Giải pháp về con giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tu hài (lutraria rhyncaena) tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 57)

Theo Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn, đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn Huyện khoảng 4.265 ha (nuôi cá nước ngọt 10 ha, tôm 30 ha, nhuyễn thể 2.670 ha, cá biển trong ao, đầm 610 ha và nuôi cá lồng bè 280 ha) [26], như vậy nhu cầu giống nuôi là rất lớn, riêng giống nhuyễn thể ước tính khoảng trên dưới 3,0 tỷ con. Trong khi đó, huyện Vân Đồn được xác định là trung tâm sản xuất, cung ứng giống nhuyễn thể phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm cho toàn Tỉnh và một số tỉnh ven biển phía Bắc. Vì vậy, việc nghiên cứu, đầu tư và phát triển sản xuất giống nhuyễn thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Thủy sản, nhằm đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 phải sản xuất và cung ứng được 3 đến 4 tỷ con giống/năm trở lên.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh, đến năm 2020, Tỉnh sẽ xây dựng thêm 2 trại sản xuất giống thủy sản tại thành phố Móng Cái và huyện Đầm Hà (nằm trong Trung tâm Thủy sản công nghệ cao) đồng thời đầu tư

nâng cấp 18 trại giống hiện có trong Tỉnh, trong đó huyện Vân Đồn được xác định có 5 trại sản xuất giống cần được nâng cấp [14]. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, 02 trại giống của Công ty Cổ phần NTTS Hạ Long - xã Hạ Long và Trung tâm Giống thủy sản Vân Đồn – xã Đông Xá sẽ chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp về quy mô và khoa học công nghệ cho 03 trại giống hiện có của Công ty TNHH Đỗ Tờ - xã Bản Sen, Công ty TNHH Quan Minh – xã Quan Lạn và Công ty Đầu tư sản xuất và Phát triển Hạ Long – xã Thắng Lợi, cần nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các trại sản xuất giống hải sản trên địa bàn Huyện. Qua nghiên cứu đánh giá cho thấy, có 3 địa điểm có vị trí khá thuận lợi về điều kiện môi trường, có thể xây dựng thêm trại giống mới gồm: khu Đá Bạc hoặc khu Vạn Bóng xã Minh Châu, Khu Hòn Thoi - Cống Yên, thôn Ngọc Nam xã Ngọc Vừng và khu Hòn Cỏ Ngoài, xã Vạn Yên. Trong đó, địa điểm ở Hòn Cỏ Ngoài, xã Vạn Yên, UBND Tỉnh, Bộ Nông nghiệp&PTNT đã có chủ trương đầu tư xây dựng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung và vùng nuôi chất lượng cao quy mô khoảng 300 ha, diện tích trại giống khoảng 8 ha.

Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thủy sản đảm bảo chất lượng và kịp thời vụ nuôi của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Huyện, đặc biệt nguồn giống tu hài, một mặt tỉnh, huyện có cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất, ương giống trên địa bàn tích cực đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng con giống, mặt khác cần có chỉ đạo các tổ chức xã hội: Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, HTX nghề cá, Hội nghề cá, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Câu lạc bộ khuyến ngư... các xã, thị trấn làm đại diện ký kết các hợp đồng cung ứng giống với các cơ sở sản xuất, cơ sở nghiên cứu có uy tín trong và ngoài Tỉnh; Khuyến khích liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất giống khu vực phía Nam với các cơ sở ương giống từ cấp 1 lên cấp 2 trong Tỉnh. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y, Phòng Nông nghiệp &PTNT Huyện theo chức năng nhiệm vụ được giao, tích cực kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, lưu hành giống trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tu hài (lutraria rhyncaena) tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)