Tình hình cho vay thu nợ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương bắc ninh (Trang 39)

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998, môi trường kinh doanh ngân hàng đã bộc lộ rõ nét những bất ổn tiềm ẩn đòi hỏi phải xem xét lại thận trọng như:

- Tình hình tài chính của nhiều khách hàng truyền thống của VCB Bắc Ninh nhất là các DNNN địa phương rất yếu kém.

- Các doanh nghiệp Việt Nam nhất là DNNN phản ứng rất chậm chạp với những thay đổi môi trường kinh doanh.

- Môi trường pháp lý hỗ trợ ngân hàng xử lý các khoản tín dụng có vấn đề đặc biệt là đối với các DNNN không hiệu quả.

- Các cơ sốt xi măng, sắt thép, phân bón… cùng với các dịch cúm gia cầm, Sars diễn ra thường xuyên với biên độ cao.

Với những thách thức trên đã đặt hoạt động tín dụng của VCB Bắc Ninh (vốn mang lại gần 75% thu nhập cho ngân hàng) trước những sự lựa chọn khó khăn hoặc tiếp tục tập trung gia tăng tín dụng trong phân khúc thị trường quen thuộc nhưng nhiều rủi ro hoặc là chuyển hướng khách hàng mục tiêu sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều tiềm năng song hành lang pháp lý chưa rõ ràng và sự hiểu biết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với khu vực này còn quá ít ỏi. Căn cứ vào tình hình thực tế và đánh giá các tiềm năng lâu dài trên địa bàn, VCB Bắc Ninh đã định hướng lại thị trường mục tiêu hướng đến khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp tập trung. Doanh số cho vay của VCB Bắc Ninh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, (được thể hiện trên biểu đồ số 02.)

Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm chủ yếu và là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực xảy ra rủi ro cao nhất trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của VCB Bắc Ninh không nằm ngoài quy luật đó, nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.

Mặc dù là một chi nhánh được thành lập muộn hơn so với các NHQD (thành lập tháng 6/2004) khác trên địa bàn, nhưng thị phần cho vay của chi nhánh chiếm tỷ trọng đáng kể (biểuđồ số 03)

* Công tác cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

(1) Cho vay

Trong các khoản mục biểu thị cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thì khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường vào khoảng 60% - 80% tổng tài sản. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Nguồn để cho vay là các khoản mà ngân hàng huy động được cùng với số vốn tự có của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng. Thời gian qua, hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, và dưới nhiều hình thức như: cho vay hạn mức, cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án, cho vay xóa đói giảm nghèo theo các chương trình của Chính phủ, …và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như khuyến khích sản xuất, tăng sản lượng trong nền kinh tế, tạo thêm việc làm…

(2) Chiết khấu

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

(3) Bao thanh toán

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

(4) Bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của NHTM khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; Khi Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theo thỏa thuận.

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI VCB BẮC NINH

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Huy động vốn 591.725 1.001.759 1.207.532

- Ngắn hạn 465.271 805.009 1.155.556

- Trung, dài hạn 126.454 196.750 51.976

Cho vay 1.070.123 1.456.750 1.768.091

- Cho vay ngắn hạn 323.842 431.725 673.126

- Cho vay trung, dài hạn 746.281 1.025.025 1.094.965

Vay Hội sở chính 716.944 749.595 817.854

- Vay ngắn hạn 452.696 440.282 563.194

- Vay trung dài hạn 264.248 309.313 254.660

Tỷ trọng cho vay/HĐV(%) 180,9 145,4 146,4 - Ngắn hạn 69,6 53,6 58,3 - Trung, dài hạn 590,2 520,9 2.106,7 Tỷ trọng vay HSC/CV(%) 67 51,5 46,3 - Ngắn hạn 139,8 101,9 83,7 - Trung, dài hạn 35,4 30,2 23,3

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)