GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU DỰ BÁO SẠT LỞ TẠI KHU VỰC CỰ LAO LONG KHÁNH TRÊN SÔNG TIỀN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ (Trang 46)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Cù lao Long Khánh và vùng phụ cận thuộc địa bàn của huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp và thị xã Tân Châu của huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Cù lao Long Khánh gồm 2 xã Long Khánh A và Long Khánh B với diện tích đất tự nhiên khoảng 2909 ha, dân số trung bình là 29335 người (năm 2010).

Tân Châu là thị xã của huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Tân Châu có diện tích đất tự nhiên khoảng 17664,64 ha, với dân số trung bình là 172088 người, mật độ dân số khoảng 974 người/km2.

Hồng Ngự là một huyện biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng Tháp, với diện tích 20973,7 ha đất tự nhiên, chiếm 6,21% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Dân số năm 2010 là 145431 người, với mật độ trung bình 693 người/km2, chiếm 3,78% dân số toàn tỉnh.

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hồng Ngự là thị xã thuộc tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý 10048’28’’N; 105020’20’’E. Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, nằm bên bờ hữu sông Tiền, có tọa độ địa lý 100 48’23’’N; 105014’ 38’’E.

Tân Châu ở cách biên giới VN-CPC khoảng 13km, cách bờ biển theo đường thẳng khoảng 200km, theo đường sông khoảng là 237km.

Huyện Hồng Ngự nằm ven sông Tiền, với đường biên giới giáp Campuchia dài 18km, phía nam giáp huyện Thanh Bình, phía đông giáp thị xã Hồng Ngự và huyện Tam Nông, phía tây giáp tỉnh An Giang. Huyện cách trung tâm tỉnh ly khoảng 68 km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi qua nối liền huyện Hồng Ngự với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với một mạng lưới sông, rạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, quan hệ đối ngoại, vận chuyển hàng hóa, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng khác trong và ngoài tỉnh.

2.1.1.2. Đặc điểm chung về địa hình, địa mạo

Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, được chia thành 2 vùng:

- Vùng cao ven sông Tiền: Địa hình có cao độ phổ biến từ 0,1m - 2,5m, cao nhất trên 4m. Riêng khu vực ven sông tiền ở các xã cù lao có địa hình tương đối cao hơn. Dân cư tập trung đông, trồng các loại cây ăn quả và rau màu.

- Vùng địa hình đồng bằng thấp trũng: Bao gồm khu vực thấp, bằng đến trũng nằm bên đất liền và khu vực nằm giữa các cù lao (địa hình lòng chảo, hướng dốc từ sông vào) cao độ phổ biến từ 1,8-2,5m, khu vực cù lao cao hơn 2-2,5m. Ở đây chủ yếu là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra khu vực này còn có nhiều cồn với diện tích không ổn định do bồi mới và sạt lở hàng năm. Nhìn chung đặc điểm địa hình tương đối đồng nhất, mang đặc điểm chung của địa hình đồng bằng nên có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên khu vực thường bị xảy ra sạt lở, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.1.3. Địa chất công trìnha. Phân lớp đất nền a. Phân lớp đất nền

Căn cứ vào kết quả khoan khảo sát địa chất ở thực địa (khoan 01 hố độ sâu 19.0m) và kết quả thí nghiệm các đặc trưng cơ lý của đất nền, trong phạm vi khảo sát, có thể phân lớp ra các lớp đất nền như sau:

- Lớp 1a: Đất đắp

Lớp đất đắp sét màu xám nâu, vàng, bở rời. Phân bố từ mặt đất tự nhiên đến độ sâu 1.9m. Không lấy mẫu thí nghiệm lớp này.

- Lớp 1: Sét, màu xám xanh, xám vàng nhạt

Lớp Sét, màu xám xanh, xám vàng xuất hiện ngay dưới lớp 1a đến độ sâu 4.5m, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy.

- Lớp 2: Bùn sét kẹp cát, màu xám xanh, xám đen

Lớp bùn sét pha, màu xám xanh, xám đen xuất hiện dạng thấu kính cát mịn phân bố không đều.

b. Đặc trưng cơ lý của các lớp đất nền

Từ kết quả thí nghiệm các đặc trưng cơ lý của các mẫu đất ghi trong biểu thí nghiệm, bảng tổng hợp và kết quả phân chia các lớp đất nền. Sau đó tiến hành tính toán được giá trị trung bình, giá trị tiêu chuẩn và trị tính toán của các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng cho từng lớp đất theo tiêu chuẩn TCXD 74-87 được ghi trong bảng 2-1(do

Viên KHTLMN cung cấp).

