnh Hùng & NNK báo cáo tổng kết dự án KHCN cấp nhà nước “Nghiên cứu dự báo phòng chống xói lở bờ sông Cửu Long” Viện KHTL Miền Nam TPHCM 2001.
[8]. Trần Văn Mẫn, Paul Trương “Những thành công và thất bại sao 10 năm ứng dụng hệ thống cỏ Vetiver trong công tác chống xói mòn tại Miền Trung Việt Nam”. [9]. Lương Phương Hậu “Chỉ dẫn kỹ thuật công trình chỉnh trị sông”
[10]. TS. Trịnh Công Vấn “Công nghệ thiết kế thi công và chế tạo thảm cát ở Việt Nam để bảo vệ bờ sông tại Đồng Bằng Sông Cửu Long” công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 6/2010.
[11]. Nguyễn Viết Trung, Vũ Minh Tuấn “Geotube công nghệ bảo vệ bờ và lấn biển” nxbxd 2013.
[12]. QCVN 04-05 : 2012/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình Thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế”
[13]. Lê Mạnh Hùng & nnk (2004), “Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”, của tác giả PGS.TS Lê Mạnh Hùng Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam, tên đề tài KC.08.15.
[14]. http://hongngu.dongthap.gov.vn
[15]. Hà Quang Hải “Tai biến xói lở-bồi tụ lòng sông Tiền đoạn Tân Châu-Hồng Ngự từ góc nhìn của địa mạo học” Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Địa Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
[16]. Phạm Thành Nam, Nguyễn Đình Lương, Lương Phương Hậu “Thủy lực học công trình chỉnh trị sông” nxbxd 2010.
[17]. PGS.TS. Đỗ Văn Đệ “Phần mềm slope ứng dụng vào tính toán ổn định trượt sâu công trình” nxbxd 2012.
[18]. Tiêu chuẩn ngành 22TCN 207-92 “công trình bến cảng biển tiêu chuẩn thiết kế”.
[19]. http://www.thuyloivn.com/2010/06/9.html [20]. Nguồn: Tạp chí KH&CN Thủy lợi.
[21]. TS. Trần Bá Hoằng “ Nghiên cứu diễn biến và giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch-ứng dụng cho sông Cửu Long”.
Tiếng Anh
[22]. DHI (2003), MIKE21 river mophology module user guide.
[23]. Geoslope user guide manual, Geoslope international ltd, alberta, Canada. www.geo-slope.com.
[24]. Andrew Simon, Andrea Curini, Robert Thomas and Eddy, bank stability and toe erosion model, USDA-ARS-NSL watershed physical processes research unit,P.O. box 1157, Oxford, MS 38655, USA.
[25]. Hickin EJ and Nanson.G.C (1984), Lateral Migration rates of river bands, ASCE, 110,1557-1567.
[26]. Sarker (2002), Developing and updating empirical methods for predicting morphological changes of the jamuna river, EGIS technical note Series 29 Dhaka.