Một số khách hàng thuộc các ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và có nhiềm tiềm năng trên địa bàn như: may mặc, nghề giấy, chế biến gỗ, cơ khí,…thường xuyên
phải đối mặt với khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp lớn quốc doanh, nước ngoài, và áp đặt mức thuế phá giá, thuế nhập khẩu nguyên liệu dẫn đến mất thị trường như: ngành giấy Đống Cao, sắt thép Đa Hội ...
Những biến động mạnh về giá vật tư, xăng dầu, nguyên vật liệu, sắt thép… đã tác động xấu đến nhiều doanh nghiệp như nhóm các doanh nghiệp ngành sắt thép, giấy ... Bên cạnh đó dịch cúm gia cầm, dịch bệnh bùng phát gây ra tổn thất lớn cho ngành chế biến thức ăn gia súc vốn là ngành hàng tiềm năng của VCB Bắc Ninh.
Sự gián tiếp can thiệp của Nhà nước thông qua các chương trình đầu tư, cũng là những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, làm cho các ngân hàng thương mại lúng túng dễ phát sinh rủi ro trong đầu tư.
Môi trường và hành lang pháp lý thay đổi nhanh để phù hợp dần với các thông lệ chung cũng là nguyên nhân làm cho nhiều doanh nghiệp không thể hoạch định được một chính sách đầu tư và kinh doanh dài hạn có hiệu quả.
Cuối cùng, cơ chế xử lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ được đánh giá là thông thoáng và thuận lợi. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế vẫn rất khó khăn nhất là thỏa thuận với khách hàng cũng như là cách thức ngân hàng tự bán để thu nợ.
Các phân tích và nhận xét trên có thể thấy rằng công tác quản trị tín dụng của Vietcombank Bắc Ninh vẫn chưa phát huy hiệu quả, làm cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng trở nên bị động, giảm một phần khả năng thích ứng với giai đoạn hiện nay (giai đoạn hội nhập) cho cả chính ngân hàng và cho doanh nghiệp vay vốn. Đó chính là những hạn chế đòi hỏi Vietcombank Bắc Ninh hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG BẮC NINH
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB BẮC NINH