Trước khi thả giống, dùng que gỗ hoặc tre chọc thành các lỗ rộng 2 – 3 cm, sâu 5 – 7 cm với khoảng cách đều nhau trên mặt bãi hoặc lồng nuôi; Tùy theo mật độ giống thả mà khoảng cách và số lượng lỗ trên mỗi lồng hoặc mỗi m2 mặt bãi khác nhau; mỗi lỗ được cấy 01 con giống sao cho vòi xi phông hướng lên trên. Sau khi hoàn tất việc cấy giống lồng nào thì dùng nắp lưới đậy kín miệng lồng, buộc chặt vào thân lồng sau đó mang đi treo hoặc ghép xuống đáy bãi nuôi. Một số trường hợp nuôi thả trực tiếp xuống bãi với số lượng giống lớn, người dân thường đợi khi nước thủy triều lên, nước sấp mặt bãi, tiến hành vãi đều giống lên mặt bãi, sau 5 - 10 phút tu hài sẽ tự chui sâu xuống lớp cát, những con không thể tự chui xuống hoặc dồn về phía mép nước được thu gom và cấy lại theo cách đục lỗ trên mặt bãi.
3.2.6.4. Mùa thả giống, thời gian nuôi
Mùa vụ thả giống tu hài ở Vân Đồn thường bắt đầu từ tháng 5 dương lịch và kéo dài cho đến khoảng tháng 8 - 9; Thời gian nuôi từ 14 đến 18 tháng/vụ, riêng nuôi thả trực tiếp xuống bãi, thời gian nuôi từ 14 đến 17 tháng/vụ. Thời gian nuôi trung bình ở các xã, thị trấn giao động từ 15,39 ± 0,29a tháng/vụ đến 15,7 ± 0,3a tháng/vụ, không có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi (P > 0,05). Kết quả phân tích thể hiện ở phụ lục 3.
3.2.7. Quản lý, chăm sóc:
Do tu hài là đối tượng ăn lọc, kỹ thuật nuôi khá đơn giản, hầu như không thấy bệnh dịch xuất hiện ở Quảng Ninh cho đến trước tháng 3/2012, mặt khác tu hài được nuôi trong hệ thống hở, việc áp dụng các biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và giảm thiểu khả năng mắc bệnh dịch gặp nhều khó khăn.
Kết quả điều tra cho thấy, các biện pháp quản lý, chăm sóc đối với tu hài nuôi tại huyện Vân Đồn đã và đang được người dân áp dụng chủ yếu bao gồm:
- Lựa chọn địa điểm nuôi phù hợp;
- Vệ sinh, dọn sạch cỏ rác, rong tạp,… và san đều mặt bãi nuôi;
- Lựa chọn con giống đảm bảo tiêu chuẩn: màu sắc tươi sáng tự nhiên, kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, vỏ không dập vỡ, tỷ lệ dị hình thấp, xuất sứ nguồn gốc rõ ràng;
- Thả giống đúng thời vụ;
- Thường xuyên kiểm tra tu hài nuôi, đặc biệt trước và sau những biến đổi bất thường của thời tiết (mưa bão, nắng nóng kéo dài….);
- Định kỳ kiểm tra tốc độ lớn của tu hài;
- Thường xuyên kiểm tra lồng, lưới, bè nuôi, hệ thống phao nổi, neo bè… để kịp thời sửa chữa, thay thế;
- Sắp xếp lại lồng nuôi, sửa chữa lưới quây nếu bị sóng gió xô đẩy;
- Làm tốt công tác trông coi, bảo vệ nhất là thời điểm tu hài sắp đến kỳ thu hoạch và đảm bảo an toàn cho lồng, bè.
Tuy nhiên, một số hộ dân do điểm nuôi lựa chọn không đảm bảo kín gió, trước những kỳ bão lớn thường di chuyển bè nuôi đến nơi an toàn. Với hình thức nuôi lồng đặt bãi, những hộ nuôi ít, có thể di chuyển những lồng đặt phía trên cao xuống nơi thấp hơn để tránh ảnh hưởng của nước mưa…
3.2.8. Kết quả nuôi
Kết quả phân tích tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch, năng suất nuôi thể hiện ở bảng 3.5, hình 3.7, phụ lục 3.
