Mô hình đo lường tổng thể

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên Thị trường chứng khoán TP.HCM (Trang 28)

1 6 Sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng 0.706 Trong đó, nhóm ngành có chi phí lựa chọn bất lợi nhỏ nhất là Nhóm (Sản

3.1.1. Mô hình đo lường tổng thể

Căn cứ từ các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước, thực trạng số liệu hiện có và khả năng thu thập số liệu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đo lường chi phí lựa chọn bất lợi theo các biến thông tin như sau:

ASC = a0 + a1INTGTA + a2MB + a3MVE + a4LEVG + a5VOL + a6PRI + a7SIGVOL + a8SIGR

Trong đó:

• ASC là chi phí lựa chọn bất lợi (thay cho TC trong mô hình của Ness và cộng sự, 2001).

• INTGTA là tài sản vô hình chia cho tổng tài sản.

• MB là giá trị thị trường và sổ sách.

• MVE là giá trị thị trường của vốn cổ phần (tỷ đồng).

• LEVG là log của nợ dài hạn từ một năm trở lên chia tổng tài sản.

• VOL là số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình trong một ngày (1000 cổ phiếu).

• PRI là giá cổ phiếu trung bình một ngày (ngàn đồng).

• SIGR là độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hàng ngày của cổ phiếu.

• SIGVOL là độ lệch chuẩn của lượng giao dịch hàng ngày.

Từ mô hình của Ness và cộng sự, tác giả đổi biến phụ thuộc vốn là TC (tỷ lệ chi phí lựa chọn bất lợi trên giá cổ phiếu) thành ASC (chi phí lựa chọn bất lợi), và loại bỏ biến VAR do kết quả thực nghiệm cho thấy biến này có hệ số tương quan cao với biến SIGR. Mô hình đã biến đổi có thể biểu diễn dưới dạng: ASC = f(ANLYST, VOL, PRI, VAR, SIGR, SIGVOL, ERRE, DISP, LEVG, RDSALES, INTGTA, MB, MVE, PINST, INST). Trong các biến trên, những biến ANLYST, ERRE, DISP, RDSALES, INST, PINST tác giả không thể thu thập số liệu do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể, theo tác giả được biết hiện nay vẫn chưa có dữ liệu thống kê chính thức nào về số lượng người phân tích về khả năng đạt được lợi nhuận của một cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam, do đó không có số liệu cho biến ANLYST. Các chỉ tiêu ERRE, DISP, RDSALES, INST, và PINST không được các công ty báo cáo đầy đủ trong các bản báo cáo kinh doanh, cân đối tài sản. Các biến có khả năng thu thập được là: VOL, PRI, SIGR, SIGVOL, LEVG, INTGTA, MB, MVE. Do không thể thu thập được biến ANLYST, nên tác giả không thể kiểm tra mô hình có biến nội sinh là ANLYST và VOL.

Bảng 3.1: Tóm tắt biến

Biến Ký hiệu Đo lường biến Đơn vị

tính Kỳ vọng dấu Thành phần chi phí lựa chọn bất lợi ASC ASC = 2(z0 + z1 [2(c0 + Con số

(biến phụ thuộc)

c1 ) + 2(z0 + z1 )]

Tỷ số tài sản vô hình

và tổng tài sản INTGTA

INTGTA = Tài sản vô

hình/tổng tài sản. Con số + Tỷ số giá trị thị trường và sổ sách MB MB Con số + Giá trị thị trường vốn cổ phần MVE MVE = Số lượng cổ phiếu phát hành x giá thị trường trung trình Tỷ đồng + Đòn bẩy tài chính

LEVG LEVG = Nợ dài hạn/tổng

tài sản. Con số + Số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình VOL VOL = Số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình 1 ngày

1000 cổ

phiếu

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên Thị trường chứng khoán TP.HCM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w