- Khách hàng muốn đăng ký sử dụng dịch vụ internet banking phải đến phòng giao dịch để điền vào phiếu đăng ký và trình chứng minh thư nhân dân hay hộ chiếu trực tiếp tại ngân hàng. Hiện nay, chưa có ngân hàng thương mại nào cho phép đăng ký sử dụng dịch vụ trực tuyến.
- Khi đăng ký dịch vụ internet banking khách hàng phải mất một khoản phí để duy trì dịch vụ. phí tại Agribank hiện nay là 50.000 vnđ.dù chỉ là khoản chi phí nhỏ nhưng cũng gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng. Các loại phí hiện nay của Agribank cho dịch vụ internet banking gồm:phí thường niên, phí đăng ký sử dụng và ngừng sử dụng dịch vụ, phí duy trì,thay đổi và cấp phát token card,phí giao dịch.
- Mật khẩu truy cập vào dịch vụ internet banking của khách hàng thường đơn giản như : ngày tháng năm sinh hay số điện thoại…nên dễ bị hacker truy cập
- Khi khách hàng muốn thay đổi thông tin cá nhân phải quay lại nơi đã đăng ký dịch vụ điều này gây không ít phiền toái cho khách hàng.do hạn chế về cấu trúc phần mềm khi muốn thay đổi địa chỉ email khách hàng phải đăng ký lại tại nơi đã đăng ký thông tin ban đầu. Điều này gây phiền toái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.
- Khả năng của khách hàng trong việc tiếp cận công nghệ cũng như bảo mật thông tin cá nhân phụ thuộc vào trình độ dân trí ,trình độ hiểu biết của khách hàng về internet nói chung và của ngân hàng trực tuyến nói riêng còn
kém gây không ít khó khăn cho ngân hàng khi muốn phổ biến dịch vụ này một cách rộng rãi. Với việc sử dụng không thành thạo sẽ gây hiểu lầm, kém an toàn trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Internet Banking thuộc loại dịch vụ gián tiếp từ xa của ngân hàng. Vì là dịch vụ gián tiếp với công nghệ mới và liên quan trực tiếp đến tiền cho nên khách hàng bình thường cần có thời gian để thích ứng và chấp nhận. không thấy mặt giao dịch viên, không cầm đếm được tiền của mình,giao dịch không ký trực tiếp trên giấy tờ để chứng thực…đây chính là nguyên do khiến một lượng khách hàng truyền thống vẫn đến giao dịch tại quầy.
- Việc quảng cáo sản phẩm điện tử của Agribank không được tổ chức hay còn tổ chức đơn giản chưa tạo được sự chú ý của khách hàng. Sản phẩm được biết đến chủ yếu qua những khách hàng quen thuộc đã thực hiện giao dịch tại ngân hàng.còn bản thân sự tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank chưa đủ sức lôi kéo khách hàng mới.
- Khi sự cố giao dịch xảy ra thì việc giải quyết sự cố của ngân hàng thường chậm có thể do lỗi đường truyền internet bị chậm (lỗi này thường xuyên xảy ra) ví dụ như tốc độ đường truyền không ổn định,lỗi kĩ thuật, nghẽn mạng vào giờ cao điểm ...khi khách hàng có thắc mắc thường quay lại chi nhánh nơi khách hàng đã đăng kí sử dụng dịch vụ để hỏi.tuy nhiên bộ phận này chỉ có chức năng thu thập thông tin phản hồi của khách hàng, báo cáo hội sở chính để hoàn thiện dịch vụ và quy trình cung ứng dịch vụ . Mọi tra soát, khiếu nại đều tập trung tại một đầu mối là hội sở chính. Do đó các lỗi này thường được giải quyết chậm, buộc khách hàng phải chờ đợi. đây là một vấn đề tối kỵ trong giao dịch trực tuyến.
- Webside của Agribank Internet banking hiện nay chưa có số điện thoại đường dây nóng để giải quyết ngay các thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.cũng như việc hướng dẫn cho khách hàng các thao
tác đơn giản đối với những khách hàng mới biết sử dụng internet.
- Khi khách hàng truy cập dịch vụ internet banking chưa có dòng cảnh báo về vấn đề lừa đảo trên mạng. Các tin tặc thậm chí không nhất thiết phải xâm nhập vào hệ thống nội bộ ăn cắp thông tin, mà còn có những hành vi trá hình hơn, ví dụ như chỉ cần có thông tin email khách hàng, tin tặc có thể dùng email với tên gần giống tên ngân hàng, và gửi email yêu cầu xác nhận lại mã tài khoản và mã truy cập,và có rất nhiều kiểu lừa đảo tương tự mà khách hàng vì không để ý đã mắc bẫy mất hết số dư tài khoản của mình.
- Khi giao dịch qua internet khách hàng có thể bị thiếu thông tin nóng .qua E banking khách hàng nhận thông tin không thể đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng, khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thông tin với bạn hàng, nắm bắt tình hình mới “ nóng” tại nơi giao dịch của ngân hàng.
- Giao dịch ngân hàng điện tử còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ lưu trữ truyền thống, chưa thể điện tử hóa mọi chứng từ giao dịch. Việc sử dụng chữ kí điện tử, chứng nhận điện tử vẫn chưa phổ biến rộng rãi và chưa thể hiện ưu thế so với chữ kí thông thường. khi có tranh chấp xảy ra giữa khách hàng với ngân hàng thì chứng từ trên giấy sẽ khiến khách hàng yên tâm hơn là chứng từ điện tử. một số cơ quan và doanh nghiệp vẫn sử dụng chứng từ giấy trong giao dịch với ngân hàng để lưu vào sổ sách kế toán…
Chương 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH