Vân Đồn có địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân dị mạnh. Hình thái chủ yếu của địa hình là đồi núi thấp và đảo đá với diện tích khoảng 41.530 ha, chiếm gần 70% tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện. Địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng với thành phần vật liệu tích tụ chủ yếu là cát bột, sỏi sạn và một phần vụn vỏ sinh vật; Ven chân các đảo có nhiều bãi cát, cát pha vỏ vụn sinh vật, là nơi sinh cư lý tưởng của tu hài tự nhiên và nhiều loài động vật thân mềm khác như: ốc đá, ốc hương, ngao hoa, hầu, hà, hải sâm, cầu gai, bào ngư ...
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
-. Điều kiện khí hậu
Huyện Vân Đồn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, khí hậu ở Vân Đồn chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp biển - miền núi.
- Chế độ thủy văn
Mạng lưới sông ở Vân Đồn có đặc điểm của sông miền núi, ven biển, với đặc trưng là nhỏ, hẹp và độ dốc lớn. Chế độ thủy văn có sự chênh lệch rõ rệt về lưu lượng giữa 2 mùa, mùa khô mực nước sông thường thấp, lưu lượng nhỏ; Mùa mưa, thường có lũ đơn, lũ lên rất nhanh và rút cũng rất nhanh.
- Chế độ hải văn
+ Thủy triều và mực nước
Đặc điểm nổi bật của chế độ thủy triều tại Vân Đồn là chế độ nhật triều đều điển hình, mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém. Mỗi kỳ nước cường thường kéo dài từ 11 đến 13 ngày, mức nước cao nhất có thể đạt từ 3,5 đến 4,0 m so với độ 0 hải đồ (0). Mỗi kỳ nước kém kéo dài từ 3 đến 4 ngày, mức nước thấp nhất từ 0,5 – 1,0 m (0). Mực nước biển có biên độ dao động thuộc dạng cao nhất nước ta, mực nước lớn nhất có thể đạt tới 4,8 m. Khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, nước thường lớn về ban đêm và cạn vào ban ngày; Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau thì ngược lại.
+ Sóng
Độ cao sóng biển ở Vân Đồn trung bình cả năm khoảng 0,8 m, độ cao sóng lớn nhất có thể đạt tới 4 m trong những ngày giông bão ở khu vực giáp Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, nhờ được che chắn bởi các dãy núi, đảo kéo dài gần 50 km từ Bắc xuống Nam như một bức tường thành tự nhiên nên khu vực gần bờ ít chịu ảnh hưởng, tác động bất thường của bão lớn, sóng thần ở khu vực Biển Đông.
+ Dòng chảy
Dòng chảy nước biển chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu, hướng và tốc độ gió. Ở Vân Đồn, về mùa Đông, tốc độ dòng chảy trung bình khoảng 0,25 – 0,4 m/s, mùa hè tốc độ dòng chảy thường nhỏ hơn, từ 0,15 – 0,25 m/s.
3.1.1.4. Điều kiện môi trường và tai biến thiên nhiên
- Điều kiện môi trường
Hiện trạng môi trường đất, nước liên quan đến NTTS của các xã, thị trấn ven biển huyện Vân Đồn được đánh giá thông qua kết quả phỏng vấn các hộ dân nuôi tu hài trong quá trình triển khai thực hiện Đề tài, các quan sát và đo đạc được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường vùng nuôi thủy sản tập trung tỉnh Quảng Ninh năm 2005, Báo cáo Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2010 đến 2020 cho thấy, môi trường ven biển huyện Vân Đồn hầu như chưa bị ô nhiễm, rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tu hài nói riêng. Các yếu tố tác động môi trường nuôi thủy sản chủ yếu là những hoạt động giao thông thủy, trung chuyển than, một số hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến Sứa tại khu vực các đảo Thắng Lợi, Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng và khu Cầu cảng Cái Rồng [21], [23], [24], [26].
- Tai biến thiên nhiên
Hàng năm, khu vực Vân Đồn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 đến 2 cơn bão và ảnh hưởng gián tiếp của 3 đến 4 cơn bão; Tháng có nhiều bão đổ bộ nhất là tháng 7 và tháng 8, sớm hơn các khu vực khác ở miền Bắc. Phần lớn các cơn bão đổ bộ vào Vân Đồn ở cấp độ vừa và nhỏ (tốc độ gió từ cấp 8 đến cấp 10, tức là khoảng từ 63 đến 102 km/h). Vào mùa bão, trung bình mỗi tháng có 1 cơn
bão, có tháng đến 3 hoặc 4 cơn. Ngược lại, nhiều tháng, nhiều năm không có cơn bão nào.
Hiện tượng đi kèm với bão thường là mưa to, gió lớn. Tốc độ gió lớn nhất có khi đạt tới trên 40m/s làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực nuôi lồng bè, các công trình nuôi trồng thuỷ sản. Bão kèm theo mưa lớn, lượng mưa có khi tới 300 - 400 mm, gây ngọt hoá đột ngột các ao, đầm, ảnh hưởng lớn đến các bãi nuôi nhuyễn thể nhất là khi mưa lớn kết hợp với nước thủy triều xuống thấp.
3.1.1.5. Tài nguyên sinh vật
Vân Đồn có nguồn lợi hải sản tự nhiên khá phong phú, nhiều loài có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao có thể phát triển nuôi thành sản phẩm hàng hóa hoặc cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn quỹ gien quý. Các khu vực giàu nguồn lợi hải sản tập trung chủ yếu ở quần đảo Vân Hải, vùng biển Hạ Mai, đảo Ngọc Vừng, trong các khu rừng ngập mặn của đảo Cái Bầu, Vạn Cảnh, Trà Bản và các trương cát ven biển thuộc các xã Quan Lạn, Minh Châu, Đông Xá.
Theo kết quả điều tra của ngành Thuỷ sản Quảng Ninh [14], [26] và thông tin do xã cung cấp, tổng diện tích rừng ngập mặn năm 2002 của huyện Vân Đồn khoảng gần 7.300 ha trong tổng số hơn 43.000 ha diện tích rừng ngập mặn của toàn Tỉnh, tuy nhiên do việc đào đắp ao đầm nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã làm diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp khá nhiều.
Kết quả khảo sát của dự án Hợp phần SUMA tại vùng biển xã: Đông Xá (Hòn Khế Đông, Hòn Đen Tây, Hòn Quai Ngọc), Vạn Yên (Đông Ma), Ngọc Vừng, Bản Sen (Tùng Nấm), Minh Châu (Hòn Mang), Quan Lạn (Vũng Miếu Bà), Thắng Lợi và vùng biển thuộc thị trấn Cái Rồng cho thấy, vùng biển Vân Đồn có 76 loài thực vật phù du thuộc 2 ngành chính là Bacilariophyta (tảo khuê) và Pyrrophyta (tảo giáp) với mật độ dao động từ 2,5 x 106
đến 8 x 106 tế bào/1m3 nước biển [26]; Đây là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú để phát triển nuôi các loài nhuyễn thể như Hầu Thái Bình dương, tu hài, trai ngọc ...
Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều loài thủy sản hiện đang là đối tượng nuôi quan trọng có phân bố tự nhiên tại vùng biển Vân Đồn như: các loài cá biển (cá vược, cá song, cá tráp, cá dìa, cá hồng, cá giò...), các loài nhuyễn thể (tu hài, trai
ngọc, bào ngư, ốc nhảy), các loài giáp xác (cua biển, tôm he...), và nhiều loài hải sản khác như: sá sùng, cầu gai,..
3.1.1.6.. Tiềm năng, hiện trạng, định hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản:
Theo Thông tin cung cấp từ Phòng Nông nghiệp& PTNT huyện Vân Đồn, diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện khoảng 14.886 ha, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm nước lợ 1.600 ha, nuôi chương bãi 3.927 ha, nuôi biển 8.943 ha và nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 416 ha. Năm 2011, diện tích nuôi toàn Huyện đạt 3.200 ha, bằng 21,5 % diện tích tiềm năng.
Kết quả nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 – 2011 của huyện Vân Đồn thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2005 – 2011 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 I Tổng diện tich ha 1.667 1.943 2.200 2.500 2.900 3.030 3.200 Trong đó: 1 Nuôi nước ngọt ha 55 55 70 70 70 70 100 2 Nuôi tôm ha 388 388 388 388 300 210 200 3 Nuôi nhuyễn thể ha 529 800 1.042 1.342 1.830 1.950 2.100 4 Hải sản khác ha 700 700 700 700 700 800 800 5 Nuôi cá lồng bè ô lồng 3.398 4.228 4.578 4.578 4.683 5.057 5.225 II Sản lượng tấn 1.500 1.850 2.500 2.370 3.700 4.740 5.620
Nguồn: Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Vân Đồn.
