Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị tại công ty cổ phần thương mại hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị chủ yếu phục vụ cho xây dựng và khai thác khoáng sản từ thị trường Trung Quốc tại công ty cổ phần Thương Mại, hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam (Trang 26)

phần thương mại hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam

Kể từ khi đi vào hoạt động, quy mô mặt hàng nhập và doanh thu của doanh nghiệp vẫn giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn qua các năm đặc biệt là từ năm 2009 đến 2011 tạo tiền đề cho những bước tăng trưởng mới của doanh nghiệp vào

năm 2012. Như đã trình bày thì lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là nhập khẩu và phân phối trang thiết bị vật tư phục vụ ngành công nghiệp xây dựng, khai khoáng và chế biến hóa chất. Sau đây là bảng số liệu về tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chính yếu của doanh nghiệp từ năm 2009-2011 :

Bảng 3.1. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chính yếu của công ty năm 2009- 2011 Đơn vị : VND TT Năm Mỹ Hàn Quốc ( HQ) Trung Quốc (TQ) Nhật Bản (NB) Tổng kim ngạch 2009 1.126.137.802 1.003.194.375 502.533.722 219.513.217 2.851.379.116 2010 1.435.270.116 1.260.208.972 896.504.120 264.233.984 3.856.217.192 2011 5.505.786.240 4.267.350.230 1.168.372.970 368.815.815 12.310.325.255

(Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, điều này được minh họa bởi biểu đồ cột dưới đây :

Hình 3.2. Biểu đồ tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chính yếu của doanh nghiệp năm 2009- 2011

( Nguồn : Tác giả tổng hợp)

Nếu như năm 2009, Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp chỉ là : 2.851.379.116 vnd thì đến năm 2010 con số này đã là : 3.856.217.192 vnd và đến năm 2011 nó đã tăng lên đến : 12.310.325.255 vnd . Xét về từng thị trường thì kim ngạch

nhập khẩu ở từng thị trường cũng tăng dần qua các năm. Như vậy doanh nghiệp có những sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong các thị trường nhập khập chính của công ty thì thị trường nhập khẩu chính yếu nhất là thị trường Mỹ và Hàn Quốc sau đó đến thị trường Trung Quốc và cuối cùng là thị trường Nhật Bản. Thị trường Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu với kim ngạch lớn nhất qua các năm. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ là : 1.126.137.802 vnd, đến năm 2010 là : 1.435.270.116 vnd thì đến năm 2011 nó đã tăng lên là : 5.505.786.240 vnd. Mỹ là thị trường cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, công nghệ hiện đại, kiểu dáng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp.

Tiếp theo thị trường Mỹ thì thị trường Hàn Quốc cũng là nơi có nhiều nhà cung cấp quan trọng của doanh nghiệp. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là : 1.003.194.375 vnd, đến năm 2010 là : 1.260.208.972 vnd và đến năm 2011 đã là : 4.267.350.230 vnd.

Ở vị trí thứ ba là thị trường Trung Quốc, tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng tăng đáng kể qua mỗi năm. Từ con số 502.533.722 vnd vào năm 2009 thì đến năm 2010 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 896.504.120 vnd. Con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh, đến năm 2011 nó đã tăng mạnh và ở mức gấp hai lần so với năm 2009. Điều này được lý giải bởi sự lớn mạnh nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc và nhu cầu về vật tư máy móc phục vụ cho xây dựng và khai khoáng của đất nước ta cũng tăng lên rất nhanh.

Thị trường Nhật Bản xếp cuối cùng trong số 4 thị trường nhà cung cấp chính yếu cho doanh nghiệp nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng dần qua các năm. Trận Động đất kinh hoàng tại Nhật Bản cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp thiết bị vật tư vào thị trường Việt Nam tuy vậy tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có bước tăng nhẹ và cũng đạt chỉ tiêu đề ra của doạnh nghiệp.

Tuy luôn đứng ở vị trí thứ ba trong bốn thị trường nhập khẩu chính yếu của công ty nhưng thị trường Trung quốc là một thị trường rất được công ty coi trọng và dự kiến thị trường Trung Quốc sẽ là thị trường được công ty chú trọng đẩy mạnh nhập khẩu trong những năm tới. Bởi lẽ thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn mạnh nhanh chóng. Nếu như trước đây Trung Quốc vẫn được coi là công xưởng của

thế giới với vô vàn những sản phẩm giá rẻ thì ngày nay thị trường Trung Quốc không chỉ cung cấp những sản phẩm giá cả cạnh tranh mà những sản phẩm cũng ngày càng được cải tiến chất lượng phù hợp với yêu cầu nhập khẩu và phân phối trong nước của công ty.

