Cơ sở dịch vụ hậu cần nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tu hài (lutraria rhyncaena) tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 39)

Hiện nay, trên địa bàn Huyện có 05 doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản, trong đó tập trung chủ yếu sản xuất giống nhuyễn thể (hầu, trai ngọc, tu hài) với tổng công suất khoảng trên 500 triệu con giống/năm. Tuy nhiên, một số cơ sở đã xuống cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ ở mức cầm chừng, năng lực sản xuất hạn chế. Năm 2011, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung tại huyện Vân Đồn, với mục tiêu, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung, nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng các trại giống nhuyễn thể và vùng ươm giống để sản xuất mỗi năm khoảng 1,5 tỷ con giống nhuyễn thể sạch bệnh, chất lượng cao, cung cấp cho vùng nuôi thương phẩm của Tỉnh và các tỉnh ven biển Bắc Bộ. Dự án đi vào hoạt động sẽ là nguồn cung con giống có chất lượng, phục vụ nhu cầu nuôi của bà con nông, ngư dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện nói riêng và khu vực ven biển Bắc bộ nói chung.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Vân Đồn, năm 2011, toàn Huyện đã thả nuôi khoảng trên 350 triệu con giống thủy sản các loại. Trong khi đó, khả năng cung ứng của các cơ sở sản xuất trong Huyện chỉ đạt khoảng 11 % (tương đương khoảng 40 triệu con) nhưng chủ yếu là các giống nhuyễn thể như: trai ngọc, hầu, tu hài. Lượng giống còn thiếu phải nhập từ các trại giống khác trong tỉnh, tỉnh ngoài, Trung Quốc và thu gom tự nhiên.

Hiện nay, trên địa bàn Huyện chưa có cơ sở đại lý chuyên cung ứng thức ăn, thuốc thú y, vật tư, ngư lưới cụ thủy sản. Khi có nhu cầu, người dân thường liên hệ mua qua các đại lý tại Hạ Long, Quảng Yên, Cẩm Phả, Móng Cái hay nhập trực tiếp từ Trung Quốc qua đường biển.

Hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn Huyện hầu hết thực hiện ở quy mô nhỏ, với phương pháp chế biến thủ công truyền thống, các sản phẩm chính như: tôm nõn, cá khô, mực khô,... và nước mắn cung ứng cho thị trường nội địa. Hiện tại, có 2 doanh nghiệp đã được cấp phép xây dựng nhà máy chế biếu Hầu, sản phẩm thủy sản đông lạnh nhưng chưa triển khai thực hiện.

Về thị trường tiêu thụ, một lượng lớn sản phẩm thủy sản nuôi, khai thác tại Vân Đồn được xuất trực tiếp sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, còn lại cung ứng cho các thị trường trong Tỉnh và một số đô thị lớn khu vực phía Bắc.

3.1.2.6. Đánh giá ảnh hưởng điều kiện KTXH đến nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn.

- Thuận lợi

Nuôi trồng thủy sản đã và đang được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện, trong đó Tu hài là một trong những đối tượng được ưu tiên phát triển. Vì vậy, nghề nuôi Tu hài đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và các hộ nông, ngư dân.

Lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, người dân Vân Đồn có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Cơ cấu kinh tế của Huyện đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng về dịch vụ, du lịch, thương mại với nhiều chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, tạo điều kiện cho sản xuất và tiêu thụ các các sản phẩm thủy sản có giá trị cao như tu hài.

- Khó khăn

Đa số hộ dân trong Huyện còn nghèo, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản hạn chế.

Trình độ dân trí của ngư dân thấp, năng lực, trình độ sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế, khó khăn. Lực lượng cán bộ có chuyên môn thủy sản thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tu hài nói riêng còn yếu và thiếu đồng bộ.

3.2. HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NUÔI TU HÀI TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN 3.2.1. Hiện trạng về diện tích, sản lượng

Theo kết quả thống kê của phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Vân Đồn, năm 2011, toàn Huyện có 727 hộ dân nuôi tu hài (hộ dân và một số doanh nghiệp) với diện tích nuôi khoảng 1.076 ha, sản lượng ước đạt 2.565 tấn. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng đặt trên bãi với số lượng 1.424.290 lồng, nuôi lồng treo là 84.480 lồng và khoảng 83,9 ha diện tích nuôi thả trực tiếp.

