Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức hoạt động vì mục

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức xã hội dân sự trong hoạch định và thực thi chính sách khoa học và công nghệ (Trang 52)

2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về hoạch định và xây dựng chính

2.2.4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức hoạt động vì mục

chung của tuổi trẻ xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh

Mục tiêu bao quát nhất của tổ chức Đoàn là giáo dục, rèn luyện thanh niên Việt nam trở thành những người tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Đồng thời Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Đó là hai mục tiêu cơ bản vừa thể hiện vai trò đồng thời cũng là bản chất, trách nhiệm của tổ chức Đoàn đối với đất nước, với thanh niên.

Như vậy, mặc dù không phải độc lập với Nhà nuớc, nhưng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bản chất xã hội đã hội tụ đủ những đặc trưng cơ bản của XHDS và vì vậy các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách đã không ngần ngại khi xếp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nhóm thứ nhất trong hệ thống XHDS. Bởi thanh niên là lực lượng trẻ, khoẻ, có học vấn, thích sáng tạo, giàu lòng yêu nước. Với những đặc trưng cơ bản như vậy thanh niên đang ngày càng được Nhà nước và xã hội quan tâm, tạo điều kiện để xung kích trên mặt trận khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm góp phần thực hiện tốt trách nhiệm cao cả của mình trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.3. Bản chất về chức năng tổ chức xã hội dân sự của Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

2.3.1. Bản chất về chức năng tổ chức XHDS của Trung ương Đoàn.

Như đã phân tích ở phần trên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên, đó là nhóm tổ chức XHDS thuộc nhóm

các tổ chức quần chúng. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn. Vì vậy, Trung ương Đoàn TNCS luôn thể hiện bản chất XHDS của mình. Bản chất đó thể hiện ở các mặt sau:

- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức liên kết cộng đồng. Cộng đồng ở đây là những người làm việc trong các bộ phận, các phòng, ban của Trung ương Đoàn. Tập thể liên kết cộng đồng này luôn thể hiện sự kết hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm xây dựng các chương trình, kế hoạch và nội dung hoạt động cụ thể để đưa ra các phong trào hành động cho thanh

niên. Các cán bộ Trung ương Đoàn làm việc với tinh thần tình nguyện và tự giác rất cao nhằm thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Đoàn. Bên cạnh tính tình nguyện các cán bộ Trung ương Đoàn luôn có ý thức liên kết với đối tác để cùng thực hiện những hoạt động trong khuôn khổ chức năng của mình. Ví dụ để đưa ra được một chương trình, kế hoạch hoạt động của phong trào tình nguyện cho thanh niên, các cán bộ trong các ban, đơn vị của Trung ương Đoàn phải liên kết cùng tham gia, đó là những cán bộ ở Ban thanh niên Công nhân- đô thị, Ban thanh niên Nông thôn, Ban thanh niên Trường học, các cán bộ của Hội LHTN Việt nam, các phòng ban có liên quan và cả cán bộ của văn phòng Trung ương Đoàn v.v… Tính liên kết cộng đồng ở Trung ương Đoàn còn được thể hiện ở chỗ mọi người tham gia đều có ý thức hỗ trợ, giúp đỡ nhau thực thi các nhiệm vụ được giao. Một nhiệm vụ của Trung ương Đoàn được thực hiện hoàn thành là kết quả của một quá trình liên kết, chung sức, sáng tạo của nhiều người, nhiều bộ phận chứ không phải của riêng ai. Rõ ràng như bất cứ một tổ chức XHDS nào khác, các thành viên ở Trung ương Đoàn luôn ý thức và phát huy cao độ tính tự nguyện và liên kết cộng đồng trong tổ chức chính trị-xã hội của mình.

- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn, là một tổ chức lãnh đạo của thanh niên, đó là những người trẻ tuổi có đầy đủ trình độ, học vấn, kiến thức đang tham gia mọi hoạt động trong các tổ chức Nhà nước và ngoài xã hội. Vì vậy, Trung ương Đoàn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên trước Đảng và Nhà nước. Tham gia xây dựng, hoạch định, góp ý và phản biện các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Cụ thể, trong những năm qua Trung ương Đoàn đã tham gia xây dựng “Luật Thanh niên”, xây dựng “Chiến lược phát triển Thanh niên đến năm 2010”; “Chính sách của Nhà nước đối với Thanh niên tình nguyện tập trung”, và “Chính sách ưu đãi đối với đội viên đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi”v.v…Bên cạnh đó hàng năm Trung ương Đoàn thay mặt cho tuổi trẻ cả nuớc tham gia xây dựng và góp ý các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến thanh

niên. Hoạt động này được Trung ương Đoàn tổ chức thường xuyên, mỗi khi Nhà nuớc có kế hoạch xây dựng các văn bản pháp luật, các chính sách nói chung và chính sách Khoa học và Công nghệ nói riêng thì Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức cho các thành viên trong cơ quan góp ý, phản biện cho các văn bản đó. Từ năm 2005 đến nay, trung bình hàng năm các thành viên trong cơ quan Trung ương Đoàn đã đóng góp ý kiến và tham gia phản biện cho 5-10 văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, rõ nét nhất là góp ý xây dựng cho Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em v.v…

