2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về hoạch định và xây dựng chính
2.4. Xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa chính sách và hoạt động Khoa học và Công nghệ:
Với quan điểm xuyên suốt là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” nên đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã áp dụng và thực thi chế độ dân chủ trong toàn dân. Quy chế “Dân chủ cơ sở” ra đời là kết tinh của tinh thần “Đại đoàn kết dân tộc” và “lấy dân làm gốc”,do đó Đảng ta luôn động viên và phát huy ý kiến dân chủ trong việc hoạch định và thực thi các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về mọi mặt kinh tế-chính trị-xã hội.
Xã hội hóa Khoa học và Công nghệ là quan điểm đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Từ nhận thức Khoa học và Công nghệ là then chốt, nhưng phải được các ngành, các cấp các tầng lớp xã hội quan tâm thực hiện mới đạt kết quả tốt, cho nên ngay từ khi mới đổi mới, trong Nghị Quyết 26 của Bộ chính trị (Khóa VI) về Khoa học và Công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã xác định:“Cần phát huy và đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo và ứng dụng tiến bộ, Khoa học và Công nghệ trong nhân dân. Các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế cần chủ động nâng cao trình độ Khoa học và Công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của mình”25
Trong quan điểm xã hội hóa chính sách và họat động Khoa học và Công nghệ, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân, các thành viên trong xã hội dân sự tích cực đóng góp và tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ. Đặc biệt để công tác Khoa học và Công nghệ được xã hội hóa ngày càng cao, Đảng và Nhà nước đã ban hành và quyết định cho thành lập các Hội Khoa học và kỹ thuật, các Tổ chức Khoa học và Công nghệ nằm trong khuôn khổ của Liên hiệp các Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nghị quyết 26
25
Bộ chính trị nhấn mạnh: “Phát huy vai trò các Hội Khoa học và Kỹ thuật trong việc tập hợp lực lượng cán bộ Khoa học và Công nghệ” và chiến lược phát triển kinh tê-xã hội đến năm 2020 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã nêu rõ: “Vai trò của việc xã hội hóa các hoạt động Khoa học và Công nghệ đối với việc đào tạo phát triển và thực thi chính sách Khoa học và Công nghệ. Chiến lược nêu rõ: “Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động Khoa học và Công nghệ là việc thu hút các tổ chức xã hội, các lực lượng dân sự và cộng đồng các dân tộc tham gia hoạch định, thực thi các chính sách Khoa học và Công nghệ”26
Quan điểm, chính sách xã hội hóa hoạt động Khoa học và Công nghệ của Đảng cũng đã chỉ rõ vai trò và những hoạt động của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị-xã hội, các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp (có thể gọi đó là các tổ chức xã hội dân sự) cùng các tổ chức nhà nước mở rộng các hoạt động Khoa học Công nghệ. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Các tổ chức Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần mở rộng các cuộc thi tay nghề, bồi dưỡng người lao động giỏi trong sản xuất. Hướng dẫn và thúc đẩy phong trào quần chúng thi đua sáng tạo về Khoa học và Công nghệ, nhất là trong thanh niên. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức quần chúng, các Hội, Hiệp Hội trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Đảng ta luôn lấy mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trung tâm vận động quần chúng. Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển Khoa học và Công nghệ”. Trong rất nhiều các văn bản pháp lý cũng như trong các diễn đàn kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước đều khẳng định xã hội hoá công tác Khoa học và Công nghệ là nhu cầu khách quan và bức thiết của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội để đạt được mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoá và tinh thần của nhân dân, nâng cao nguồn lực con người và năng lực khoa học và
26
công nghệ. Để thực hiện quan điểm trên, công tác xã hội hoá Khoa học và Công nghệ không chỉ là vận động, cổ vũ động viên mà Nhà nước coi đây là nhiệm vụ có tính chiến lược cần có sự tham gia của toàn xã hội. Quyết định số 419/TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu Khoa học và Công nghệ là nhiệm vụ của các cơ quan Khoa học và Công nghệ, của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội và mọi người dân.”27. Quyết định số 419 còn quy định cụ thể: “Thủ trưởng các Bộ, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội… có trách nhiệm tổ chức hoạt động Khoa học và Công nghệ của ngành và đơn vị mình. Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về : “Chính sách Khoa học và Kỹ thuật đã nêu lên phương châm và nguyên tắc đầu tư cho hoạt động Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ: “Phát huy cao độ tính sáng tạo trong hoạt động Khoa học và Kỹ thuật, nêu cao tinh thần làm chủ, kết hợp hoạt động Khoa học và Công nghệ giữa lực lượng nòng cốt cán bộ Khoa học và phong trào quần chúng rộng rãi”28
Rõ ràng quan điểm về xã hội hoá chính sách Khoa học và Công nghệ của Đảng ta đã có từ lâu và trong quá trình đổi mới quan điểm đó càng được phát triển cụ thể và mạnh mẽ hơn thể hiện trong từng Nghị quyết, chiến lược và chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ. Quan điểm xã hội hoá Khoa học và Công nghệ là tiền đề, là cơ hội để các tổ chức xã hội dân sự tham gia tích cực và có hiệu quả hơn trong hoạt động tham gia xây dựng chính sách, thực thi và phản biện đối với chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà nước.