Qua bảng trên cho thấy, diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn không ngừng tăng trong những năm gần đây. Trong đó, diện tích nuôi nhuyễn thể tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2011; Sản lượng nuôi năm 2009 đạt 1.500 tấn, đến năm 2011 tăng lên trên 5.620 tấn (chủ yếu do sản lượng tu hài và hầu Thái Bình dương tăng mạnh). Trong khi đó, diện tích nuôi tôm đang giảm do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa khu vực ven biển và diện tích nuôi thủy sản nước ngọt không có nhiều biến động.
Theo báo cáo Quy hoạch Khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, Báo cáo Quy hoạch nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2010 - 2020, định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của
Huyện được xác định là:
- Ngành thủy, hải sản bao gồm nuôi trồng thủy, hải sản phải được mở rộng và phát triển kết hợp với các hoạt động du lịch.
- Quan tâm chú trọng phát triển đa dạng hoá các đối tượng nhuyễn thể có hiệu quả kinh tế, khi nuôi không phải đầu tư cho ăn.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn Huyện đạt 3.865 ha, sản lượng 6.970 tấn, trong đó diện tích nuôi nhuyễn thể 2.430 ha (chiếm 62,9%), sản lượng 4.630 tấn (chiếm 66,4%); Đến năm 2020, diện tích nuôi đạt 4.265 ha, sản lượng 8.430 tấn, trong đó nhuyễn thể 2.670 ha (chiếm 62%), sản lượng 5.350 tấn (chiếm 63,5%) [25, 26]. Như vậy, nhuyễn thể được xác định là đối tượng nuôi chủ lực của Huyện trong giai đoạn tới.
3.1.1.7. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhên đến nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn:
- Thuận lợi
Với vị trí gần các trung tâm đô thị, du lịch lớn (Hạ Long, Hà Nội, Hải Dương …) và Trung Quốc, việc tiêu thụ sản phẩm và cung ứng các loại vật tư thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tu hài nói rêng ở Vân Đồn gặp nhiều thuận lợi.
Tiềm năng diện tích lớn, địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng, độ sâu vừa phải, nhiều vụng, vịnh kín gió là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi tu hài ở cả hình thức nuôi đáy và nuôi lồng bè.
Các thông số khí hậu, thuỷ văn, hải văn tương đối thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản biển nói chung và nuôi tu hài nói riêng.
Quần xã sinh vật đa dạng, thành phần động, thực vật phù du phong phú, nhiều loài là thức ăn chính cho tu hài.
Điều kiện môi trường trong sạch, ít chịu tác động gây ô nhiễm của các của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và sinh hoạt.
- Khó khăn
Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ hạ thấp đột ngột, kéo dài ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và khả năng sống của các đối tượng nuôi thủy sản nói chung và tu hài nói riêng. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất giống, để đáp ứng nguồn con giống tại chỗ kịp thời vụ gặp rất nhiều khó khăn.
Vào mùa mưa có lượng mưa lớn (chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm) dễ gây hiện tượng ngọt hoá đột ngột nguồn nước, mặt khác với lượng mưa lớn tập trung, kết hợp với hiện tượng thủy triều xuống thấp có khả năng gây chết tu hài nuôi lồng đặt trên bãi và nuôi thả trực tiếp, nhất là những bãi nông.
Mặc dù số lượng cơn bão trong năm đổ bộ vào Vân Đồn không nhiều, nhưng đôi khi những tai biến thiên nhiên có khả năng phá vỡ các công trình nuôi, gây thiệt hại đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản của ngư dân trên biển.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
3.1.2.1. Các đơn vị hành chính
Hiện nay, Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 11 xã. Đảo Cái Bầu lớn nhất, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã (Bình Dân, Đài Xuyên, Đoàn Kết, Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên). Có 5 xã đảo là: Bản Sen, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn và Thắng Lợi [25].
Hầu hết các xã, thị trấn trong Huyện đều có nghề nuôi trồng thủy sản nhưng chỉ có 8 trong tổng số 12 xã, thị trấn phát triển nghề nuôi tu hài là: thị trấn Cái Rồng, xã Đông Xá, Hạ Long, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi và xã Bản Sen [25], [26].
