Chất thải lỏng bao gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải nhà ăn tại khu vực dự án và lượng chất thải lỏng như dầu, mỡ tất cả sẽ được xử lý sơ bộ tại nguồn theo phương pháp xử lý cục bộ.
Hình 7.4: Sơ đồ xử lý chất thải lỏng tại nguồn.
7 3
1 2 3 4
5 6
Đối với chất thải lỏng từ nhà ăn, sau khi qua thiết bị lọc rác sẽ được dẫn qua bể tách dầu mỡ, sau đó lượng chất thải lỏng bị nhiễm dầu này trước khi dẫn vào hệ thống thu gom để tập trung về hệ thống xử lý sẽ được dẫn vào bể tách dầu. Tại đây dầu sẽ được giữ lại trong bể và các chất cặn có trong nước thải cũng sẽ được giữ lại một phần. Chất thải lỏng sau khi qua bể sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý của nhà máy trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
7.2. Chương trình giám sát môi trường.
Để bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, thì công tác lập báo cáo chương trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ là rất quan trọng, góp phần cho doanh nghiệp và các cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
Ngày 08 tháng 12 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thay thế cho Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006.
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn cụ thể hơn về công tác thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ. Tại Phụ lục 4 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có chương trình quản lý và giám sát môi trường, nhằm quản lý, giám sát các vấn đề bảo vệ môi trường và các chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành.
Theo hướng dẫn này thì các dự án của doanh nghiệp đầu tư không chỉ thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình hoạt động (vận hành), mà còn thực hiện chương trình này cả trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án của doanh nghiệp.
Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những khâu quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một phần rất quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể có thể được xem như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc. Từ đó xác định lại các dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường có đúng hay không hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế.
Dự án đã kết hợp với các cơ quan chuyên môn lập chương trình giám sát ô nhiễm môi trường nhằm mục đích giám sát các tác động môi trường cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm. Dự án sẽ thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường như sau:
7.2.1 Giám sát chất lượng môi trường không khí.
- Thông số giám sát: bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO, tiếng ồn, vi khí hậu. - Vị trí khảo sát:
+ 1 điểm đặt tại nhà máy sản xuất. + 1 điểm đặt tại khu vực văn phòng. + 1 điểm đặt tại kho bãi.
- Vị trí khảo sát: 2 điểm đặt tại đầu ra của hệ thống xử lý khí thải của lò hơi.
- Thông số giám sát: bụi tổng cộng, SO2, NH3, NO2, H2S, tiếng ồn, vi khí hậu. - Vị trí kháo sát: 1 điểm đặt tại hệ thống xử lý khí thải.
- Tần suất thu mẫu và phân tích: 4 lần/1năm (đối với nguồn thải), 2 lần/năm (đối với
môi trường xung quanh).
- Thiết bị thu mẫu và phân tích: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường Việt Nam.
- Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 05/2009/BTN&MT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06/2009/BTN&MT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
7.2.2. Giám sát chất lượng môi trường nước.
- Thông số giám sát: Màu, pH, BOD5, COD, SS, tổng Nitơ, Cr6+, tổng Phospho, dầu mỡ, Coliform.
- Địa điểm giám sát: Tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. - Tần suất thu mẫu và phân tích: 4 lần/năm.
- Thiết bị thu mẫu và phân tích: Theo quy chuẩn quốc gia về môi trường - Quy chuẩn so sánh
+ QCVN 24/2009 Chất lượng nước thải công nghiệp.