Phương án giảm thiể uô nhiễm môi trường nước.

Một phần của tài liệu BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI (Trang 40)

Nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉ là nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường. Còn trong giai đoạn hoạt đông của công ty thì nước thải chủ yếu là nước thải của quá trình vệ sinh thiết bị máy móc, và các giai đoạn chuyển giao công nghệ. Do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các công nhân làm việc trên công trường sẽ được thu gom và xử lý đồng thời với lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy sản xuất sau đó sẽ dẫn vào hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp.

Nước thải sinh hoạt và nước thải nhà ăn tại khu vực dự án được xử lý sơ bộ tại nguồn theo phương pháp xử lý cục bộ. Đối với các nguồn nước thải khác nhau sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ phù hợp trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm nhà máy nhằm nâng cao hiệu quả xử lý cũng như tiết kiệm cho phí trong quá trình vận hành. Nước thải sau khi xử lý sơ bộ chảy vào hố thu gom có đặt lưới chắn rác bằng inox để tách bỏ các loại rác, tạp chất có kích thước lớn. Sau đó nước thải sẽ tiếp tục chảy vào các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy. e. Phương án giảm thiểu các chất thải khác.

Để giảm thiểu tối đa các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng và đi vào hoạt động của dự án, ngoài các biện pháp trên, chủ dự án sẽ thực hiện các phương án khác như:

+) Các nguyên vật liệu tại khu vực dự án không được đốt và chôn lấp tuỳ tiện tại khu vực dự án.

+) Không tích luỹ các nguyên vật liệu thải dễ cháy, chúng được vận chuyển thường xuyên ra khỏi công trường.

+) Hoá chất thường xuyên sử dụng trong công trường sẽ được đăng ký trước. +) Các thiết bị máy móc cơ khí được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn. +) Không sử dụng các phương tiện truyền thanh có dung lượng lớn trên công trường.

+) Các mành chắn và vật cách âm sẽ được sử dụng tạm thời ở những nơi cần thiết.

+) Khu vực dự án được bảo đảm suốt 24/ 24h trong ngày.

6.2.2. Giảm thiểu sự cố môi trường.

Căn cứ vào Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị Quyết số 51/ 2001/ QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 10. Đã quy định về Luật Bảo Vệ Môi Trường trong việc phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường như sau:

Tuân thủ theo Nghị Quyết trên thì cơ quan chủ dự án đã có những phương án phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường như sau :

+) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường.

+) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường. +) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên.

+) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.

 Nội dung phòng ngừa sự cố môi trường do thiên tai gây ra bao gồm:

+) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình thiên tai có thể gây sự cố môi trường.

+) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực.

+) Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường.

Một phần của tài liệu BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w