3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và thuỷ sản, giảm tỷ trọng của các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Bên cạnh đó, tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên tương đối nhanh so với thành phần kinh tế quốc doanh. Tuy nhiên, hiện nay (năm 2011) GDP của ngành Nông nghiệp vẫn đứng đầu với tỷ trọng 51,2 %, trong đó thủy sản chiếm trên 60 % trong GDP của ngành Nông nghiệp (nông –
lâm - ngư nghiệp). Giá trị của toàn ngành kinh tế tăng bình quân 11,5 %/năm, trong đó nông nghiệp tăng 13 %/năm, ngư nghiệp tăng 13,7%/năm [25], [26].
3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm
- Dân số
Theo kết quả tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2009, toàn Huyện có 39.384 người với 10.303 hộ, phân bố trên 12 đơn vị hành chính. Dân cư tập trung đông nhất tại thị trấn Cái Rồng với 7.574 người. Xã có số dân đông nhất là xã Hạ Long trên đảo Cái Bầu với dân số 8.803, xã có số dân ít nhất là Ngọc Vừng với 880 người.
Mật độ dân số trung bình huyện Vân Đồn là 71 người/km2
, là khu vực có mật độ dân số thấp và phân bố không đều so với các địa phương khác trong Tỉnh; Thị trấn Cái Rồng có mật độ cao nhất với 2.281 người/km2; Các xã có mật độ dưới 50 người/km2
gồm: Bình Dân, Ngọc Vừng, Đài Xuyên, Minh Châu, đặc biệt xã Vạn Yên có mật độ 12 người/km2
và Bản Sen là 15 người/km2.
Huyện Vân Đồn có 7 dân tộc khác nhau sinh sống gồm: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Dao, Tày, Mường, Cao Lan. Trong đó, đa số là người Kinh (84,74 %) và người Sán Dìu (12,95 %). Cơ cấu dân số phân theo giới tính là 19.814 nam (chiếm 50,31 %) và nữ 19.570 người (chiếm 49,69%).
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp&PTNT, toàn Huyện có 727 hộ dân nuôi tu hài (chiếm 7,1 % tổng số hộ dân trên toàn huyện), tập trung nhiều nhất tại thị trấn Cái Rồng với 198 hộ (chiếm 27,2 %), xã Bản Sen 167 hộ (chiếm 23 %), xã Đông Xá 122 hộ (chiếm 16,7 %) và xã Thắng Lợi 105 hộ (chiếm 14,4%), xã Minh Châu có số hộ nuôi ít nhất với 10 hộ (chiếm 1,4 %). Kết quả điều tra 150 hộ dân nuôi tu hài tại 05 xã, 01 thị trấn cho thấy, trong 150 người được hỏi (gồm 103 người nam và 47 người nữ) có 113 người là dân tộc Kinh (bằng 75 %), 19 người dân tộc Sán Dìu (bằng 12,7 %), 15 người dân tộc Dao (bằng 10 %) và người dân tộc Hoa có 3 người (bằng 2,3 %), không thấy người thuộc các dân tộc: Tày, Mường và Cao Lan tham gia nuôi tu hài.
- Lao động, việc làm và thu nhập
Theo kết thống kê của UBND huyện Vân Đồn năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động (từ 18 - 60 tuổi) toàn huyện 19.525 người chiếm khoảng 49 đến 50 % dân số. Trong đó, số lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tới 68,6 % số lao động toàn huyện [29], cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Huyện năm 2010 phân bố như sau:
+ Ngư nghiệp: 4.500 lao động, chiếm 23,0 %;
+ Nông, lâm nghiệp: 8.900 lao động, chiếm 45,6 %;
+ Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 1.250 lao động, chiếm 6,4 %; + Thương mại - Dịch vụ: 4.875 lao động, chiếm 25,0 %.
GDP bình quân đầu người của Huyện năm 2011 đạt khoảng 14,5 triệu đồng/người/năm, bằng 63 % mức bình quân của Tỉnh và 72 % bình quân cả nước. Tỷ lệ đói nghèo cao, trong đó tập trung chủ yếu là các hộ thuần nông [28].
Kết quả điều tra, tìm hiểu tại 150 hộ dân nuôi tu hài ở 04 xã: Đông Xá, Thắng Lợi, Bản Sen, Quan Lạn và thị trấn Cái Rồng, lao động nuôi Tu hài có độ