Bảng 3.2. Bảng kim ngạch nhập khẩu theo từng mặt hàng từ các thị trường chính từ năm 2009- 2011

( Nguồn: Phòng XNK )

TT Mặt Hàng Kim Ngạch Nhập Khẩu Thị Trường Nhập Khẩu

2009 2010 2011 Mỹ HQ TQ NB

1 Cần khoan 632.005.000 836.100.365 2.880.060.300 x x

2 Mũi khoan 80.060.431 81.378.098 578.456.694 x

3 Trục lệch tâm (phụ tùng máy

nghiền) 41.000.000 310.980.654 854.938.735 x

4 Con lăn băng tải 112.067.439 212.789.509 623.489.332 x

5 Má nghiền 104.782.167 127.907.579 476.231.209 x

6 Vòng đệm kim loại chắn bùn 55.129.543 58.023.342 68.434.598 x

7 Lưỡi dao nghiền ( Của Rô to

máy nghiền đá) 138.290.354 140.245.776 440.580.000 x

8 Lưỡi cắt 416.002.566 526.000.309 617.400.123 X

9 Băng tải cao su 83.230.780 95.129.689 155.997.176 x

10 Máy nghiền cát 2.507.060.000 X

11 Chuôi búa( phụ tùng máy

khoan đá thủy lực) 70.003.598 85.897.673 92.500.609 X

12 Đầu dẫn động 30.078.593 51.618.923 67.723.796 X

13 Khớp nối cao su 70.123.234 88.124.542 90.334.498 X

14 Van thủy lực 300.578.098 329.007.189 420.657.221 x

15 Phụ tùng của máy nghiền cát 200.102.983 218.779.560 1.405.378.410 x

16 Hộp giảm tốc 219.813.217 374.233.984 368.815.815 X

17 Mô tơ thủy lực 298.200.210 320.000.000 802.666.741 x

Dựa trên bảng số liệu ta có thể thấy rằng danh sách các mặt hàng vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp phong phú cả về chủng loại hàng và ở các nước khác nhau. Mặt hàng có tổng kim ngạch nhập khẩu cao nhất đó là Cần khoan, máy nghiền cát và các phụ tùng của máy nghiền cát khác. Những mặt hàng này doanh nghiệp thường nhập từ Mỹ, Hàn Quốc đặc biệt là thị trường Mỹ. Sở dĩ như vậy bởi vì đây là những mặt hàng vật tư có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi công suất làm việc tốt, độ bền và sự an toàn trong sử dụng mặt khác Mỹ lại là đất nước đi đầu thế giới về những phát minh công nghệ nên việc nhập hàng từ Mỹ sẽ đem lại cho khách hàng sự tin tưởng cao nhất. Các mặt hàng khác thì doanh nghiệp nhập khẩu rải rác ở cả bốn nước kể trên. Cũng trong bảng số liệu đó thì Nhật bản là nước mà doanh nghiệp có ít mặt hàng nhập khẩu nhất và kim ngạch nhập khẩu cũng thấp nhất. Điều này có thể gây ra những thắc mắc, tại sao Nhật Bản là một đất nước công nghệ phát triển như vậy mà mặt hàng vật tư xây dựng của doanh nghiệp lại ít nhập khẩu từ Nhật. Điều này có thể lý giải rằng, tuy Nhật bản là một đất nước công nghệ cao nhưng thế mạnh của họ là về mặt hàng điện tử điện lạnh nhiều hơn, họ chú trọng những mặt hàng gia dụng hơn là những mặt hàng vật tư xây dựng. Thêm vào đó, tuy những mặt hàng của Nhật bản tốt và bền nhưng giá cả kém cạnh tranh hơn so với cùng mặt hàng đó mà nhập khẩu từ Mỹ hay Trung Quốc.

Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của doanh nghiệp chỉ xếp thứ ba sau Mỹ và Hàn quốc tuy vậy thì con số này vẫn không ngừng tăng lên rất nhanh. Những mặt hàng vật tư nhập từ Trung Quốc có giá cả cạnh tranh, mẫu mã phong phú và doanh nghiệp vẫn khẳng định rằng những nhà cung cấp Trung Quốc là những nhà cung cấp quan trọng cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa của doanh nghiệp.

Nhìn chung quá trình hoạt động kinh doanh của công ty mà chủ chốt là hoạt động nhập khẩu và phân phối hàng vật tư, máy móc đang diễn ra với nhiều triển vọng tốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị chủ yếu phục vụ cho xây dựng và khai thác khoáng sản từ thị trường Trung Quốc tại công ty cổ phần Thương Mại, hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w