Bảng 2 1. Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất nền

TT Đặc trưng cơ lý của các lớp đất nền Lớp 1 Sét Lớp 2 Bùn sét 1 Số mẫu thí nghiệm n 12 3 2 Thành phần cỡ hạt % Hạt sỏi sạn 0.0 0 Hạt cát 10.2 11.97 Hạt bụi 42.5 43.21 Hạt sét 47.3 44.82 3 Độ ẩm tư nhiên W, % 42.42 54.39 4 Dung trọng tự nhiên γw, T/m3 1.695 1.645

5 Dung trọng bão hòa γbh, T/m3

1.746 1.665 6 Dung trọng khô γc, T/m3 1.190 1.066 7 Tỷ trọng ∆ 2.679 2.66 8 Độ bão hòa G, % 90.8 96.6 9 Độ rỗng n, % 55.6 59.9 10 Hệ số rỗng εo 1.252 1.498 11 Giới hạn chảy WL, % 48.19 45.83 12 Giới hạn dẻo WP, % 28.42 26.56 13 Chỉ số dẻo IP, % 19.77 19.27 14 Độ nhão B 0.70 1.45 15 Góc ma sát trong t. chuẩn: ϕtc, (độ) 6o46 3o52 16 Lực dính tiêu chuẩn: Ctc, kG/cm2 0.165 0.067 Góc ma sát tính toán gh I ϕItt, (độ) 5o43 3o05 Lực dính tính toán gh I CI tt, kG/cm2 0.135 0.062 Góc ma sát tính toán gh II ϕIItt, (độ) 6o13 3o26 Lực dính tính toán ghII CIItt, kG/cm2 0.112 0.065

2.1.1.4. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khu vực cù lao Long Khánh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố về khí hậu, khí tượng có sự phận hóa rõ rệt theo mùa.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với hướng gió thịnh hành là gió mùa Tây - Nam.

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với hướng gió mùa Đông - Bắc.

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm của khu vực khá cao khoảng 270C. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 380C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất năm là 200C.

b. Độ ẩm

Đây là vùng có độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, trung bình là 83% , cao nhất là 100%, thấp nhất là 41%. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa từ 81-87% và mùa khô 78-82%.

c. Số giờ nắng

Long Khánh là khu vực có số giờ nắng cao, bình quân 2730 giờ (bình quân 7 giờ/ngày). Số giờ nằng trung bình vào mùa khô 7,6-9,1 giờ/ngày, vào mùa mưa 5,1- 7,1 giờ/ngày.

d. Độ gió

Trong năm có hai hướng gió chính:

- Gió mùa Tây-Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 11 từ Vịnh Thái Lan vào mang nhiều hơi nước nên gây mưa.

- Gió mùa Đông-Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau từ lục địa nên khô hanh. Tốc độ gió trung bình năm từ 1-1,5 m/s, lớn nhất là 17 m/s.

e. Lượng mưa

- Phân bố: Lượng mưa trung bình năm là 1378mm và phân bố không đều trong năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80-90% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng mùa mưa lượng mưa bình quân tháng vượt 100mm, các tháng 8, 9 vượt quá 250mm tạo ra ngập úng trên diện rộng. Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào các tháng chuyển tiếp (tháng 12-4) chiếm khoảng (80÷90)%, lượng

mưa mùa khô trung bình tháng (15÷16)mm, đặc biệt các tháng 1, 2, 3 hầu như

- Số ngày mưa: Trung bình mỗi năm có 78÷98 ngày mưa. Mùa mưa trung

bình có 12÷15 ngày mưa trong tháng, mùa khô từ 3÷4 ngày. Trong tháng 9, 10 số

ngày mưa nhiều nhất 11÷15 ngày, tháng 2 có số ngày mưa ít nhất dưới 1 ngày.

f. Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi hàng năm khá cao, phân hóa rõ rệt theo mùa. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1165mm. Lượng bốc hơi cao nhất 2580mm và nhỏ nhất 361mm. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn, tháng 10 có lượng bốc hơi nhỏ nhất.