Vai trò giám sát, phản biện việc thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước cũng được Trung ương Đoàn phát huy cao độ bằng các hình thức, biện pháp như giám sát, phản biện thông qua chức năng giám sát của Đoàn mà đại diện là Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đoàn; giám sát, phản biện thông qua hệ thống hoạt động cơ quan báo chí của Trung ương Đoàn. Tất cả việc hoạch định và tham gia xây dựng, góp ý, phản biện các chính sách Nhà nước của Trung ương Đoàn đã thể hiện rõ nét chức năng “ Nhà nuớc và nhân dân cùng làm”, có nghĩa là mọi vấn đề về chính sách của Nhà nước có liên quan đến thanh niên đều được Trung ương Đoàn tham gia một cách tích cực, với tinh thần hợp tác và phát huy quyền làm chủ của các thành viên trong cơ quan Trung ương Đoàn.

2.3.2. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức quần chúng ngày càng thể hiện rõ nét là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận.

Tính chất quần chúng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất là ở mục tiêu và nội dung hoạt động. Nội dung tổ chức hoạt động của Trung ương Đoàn là những hoạt động xã hôị, mang tính liên kết công đồng của một tập thể nhân khẩu xã hội đặc thù – nhân khẩu trẻ tuổi và mục đích hoạt động cũng vì những lợi ích của các thành viên xã hội để xây dựng một đất nước phồn vinh “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”

Về cơ cấu tổ chức Trung ương Đoàn là một tổ chức bao gồm nhiều bộ phận phòng, ban, Viện, trường, Học viện…hoạt động trong một thể thống nhất mang đậm nét bản chất XHDS. Các thành viên của cơ quan Trung ương Đoàn đều hoạt động với tính tình nguyện cao, không có lợi nhuận, không phụ thuộc vào vấn đề kinh doanh. Hiện nay Trung ương Đoàn có các đơn vị là thành viên quan trọng với chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức, hoạch định nội dung, kế hoạch hoạt động xã hội cho thanh thiếu niên. Những bộ phận này không có kinh doanh, không có lợi nhuận về kinh tế. Đội ngũ cán bộ công nhân viên cơ quan Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng ngày càng có ít người hưởng lương hành chính sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước. Theo số liệu của Vụ tổ chức Trung ương Đoàn, năm 2000 Trung ương Đoàn có 1580 cán bộ, trong đó có tới 520 cán bộ hưởng lương Nhà nước (chiếm 32,9%. Năm 2008 Trung ương Đoàn có 3976 cán bộ thì chỉ có 395 người hưởng lương Nhà nuớc chiếm (9,9%).

Như vậy, tỷ lệ cán bộ Trung ương Đoàn hưởng lương Nhà nước đã giảm từ 32,9% năm 2000 xuống còn 9,9% năm 2008. Số cán bộ vào làm việc ở Trung ương Đoàn hưởng chế độ dich vụ xã hội ngày càng tăng (4 Trung tâm tư vấn xã hội, 2 Trung tâm tư vấn dạy nghề và giới thiệu việc làm, một trung tâm giáo dục tổng hợp thanh thiếu niên Trung ương Đoàn và một số trung tâm khác

Sự tăng dần các thành viên trong tổ chức của mình không hưởng lương Nhà nước cũng thể hiện cấu trúc và bản chất XHDS của Trung ương Đoàn ngày càng được nâng cao. Bởi vì như khái niệm đã nêu, tổ chức XHDS là tổ chức của những người tự nguyện, nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động doanh nghiệp, ngoài gia đình.

Tuy nhiên, ở Việt nam tổ chức XHDS theo mô hình nhóm tổ chức quần chúng thì vẫn còn những thành viên hưởng lương Nhà nước song ở Trung ương Đoàn những thành viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ngày càng giảm và các thành viên của Trung ương Đoàn không hưởng lương Nhà nước ngày càng tăng. Điều này cũng thể hiện rõ ở chỉ tiêu tuyển biên chế hưởng

lương Nhà nước vào Trung ương Đoàn cũng ngày càng giảm. Số liệu Vụ tổ chức cán bộ Trung ương Đoàn cho biết, năm 2000 Trung ương Đoàn tuyển dụng vào biên chế hưởng lương Nhà nước là 20 người thì đến năm 2008 số lượng này chỉ còn 15 người, trong khi đó số thành viên nghỉ hưu và chuyển công tác khác ngày càng tăng (năm 2000 số về hưu và chuyển công tác khác là 17 người thì năm 2008 là 136 người và xu hướng này còn có thể giảm hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Tóm lại, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức quần chúng thể hiện rõ bản chất, vai trò, chức năng khía cạnh xã hội dân sự của mình.