Bảng 3.5: Kết quả nuôi tu hài theo 3 hình thức nuôi Số
TT Chỉ tiêu kỹ thuật Hình thức nuôi
Thả trực tiếp Lồng đặt trên bãi Lồng treo trên bè
1 Tỷ lệ sống 35 - 65 30 - 85 30- 90 (%) 48,87±0,027a 68,65±0,03b 69,44±0,007b 2 Cỡ thu hoạch 64 - 85 40 - 90 45 - 85 (Gram/con) 77,35±0,92a 76,21±4,43a 71,83±2,79a 3 Năng suất 3.1 Con/m2 35 - 71,5 12,0 - 40 16,5 - 35 54,48±3,95a 96,42±3,69b 100,05±2,56b 3.2 Gam/m2 2730 - 6077,5 870 - 2660 810 - 2380 4206,77±272,82a 7307,48±355,55b 7163,91±170,49b (Số liệu trong cùng một hàng có số mũ khác nhau là khác nhau mức ý nghĩa P ≤ 0.05)
3.2.8.1. Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống trung bình của tu hài nuôi tại các xã, thị trấn giao động từ 30 – 90 % và có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi, thấp nhất là nuôi thả trực tiếp 48,87 ± 0,027a %, cao nhất là nuôi bè 69,44 ± 0,007b % . Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu, đánh giá trước đây của Trần Thế Mưu và Hà Đức Thắng khi nuôi thử nghiệm tu hài thương phẩm tại vùng biển Vân Đồn - Quảng Ninh, Cát Bà - Hải Phòng [11], [12], [16] và kết quả tìm hiểu tại vùng nuôi tu hài ở Hạ Long, Cẩm Phả và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Hình 3.7: Tỷ lệ sống (%) của Tu hài nuôi theo 03 hình thức Tỷ lệ sống 48,88 68,65 69,45 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00
Thả TT Lồng trên bãi Lồng trên bè
Hình thức nuôi Tỷ lệ s ốn g 3.2.8.2. Cỡ thu hoạch
Cỡ tu hài thu hoạch nhỏ nhất là 40 gram/con, cao nhất 90 g/con (tương đương 11,2 đến 25 con/kg). Cỡ tu hài thu hoạch trung bình tại các xã, thị trấn khu vực nghiên cứu giao động từ 71,83 ± 2,79a
g/con đến 77,35 ± 0,92a g/con, không có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi (P > 0,05).
3.2.8.3. Năng suất
Năng suất nuôi, về số lượng giao động từ 12 đến 71,5 con/m2, từ khối lượng từ 0,81 kg đến 6,08 kg/m2. Năng suất nuôi trung bình tại các xã, thị trấn có sự khác nhau ở 3 hình thức nuôi (p < 0,05). Cao nhất là hình thức nuôi lồng trên bãi với 96,42 ± 3,69b con/m2 (7307,48 ± 355,55b g/m2), kế đến là nuôi bè: 100,05 ± 2,56b con/m2 (7163,91 ± 170,49b g/m2), thấp nhất là nuôi thả trực tiếp: 54,48 ± 3,95a con/m2 (4206,77 ± 272,82a g/m2). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa 2 hình thức nuôi lồng đặt trên bãi và nuôi lồng treo trên bè.
3.2.9. Hiệu quả kinh tế
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, trước thời điểm dịch tu hài nuôi phát sinh (trước tháng 3/2012), hầu hết các hộ nuôi tu hài ở Vân Đồn đều có lãi lớn, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và trở nên giàu có nhờ phát triển nghề này.
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi tu hài tại Vân Đồn
ĐVT: 1.000 đồng
TT Hình thức nuôi ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền I Nuôi thả trực tiếp
1 Chi phí Ha 01 1.877.550 1.877.550
2 Doanh thu Kg 42060 120 5.047.200
3 Lãi suất/1ha diện tích 3.169.650
4 Tỷ suất lợi nhuận % 62.8
II Nuôi Lồng đặt bãi
1 Chi phí Ha 01 2.425.600 2.425.600
2 Doanh thu Kg 73070 120 8.768.400
3 Lợi nhuận/1ha 6.342.800
4 Tỷ suất lợi nhuận % 72.3
III Nuôi lồng treo
1 Chi phí Ha 01 3.609.080 3.609.080
2 Doanh thu Kg 7.1630 120 8.595.600
3 Lợi nhuận/1 ha 4.986.520
4 Tỷ suất lợi nhuận % 138.2
Từ kết quả bảng 8 cho thấy, chi phí đầu tư trên 01 ha diện tích thấp nhất là nuôi thả trực tiếp với gần 1,88 tỷ đồng/ha, kế đến là nuôi lồng đặt trên bãi với 2,43 tỷ đồng/ha và cao nhất là nuôi lồng treo với gần 3,61 tỷ đồng/ha. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trong hình thức nuôi lồng treo cao nhất với 138,2 % và thấp nhất là nuôi thả trực tiếp với 62,8 %.