2.1.1.5. Điều kiện về thủy văn

Cù lao Long Khánh chịu ảnh hưởng dòng chảy thủy văn theo 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.

- Mùa lũ thường bắt đầu từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kênh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12. Những năm lũ lớn, nước lên tận cả sân vườn, quốc lộ, làm cho nhà cửa, trường học, trạm xá bị ngập sâu trong nước.

- Mùa cạn bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm, mực nước trên các sông xuống thấp. Trên các con kênh, nước rút cạn chỉ còn đục ngầu một màu bùn đất. Nước cạn làm cho lòng kênh nhỏ lại, lộ ra những bãi bùn chạy dài.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Diện tích, dân số

Huyện Hồng Ngự gồm 11 xã: Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Tiền, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A, Long Khánh B.

Bảng 2 2. Diện tích, mật độ, dân số trung bình của các xã huyện Hồng Ngự năm 2010[14]

(Km2) (Người) (Người/km2)

Tổng 209,74 144.536 689

Thường Phước 1 34,41 20.055 583

Thường Phước 2 15,31 10.188 666

Thường Thới Hậu A 13,54 7.517 555

Thường Thới Hậu B 14,42 7.822 542

Thường Thới Tiền 30,59 14.277 467

Thường Lạc 8,51 3.198 376 Long Khánh A 19,6 16.652 850 Long Khánh B 9,49 11.683 1.231 Long Thuận 20,15 18.781 932 Phú Thuận A 19,5 16.527 847 Phú Thuận B 24,21 17.836 737

2.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Huyện Hồng Ngự mang nét đặc trưng của một độ thị nông nghiệp. Do có đường biên giới giáp Campuchia nên có nhiều tiềm năng phát triển hàng hóa với thế mạnh là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ.

Riêng với cù lao Long Khánh với vị trí nằm giữa dòng của phần hạ nguồn sông Mê Kông, là điểm giữa của vùng Tân Châu - Châu Đốc và vùng Hồng Ngự - Đồng Tháp. Được phù sa bồi đắp nên nghành nghề chính ở đây là nông nghiệp. Đất cù lao được phù sa sông Tiền bồi đắp thường xuyên nên khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây trồng. Đây cũng là thủ phủ trồng bắp của tỉnh Đồng Tháp.

2.1.2.3. Văn hóa xã hội

Bảng 2 3. Số hộ nghèo tính đến ngày 31/12/2010

Xã Hộ nghèo So với số hộ địa phương (%)

Hộ cận nghèo

So với số hộ địa phương (%)

Long Khánh A 825 4,95 288 1,73

Long Khánh B 582 4,98 187 1,6

Trong năm 2010 huyện đã đưa đi xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm cho 1025 người ở 2 xã Long Khánh A và Long Khánh B. Cũng trong năm 2010 huyện đã công nhận 3744 gia đình văn hóa, 5 ấp văn hóa cho xã Long Khánh A và 2588 gia đình văn hóa, 3 ấp văn hóa cho xã Long Khánh B. Tới cuối năm 2012 hai xã đã có trên 3000 hộ dân được công nhận đạt chuẩn gia đình văn hóa chiếm 96%, cả 3 ấp đều đạt văn hóa trong đó có 2 ấp đạt liên tục từ 5 đến 6 năm liền.

Hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng hoàn thiện. Toàn xã Long Khánh B xã có gần 12km đường nông thôn được nhựa hóa và rải đá tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn, an ninh chính trị, xã hội được giữ vững ổn định.

Cù lao Long Khánh nổi tiếng với di tích lịch sử văn hóa lâu đời là Đình Long Khánh ở ấp Long Hậu, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự. Đây là nơi vui chơi, sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng. Đình nằm bên cạnh bờ sông nên cứ lũ về đình lại bị đe dọa bởi nguy cơ sạt lở. Nhân dân và chính quyền đã quyên góp công và của để xây dựng bờ kè bằng những cọc dừa, được trồng xuống cùng với bê tông làm bờ có chiều dài trên 150m để gia cố bờ sông bảo vệ đình. Nhưng trên 200 cây dừa trong tổng số 300 cây cùng cát, đá đã bị dòng nước cuốn trôi, sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng ăn sâu vào bờ. Để đình tồn tại và phát trển ủy ban huyện Hồng Ngự đã “Tổ chức thi công động thổ khởi công đình Long Khánh” ở vị trí mới thuộc ấp Long Hậu, xã Long Khánh A vào ngày 08/04/2011 để bảo vệ di sản văn hóa của vùng.