2.4. Thực trạng hoạt động của Trung ƣơng Đoàn trong việc tham gia hoạch định, giám sát và phản biện chính sách khoa học và công nghệ. 2.4.1. Kết quả hoạt động trong tham gia xây dựng pháp luật và chính

sách về khoa học và công nghệ có liên quan đến thanh niên.

Với chức năng và vai trò là một tổ chức quần chúng đại diện chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, Đoàn Thanh niên luôn quan tâm đến việc đề xuất với Đảng và Nhà nước tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, các chính sách có liên quan đến thanh niên. Cụ thể:

- Trung ương Đoàn đã đề xuất chủ trì soạn thảo Luật Thanh niên. Qua hơn 20 năm kiên trì xây dựng và thuyết phục Luật Thanh niên đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29.11.2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh số24/2005/CTN ngày 09/12/2007 và Luật Thanh niên có hiệu lực thi hành từ ngày 01.7.2006.Trong khi xây dựng Luật Thanh niên. Trung ương Đoàn cũng đã tham mưu cho Quốc hội và Chính phủ quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động Khoa học và Công nghệ. “Điều 12 khoản 1 Luật Thanh niên quy định: Thanh niên được quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống”.

Để thanh niên thực hiện được quyền và nghĩa vụ trong hoạt động Khoa học và Công nghệ trong Luật Thanh niên, Trung ương Đoàn cũng đã đề xuất với Nhà nước phải có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên. “Điều 17

khoản 1 Luật Thanh niên ghi rõ: Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động Khoa học và Công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động Khoa học và Công nghệ; Khuyến khích sự đóng góp của tổ chức, cá nhân giúp đỡ thanh niên trong học tập và nghiên cứu khoa học”

Đoàn Thanh niên đã tham gia xây dựng chính sách đối với thanh niên có năng khiếu và tài năng. Điều 26 Luật Thanh niên quy định về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên có tài năng như sau:

-“Nhà nước có cơ chế, chính sách để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những thanh niên có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập, hoạt động khoa học và công nghệ…”

- “Tôn vinh và tạo điều kiện cho thanh niên có tài năng phát triển và làm việc để phát huy khả năng đóng góp cho đất nước”36

- Tham gia xây dựng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trẻ em.

- Đoàn thanh niên đã kết hợp với Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam soạn thảo và tham mưu với Đảng và Nhà nước ban hành “Chiến lược phát triển Thanh niên Việt nam đến năm 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 và Trung ương Đoàn còn tham mưu cho Nhà nước hoạch định nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm phát triển thanh niên trong giai đoạn mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

* “Trong thời gian qua, Đoàn thanh niên đã tích cực hơn trong việc đề xuất với Đảng, Nhà nước xây dựng các văn bản luật và chính sách liên quan đến thanh niên. Cụ thể Luật Thanh niên sau hơn 20 năm kiên trì thuyết phục nay đã được Quốc hội thông qua, tôi cho rằng đây là một sự kiện lớn của Đoàn thanh niên, đồng thời là cơ sở pháp lý để thanh niên thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước”. (Trích PVS số 3)

Trong những năm đổi mới, với mục tiêu phát triển một cách mạnh mẽ về kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. Thanh niên Xung phong là lực

36

lượng nòng cốt đi đến những nơi khó khăn để khai hoang phục hoá, xây dựng và phát triển nông thôn. Đoàn Thanh niên vẫn được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo lực lượng thanh niên xung phong (TNXP).

- Khi xây dựng chính sách của Nhà nước đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ mới, Trung ương Đoàn đã chú trọng đưa chính sách phát triển và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho lực lượng thanh niên xung phong. Bên cạnh một số chính sách về nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần; Chính sách về tiền lương và ưu tiên phát triển cán bộ trẻ trong lực lượng thanh niên xung phong, chính sách thanh niên xung phong trong thời kỳ mới ghi rõ: “Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các thành viên lực lượng thanh niên xung phong nghiên cứu, sáng tạo và phát triển Khoa học và Công nghệ mới. Đặc biệt ưu tiên xét duyệt và công nhận việc ứng dụng tiến bộ Khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh”;“Chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện, y bác sỹ trẻ tình nguyện” do Trung ương Đoàn chủ trì soạn thảo và đã được Nhà nước ban hành chính thức vào tháng 5/2005.

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đề xuất chủ trì soạn thảo “Chính sách đối với thanh niên tình nguyện tập trung”. Đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi sự nghiệp đổi mới của Đảng đã thu được những thắng lợi nhất định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước ổn định cơ chế hoạt động, song mặt trái của nó đã tác động làm mất sự cân bằng kinh tế - xã hội giữa các vùng thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi. Những lúc này Đảng và Nhà nước rất cần đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện đến các vùng sâu, vùng xa, lên miền núi, ra hải đảo tham

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức xã hội dân sự trong hoạch định và thực thi chính sách khoa học và công nghệ (Trang 52)