Kết quả phân tích chi tiết hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi được trình bày chi tiết ở bảng 3.6, phụ lục 4.
3.2.10. Thảo luận
Là một huyện có giàu tiềm năng và nhiều lợi thế về phát triển nuôi trồng thủy sản biển, trong những năm qua, hoạt động nuôi biển nói chung, nuôi tu hài nói riêng ở Vân Đồn đã có bước phát triển mạnh mẽ, diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng gia tăng, kỹ thuật nuôi dần được cải tiến, hiệu quả sản xuất từng bước được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân được cải thiện rõ rệt, góp phần ổn định an ninh kinh tế vùng biển đảo của Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được quan tâm giải quyết một cách đồng bộ và có hiệu quả của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương.
Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch còn một số bất cập, dẫn tới nhiều khi quy hoạch bị phá vỡ hoặc hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Trong quá trình lập quy hoạch, chưa tính toán đến sức tải môi trường hoặc khả năng sản xuất của vùng nước, nhiều đối tượng nuôi phát triển mang nặng tính phong trào, dễ dẫn tới những rủi ro đáng tiếc về môi trường và dịch bệnh. Việc phát triển nuôi tu hài không theo quy hoạch, mật độ nuôi quá dày, vị trí nuôi không hợp lý… thời gian qua trên địa bàn Huyện là một khía cạnh cần được quan tâm xem xét trong việc đánh giá nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh và hiện tượng tu hài chết do mưa lớn kéo dài, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Dịch vụ hậu cần nuôi thủy sản nói chung, nuôi tu hài nói riêng trên địa bàn Huyện hầu như chưa phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng giống, vật tư thiết yếu.
Về kỹ thuật nuôi, như nhiều đối tượng nhuyễn thể nuôi khác, kỹ thuật nuôi tu hài khá đơn giản, song để đảm bảo thành công, người nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản suất từ khâu chọn vị trí nuôi, chuẩn bị lồng bè, tuyển chọn, thả giống, chăm sóc và thu hoạch đúng thời điểm để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi người nuôi đã bỏ qua hoặc không chú trọng đến một khâu nào đó trong quy trình sản xuất như: chọn vị trí nuôi chưa phù hợp, mua giống với giá rẻ, chất lượng không đảm bảo, thả nuôi với mật độ quá cao… dẫn tới hiệu quả sản xuất chưa được như mong đợi.
Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bước đầu được quan tâm đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất giống, nuôi tu hài thương phẩm song việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu về bệnh tu hài gần như chưa được quan tâm. Công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật khuyến ngư còn nặng lý thuyết, chưa phù hợp với trình độ dân trí vốn đã rất thấp ở các xã đảo; Một số mô hình nuôi hiệu quả đã được tổng kết nhưng việc triển khai nhân rộng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ có trình độ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản còn quá ít,
trình độ, năng lực còng nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi phát triển sản xuất.
Công tác quản lý, kiểm soát môi trường và dịch bệnh tu hài đã được quan tâm đầu tư song do địa bàn hoạt động rộng, lực lượng cán bộ ít, trang thiết bị thiếu thốn,.. nên kết quả công tác chưa cao.
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản còn ít được quan tâm, một số chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ vay vốn, lãi suất ... đã được ban hành nhưng quá trình thực thi còn nhiều bất cập, người dân và doanh nghiệp khó có thể tiếp cận và thụ hưởng những chính sách này từ phía Nhà nước. Quá trình điều tra, khảo sát cho thấy, đa số hộ dân đều có mong muốn phát triển nghề nuôi tu hài nhưng những thiệt hại do dịch bệnh năm 2012 là quá lớn, nếu không có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì khả năng khôi phục sản xuất là rất khó.