Hiện trạng nuôi tu hài tại Vân Đồn năm 2011 được trình bày tại bảng 3.2

Bảng 3.2: Hiện trạng nuôi tu hài tại Vân Đồn năm 2011

Số TT Địa phương (xã, thị trấn) Số hộ nuôi (hộ) Diện tích nuôi (ha) Sản lượng (tấn) Hình thức nuôi Nuôi lồng treo trên bè (lồng) Nuôi lồng đặt trên bãi (lồng) Nuôi thả trực tiếp xuống bãi (ha) 1 Cái Rồng 198 18 29 10.560 6.550 2,4 2 Đông Xá 122 92 70 15.050 30.600 6,5 3 Hạ Long 58 72 352 2.500 196.000 4,0 4 Thắng Lợi 105 75 567 2.500 323.000 48,0 5 Ngọc Vừng 35 13 87 0 40.740 2,0 6 Minh Châu 10 207 33 0 9.000 0 7 Quan Lạn 32 365 540 800 40.000 0 8 Bản Sen 167 234 887 6.375 307.000 20,0 Tổng cộng 727 1.076 2.565 84.480 1.424.290 83,9

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Vân Đồn)

3.2.2. Hiện trạng cơ sở hậu cần và dịch vụ

3.2.2.1. Sản xuất và cung ứng giống

Theo thông tin từ các hộ dân, phòng Nông nghiệp&PTNT, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Huyện và Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh, năm 2011, huyện Vân Đồn đã thả nuôi khoảng 300 triệu con giống tu hài (cỡ giống từ 1,5 – 3,5 cm/con), trong đó các cơ sở sản xuất trong Tỉnh cung cấp khoảng 40%, từ Hải Phòng 20 %, từ các tỉnh phía Nam 30 % và Trung Quốc

khoảng 10 %. Trong đó, 04 cơ sở sản xuất giống của 04 đơn vị: Công ty TNHH Đỗ Tờ, Công ty TNHH Quan Minh, Công ty Cổ phần NTTS Hạ Long và Trung tâm Giống thủy sản Vân Đồn đã sản xuất và cung ứng được khoảng 30 triệu con giống cấp 1 (cỡ giống từ 1,5 đến 2,0 cm/con) phục vụ nhu cầu nuôi của chính các đơn vị và cung cấp cho các hộ dân nuôi tu hài trong Huyện.

Đa số các hộ dân đều thả nuôi Tu hài từ giống cấp 2 (2 – 3,5 cm/con); Một số hộ dân, doanh nghiệp mua giống cấp 1 từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, ươm thành giống cấp 2, sau đó đưa ra nuôi thương phẩm hoặc xuất bán cho các hộ nuôi quanh vùng, nhờ vậy chi phí giá thành mua giống giảm đi đáng kể.

3.2.2.2. Cung ứng vật tư, thiết bị

Hiện tại, Vân Đồn không có cơ sở chuyên kinh doanh các loại vật tư, thiết bị phục vụ nuôi tu hài. Các loại vật liệu như: luồng, tre, gỗ dùng làm bè, lưới lót, đậy nắp lồng, quây bãi nuôi ... được cung cấp từ tỉnh Thanh Hóa, Trung Quốc và các cơ sở kinh doanh tại Móng Cái, Hạ Long – Quảng Ninh; Cát nuôi Tu hài trong lồng được người dân khai thác quanh các chân đảo gần khu vực nuôi. Trước năm 2004, khi nhu cầu nuôi chưa nhiều, người dân thường mua các loại lồng nhựa sản xuất trong nước để nuôi tu hài, sau đó, hầu hết được nhập về từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch (đường biển) nhờ những ưu điểm như: giá thành rẻ, kích cỡ phù hợp, độ bền cao và khả năng cung ứng với số lượng lớn thuận tiện.

3.2.2.3. Thị trường tiêu thụ

Qua tìm hiểu các hộ nuôi, hộ kinh doanh hải sản được biết, hầu hết tu hài thương phẩm nuôi tại Vân Đồn được tiêu thụ trong Tỉnh và một số khu đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,... một số ít được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Phương thức tiêu thụ là, khi tu hài đến kỳ thu hoạch, chủ hộ nuôi thu và bán ngay tại bãi, bè nuôi cho các thương lái hoặc vận chuyển đi bán trực tiếp cho các nhà hàng, đại lý thu mua trong và ngoài Tỉnh.

3.2.3. Các hình thức nuôi tu hài

Theo kết quả điều tra, khảo sát, ở Vân Đồn có 03 hình thức nuôi tu hài thương phẩm là: Nuôi trong lồng nhựa treo trên các bè nổi (bè tre, luồng hoặc bè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gỗ), nuôi trong lồng nhựa đặt trên đáy biển và nuôi thả trực tiếp xuống bãi (bãi nuôi có hoặc không cải tạo trước khi thả giống).

Kết quả các hình thức nuôi tu hài tại Vân Đồn thể hiện ở bảng 3.3 hình 3.2.

Hình 3.2: Tỷ lệ hộ nuôi tu hài theo 3 hình thức tại Vân Đồn năm 2012

Nuôi lồng treo trên bè 14% Nuôi lồng đặt trên bãi 73% Nuôi thả trực tiếp xuống bãi 13%

Bảng 3.3: Các hình thức nuôi tu hài tại Vân Đồn năm 2012 Số TT Địa phương (xã, thị trấn) Tổng số hộ nuôi (hộ) Hình thức nuôi Nuôi lồng treo trên bè (hộ) Nuôi lồng đặt trên bãi (hộ) Nuôi thả trực tiếp xuống bãi (hộ) 1 Cái Rồng 198 33 161 4 2 Đông Xá 122 43 68 11 3 Hạ Long 58 5 40 13 4 Thắng Lợi 105 5 75 25 5 Ngọc Vừng 35 0 28 7 6 Minh Châu 10 0 10 0 7 Quan Lạn 32 4 28 0 8 Bản Sen 167 13 117 37 Tổng cộng 727 103 527 97

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn)

Qua bảng 3.3, hình 3.2 cho thấy, đa số các hộ dân tại Vân Đồn nuôi tu hài theo hình thức nuôi trong lồng nhựa đặt trên đáy biển (chiếm 73 %), kế đến là nuôi trong lồng nhựa treo trên bè (14 %) và hình thức nuôi thả trực tiếp xuống bãi có số hộ nuôi ít nhất (13 %). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Vân Đồn, diện tích bãi có khả năng nuôi thả tự nhiên quanh các chân đảo không nhiều, hơn nữa việc quản lý và khả năng thu hồi tu hài thương phẩm gặp khó khăn đối với những bãi nuôi có độ sâu tương đối lớn, vì vậy hình thức nuôi thả trực tiếp không nhiều. Hình thức nuôi lồng treo trên bè cần đầu tư ban đầu khá

lớn và phải có được vị trí nuôi đảm bảo các yêu cầu về độ sâu, dòng chảy, ít chịu ảnh hưởng của bão gió... để đặt bè nuôi, điều này không nhiều hộ dân có thể thực hiện được.

3.2.4. Điều kiện về vị trí, vùng nuôi tu hài

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, với các hình thức nuôi khác nhau, người dân thường lựa chọn vị trí nuôi khác nhau.

3.2.4.1. Điều kiện vị trí, vùng nuôi tu hài bằng lồng treo trên bè

Địa điểm đặt bè nuôi đảm bảo một số yêu cầu sau: - Ít chịu ảnh hưởng của bão, gió;

- Không ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm (dầu thải từ các hoạt động giao thông thủy, nước thải từ khu vực trung chuyển than, chất thải sinh hoạt…), nguồn nước ngọt trực tiếp đổ ra từ các sông, suối; Không cản trở tàu thuyền đi lại; Không nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Bái Tử Long;

- Tốc độ dòng chảy vừa phải, từ 0,2 – 0.5 m/s;

- Độ sâu thấp nhất khi thủy triều xuống kiệt từ 1,5 – 2,0 m; - Độ mặn ổn định từ 28 - 32%o;

- Độ trong tương đối cao, ổn định từ 1,5 – 2,0 m trở lên;

- Chất đáy là cát bùn, cát pha vỏ động vật thân mềm, mảnh vụn xác san hô.., nền đáy tương đối ổn định, không bị vẩn đục khi có dòng chảy mạnh.

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ dân đều chọn được các vị trí lý tưởng để đặt bè nuôi. Tuy nhiên, một số hộ để tiện cho việc đi lại, trông coi, bảo vệ hoặc kết hợp vừa nuôi cá, dịch vụ thu mua hải sản vừa nuôi tu hài đã phải chấp nhận đặt các bè nuôi gần khu vực cầu cảng, khu vực neo đậu, tránh trú bão của tàu thuyền, khu vực trung chuyển than của các tàu lớn…

3.2.4.2. Điều kiện vị trí, vùng nuôi tu hài bằng lồng đặt trên bãi

Địa điểm đặt lồng nuôi đảm bảo một số yêu cầu sau: - Ít chịu ảnh hưởng của bão, gió;

- Không ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm (dầu thải từ các hoạt động giao thông thủy, nước thải từ khu vực trung chuyển than, …), nguồn nước ngọt

trực tiếp đổ ra từ các con sông, suối; Không nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Bái Tử Long;

- Tốc độ dòng chảy vừa phải 0,2 – 0.5 m/s;

- Độ sâu thấp nhất khi thủy triều kiệt 0,2 – 1,5 m; Độ mặn 28 - 32%o;

- Chất đáy là cát pha vỏ động vật thân mềm, mảnh vụn xác san hô.., nền đáy tương đối bằng phẳng, ổn định, không bị vẩn đục khi có dòng chảy mạnh.

Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin cho thấy, ở một số xã, người dân đã tận dụng những bãi nuôi có độ sâu quá thấp hoặc quá cao để đặt lồng nuôi. Điều này dẫn tới chi phí nuôi tăng cao do phải thuê thợ lặn thả giống và thu hoạch, công tác quản lý, chăm sóc gặp khó khăn đối với những bãi nuôi có độ sâu lớn; Hoặc Tu hài bị chết do ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa hay độ mặn giảm đột ngột ở tầng mặt do lượng mưa lớn khi thủy triều xuống thấp đối với các bãi nuôi quá nông, điều này đã xảy ra ở khu vực nuôi ven đảo Thắng Lợi vào tháng 5/2010 làm hàng trăm lồng nuôi Tu hài của hàng chục hộ dân bị chết.

3.2.4.3. Điều kiện vị trí, vùng nuôi tu hài bằng hình thức thả trực tiếp

- Địa điểm nuôi nằm quanh các đảo; Chất đáy là cát pha vỏ động vật thân mềm, mảnh vụn xác san hô, nền đáy tương đối bằng phẳng;

- Không ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm (dầu thải từ các hoạt động giao thông thủy, nước thải từ khu vực trung chuyển than, chất thải sinh hoạt…), nguồn nước ngọt trực tiếp đổ ra từ các con suối; Không nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Bái Tử long;

- Thời gian phơi bãi trong những ngày thủy triều xuống thấp nhất từ 2 – 3 giờ; - Độ mặn ổn định từ 28 – 32 %o; Độ trong cao, ổn định trên 1,5 m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Kỹ thuật xây dựng bãi và chuẩn bị lồng, bè nuôi

Kết quả khảo sát tại các hộ nuôi tu hài cho thấy, kỹ thuật xây dựng bãi và chuẩn bị lồng, bè nuôi được tiến hành như sau:

3.2.5.1. Chuẩn bị bãi nuôi (hình thức nuôi thả trực tiếp xuống bãi)

Vào những ngày thuỷ triều thấp nhất, dọn sạch rong tạp trên mặt bãi, nhặt các viên đá, sỏi lớn ra khỏi bãi nuôi, san phẳng những nơi lồi lõm, tạo mặt phẳng, giảm độ nghiêng của bãi. Dùng cọc gỗ, tre ( 4 – 5 cm, dài 1,5 – 2,0 m) đóng xung quanh bãi nuôi, khoảng cách giữa các cọc từ 1m đến 2 m. Dùng lưới polyetylen dệt không gút, 2a = 1 – 2 cm, cao 70 – 100 cm rào xung quanh bãi theo tuyến cọc đã cắm. Một số hộ nuôi dùng lưới phủ lên trên mặt bãi để tránh địch hại cho tu hài, nhưng phương pháp này chỉ áp dụng với những bãi nuôi có diện tích nhỏ khoảng vài chục m2

.

2m

Hình 3.4: Mô hình nuôi thả trực tiếp xuống bãi nuôi

t bãi ự nhiên

3.2.5.2. Lồng nuôi tu hài thương phẩm

Ở Vân Đồn, người dân thường sử dụng 02 loại lồng nhựa, kích thước (dài x rộng x cao) 40 cm x 30cm x 25cm và lồng (miệng x đáy x cao) 45 cm x 30 cm x 35 cm để nuôi Tu hài thương phẩm, một số ít hộ nuôi sử dụng lồng nhựa có kích thước (miệng x đáy x cao): 60 cm x 45 cm x 35 cm do lồng có kích thước lớn, gây khó khăn cho các thao tác và vận chuyển. Lồng nuôi được lót một lớp lưới polyetylen dệt không gút, kích thước mắt lưới 1 - 2 mm, sau đó đổ một lớp cát có pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể dày 18 - 20 cm; Miệng lồng được đậy kín bằng nắp lưới 2a = 1 – 2 cm sau khi thả giống, tránh không cho địch hại tấn công tu hài trong quá trình nuôi. Các lồng nuôi được đặt trên mặt bãi sâu từ 0,2 - 1,5 m khi nước thủy triều xuống kiệt và ghép sát nhau theo từng hàng.

Trung bình mỗi m2

mặt bãi ghép được từ 4 đến 6 lồng nuôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tu hài (lutraria rhyncaena) tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 39)