Cho vay theo ngành

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương bắc ninh (Trang 42)

- Ngành dệt may: là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, là ngành hoạt động hiệu quả trong thời gian qua. VCB Bắc Ninh cũng đã đầu tư cho một số công ty lớn có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước như: công ty CP Hàn Quốc, Công ty CP Đáp Cầu, Công ty CP may VietClothing … Với dư nợ cuối năm 2010 là 140 tỷ đồng chiếm 8% trong tổng dư nợ.

- Ngành thép: đây là một trong những ngành kinh tế cơ bản có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, do tiềm lực yếu và chính sách đầu tư thiếu đồng bộ, ngành thép phải đối mặt với những thách thức nặng nề: công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất bình quân cao hơn khu vực, không chủ động được nguồn phôi (80% tổng nhu cầu hàng năm phải nhập khẩu). Tổng mức đầu tư cho ngành thép VCB Bắc Ninh năm 2010 là 230 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 13% trong tổng dư nợ, tập trung ở làng nghề sắt thép Đa Hội và một số công ty như: Công ty cơ khí Nam Sơn, Công ty lắp máy 69.1, …

- Ngành chế biến thực phẩm: là lĩnh vực hoạt động khá hiệu quả và có nhiều tiềm năng phát triển. Với dư nợ cuối năm 2010 là 283 tỷ đồng, chiếm 16% trong cơ cầu dư nợ, tập trung vào các công ty lớn như: Công ty Bia Việt Hà, Công ty Orion Việt Nam, Công ty lương thực Bắc Ninh, Công ty liên doanh thực phẩm Hàn Quốc …

- Ngành chế biến thức ăn gia súc: hiện nay trên địa bàn Bắc Ninh có rất nhiều công ty, tập đoàn chế biến thức ăn gia súc. Ngành thức ăn gia súc có tiềm năng phát triển rất cao và hầu hết các doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các loại dịch bệnh về gia súc gia cầm đã tác động xấu đến sự phát triển của ngành này. Đến năm 2010 đầu tư của VCB Bắc Ninh cho ngành này là 212 tỷ đồng, chiếm 12% trong tổng dư nợ, tập trung cho các công ty như: Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam, Công ty Minh Tâm …

- Ngành giấy: Bắc Ninh có lợi thế với làng nghề giấy Phong Khê, các doanh nghiệp của làng nghề là khách hàng truyền thống của VCB Bắc Ninh. Ngành giấy là một trong những ngành được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập. Sản phẩm chủ lực của ngành giấy là giấy viết, giấy in, giấy bao bì, bao gói, giấy vàng mã … được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu khá cao, làm cho hàng nhập

khẩu trước đây dù chất lượng khá cao cũng rất khó có thể cạnh tranh. VCB Bắc Ninh đã đầu tư ngành này là 1 7 7 tỷ đồng chiếm 10% tổng dư nợ.

- Ngành nhôm, cơ khí: cũng là ngành có ưu thế tại địa bàn Bắc Ninh tập trung chủ yếu vào việc chế tạo, gia công các sản phẩm cơ khí: linh kiện xe máy, xe hơi, nhôm định hình, nhôm xây dựng…như các công ty: công ty cơ khí Nam Sơn, cơ khí Cường Thịnh, Công ty Xanh Hà …

- Ngoài ra, một số lĩnh vực kinh tế có nhiều tiềm năng và độ rủi ro thấp nhưng VCB Bắc Ninh chưa được mức đầu tư tương xứng như ngành giày da, chế biến gỗ,…

BẢNG 2.3: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng

STT Ngành cho vay Dư nợ %/tổng dư nợ

01 Ngành dệt may 141.400 8% 02 Ngành thép 229.800 13% 03 Ngành thực phẩm 282.800 16% 04 Ngành thức ăn gia súc 212.200 12% 05 Ngành giấy 176.800 10% 06 Ngành cơ khí, nhôm 106.000 6% 07 Ngành khác 618.800 35% Tổng cộng 1.768.000 100%

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương bắc ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)