2.2. HIỆN TRẠNG SẠT LỞ KHU VỰC CÙ LAO LONG KHÁNH2.2.1. Hiện trạng sạt lở 2.2.1. Hiện trạng sạt lở

Cù lao Long Khánh chia sông Tiền thành 2 nhánh: Nhánh trái (cù lao Long Khánh - Thường Thới Tiền - Hồng Ngự) là một đoạn sông cong dài khoảng 15km, đỉnh cong tại Ấp Thị, xã Thường Lạc. Còn nhánh phải (cù lao Long Khánh - Long Thuận) cũng là một đoạn sông hơi cong có bờ lõm nằm bên địa phận xã Long Thuận có chiều dài khoảng 11,6km. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở làm mất tài sản, đất đai, nhà cửa, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Phía bờ tả sông Tiền thuộc nhánh trái (trong thời gian từ 1975-1995)[15], dòng chủ lưu ép sát vào bờ làm sạt lở diễn ra thường xuyên trong nhiều năm nay ở xã Thường Thới Tiền với cường độ lấn vào bờ hàng chục mét mỗi năm, kéo dài trong nhiều năm, làm mất rất nhiều đất đai, nhiều hộ dân phải di dời.

giữa bờ tả sông Tiền và bờ Nam nhánh trái ở Hồng Ngự. Sạt lở xảy ra nhanh, khối đất dài 70m và rộng 40m nhanh chóng bị chìm vào dòng nước gây ra thiệt hại to lớn về người và của. Vụ sạt lở làm chết 10 người, 8 người bị thương. Sạt lở làm mất trụ sở hội đồng nhân dân huyện, nhà khách, kho bạc huyện, 13 trụ sở làm việc của huyện và 50 hộ dân phải di dời, nhiều tài sản, hồ sơ tài liệu của huyện bị chìm mất cùng với nhiều công trình công cộng, dân dụng, đường sá, đường điện...

Nhánh phải (cù lao Long Khánh - Long Thuận) sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở bờ hữu thuộc xã Long Thuận, Phú Thuận B (hình 2.1) với nhiều vị trí sạt lở ăn vào bờ từ 10÷30m, một số vị trí đã làm sạt lở gần hết đường giao thông. Trong năm 2010 xảy ra sạt lở gần 1km bờ sông làm đứt thêm 30m đường nhựa, đường giao thông liên xã bị đứt đoạn.

Sạt lở ở Hồng Ngự năm 2000 Sạt lở tại khu vực xã Long Thuận tháng 5-2007

Sạt lở tại khu vực xã Phú Thuận B tháng 5-2007

Hình 2.1. Sạt lở bờ ở Long Thuận, Hồng Ngự

a. Sạt lở tại đầu cù lao Long Khánh 5/2007

b.Sạt lở tại đuôi cù lao Long Khánh 5/2007

c. Sạt lở tại đầu cù lao Long Khánh 10/2006

d. Sạt lở dọc theo bờ cù lao, phía nhánh Long Khánh 5/2007

e. Sạt lở đầu cù lao Long Khánh 9-2009

Hình 2.3. Sạt lở tại đầu và cuối cù lao Long Khánh

Sự thay đổi tỷ lệ phân lưu qua các nhánh của cù lao Long Khánh là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi lòng dẫn, dẫn tới xói lở, bồi lấp khu vực này. Sạt lở xảy ra trên diện rộng ở cả hai xã Long Khánh A và Long Khánh B, gây nhiều thiệt hại tài sản, đe dọa tính mạng của hàng nghìn người dân. Bờ sông hai bên bờ cù lao đều bị xói lở (hình 2.3d), sông có xu thế mở rộng ra, sạt lở mạnh, nhiều nơi tốc độ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU DỰ BÁO SẠT LỞ TẠI KHU VỰC CỰ LAO LONG KHÁNH TRÊN SÔNG TIỀN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w