Công tác dự báo, thông tin, quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là những sản phẩm đặc hữu có giá trị cao như tu hài chưa thực sự được quan tâm đầu tư đúng mức.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TU HÀI TẠI VÂN ĐỒN
Từ những phân tích trên cho thấy, những lợi ích về kinh tế, xã hội của nghề nuôi tu hài đem lại là không nhỏ, song những tổn thất gây ra nếu gặp phải rủi ro là rất lớn. Để góp phần phát triển ổn định, bền vững nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển, một số nhóm giải pháp được đề xuất là:
3.3.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng nuôi
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh, Quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã hội và Quy hoạch Khu Kinh tế Vân Đồn; Cơ sở tiềm năng, hiện trạng kinh tế, kỹ thuật nghề nuôi biển và điều kiện tự nhiên liên quan trực tiếp đến nghề nuôi tu hài (độ sâu, dòng chảy, môi trường...), Ủy ban nhân dân Huyện cần sớm tổ chức rà soát, đánh giá, điều chỉnh và áp dung các biện pháp thực hiện quy hoạch như: phổ biến, công khai để nhân dân biết và tham gia thực hiện tốt quy hoạch, cụ thể hóa quy hoạch thành kế
hoạch hàng năm, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, giám sát chặt chẽ về khoa học công nghệ và môi trường... trên cơ sở đó phát huy có hiệu lực, hiệu quả của công tác quy hoạch nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tu hài trên địa bàn.
Theo kết quả quan sát, đánh giá cho thấy, khu vực nuôi tu hài bằng lồng treo trên bè và nuôi lồng đặt đáy hiện nay thuộc thị trấn Cái Rồng và một phần thuộc xã Đông Xá, khu vực tiếp giáp với Thị trấn bị ảnh hưởng rất lớn bởi các hoạt động giao thông thủy, nguy cơ ảnh hưởng của các nguồn chất thải sinh hoạt khu vực ven bờ rất lớn, vì vậy có thể xem xét để chuyển đổi mục đích sang xây dựng cảng và khu neo đậu tránh trú bão của tàu thuyền. Một số bãi nông ven chân đảo Thắng Lợi nên phát triển nuôi một số loài động vật thân mềm như ốc đá, ốc đĩa... khuyến cáo người dân không nên đặt lồng nuôi tu hài để tránh thiệt hại do mưa lớn kéo dài. Khu vực bãi ngang thộc thôn Tân Lập, xã Quan Lạn chỉ nên phát triển nuôi tu hài bằng hình thức thả trực tiếp hoặc lồng đặt đáy để tránh ảnh hưởng trực tiếp của bão gió và việc đi lại của tàu thuyền. Tiếp tục xem xét, rà soát và điều chỉnh quy hoạch nuôi tu hài tại một số khu vực như: phía Bắc và phía Tây Nam đảo Vạn Đuối, xã Thắng Lợi; Khu Quyết Tiến, Vụng Chùa, đảo Trà Bản, đảo Đống Chén, xã Bản Sen trong quy hoạch tổng thể phát triển Khu Kinh tế Vân Đồn.
Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá mật độ đặt lồng tu hài ở một số khu vực nuôi tập trung thuộc xã Bản Sen, xã Quan Lạn và Đông Xá.
3.3.2. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư
Tập trung triển khai các hoạt động nghiên cứu về môi trường nuôi và bệnh trên các đối tượng động vật thân mềm nói chung và nuôi tu hài nói riêng. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo, quy trình công nghệ ươm giống và nuôi thương phẩm, chuyển giao cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm trên địa bàn. Gắn các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với nhu cầu, đòi hỏi thực tế của sản xuất.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy khuyến ngư, theo đó, Trạm Khuyến ngư (gồm cả khuyến nông) là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện,
chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh; mỗi xã, thị trấn có từ 1 đến 2 cán bộ khuyến ngư viên có trình độ từ cao đẳng thủy sản trở lên, mỗi thôn bản có 01 cộng tác viên khuyến ngư là người có trình độ văn hóa 12/12, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Hàng năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán