2.2.1 Công tác triển khai và tìm kiếm thêm khách hàng
Là một trong những phòng giao dịch được thành lập sớm trong hệ thống Chi nhánh Sài Gòn( CNSG), do đó PGD Gò Vấp nhận được nhiều sự quan tâm chú trọng của Ban lãnh đạo Kienlong Bank. Bên cạnh đó, bản thân PGD Gò Vấp cũng có nhiều kinh nghiệm hơn so với các phòng giao dịch khác.
Bên cạnh kinh nghiệm tích lũy được cộng thêm sự nỗ lực của các nhân viên trong việc không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới cũng như giữ chân những khách hàng thân thiết như: đối với những khách hàng đến giao dịch lần đầu thì luôn nhận được sự tiếp đón nhiệt tình, cởi mở của các nhân viên trong phòng giao dịch và phòng tín dụng, còn đối với những khách hàng thân thiết thì chỉ cần đến giao dịch một vài lần là những lần sau chỉ cần khách hàng đến, nhân viên trong ngân hàng có thể đáp ứng ngay những yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng…. Chính nhờ những công tác trên mà PGD Gò Vấp trở thành một trong những phòng giao dịch đạt được lợi nhuận cũng như có lượng huy động vốn mà cụ thể là huy động tiền gửi cao nhất trong các PGD của CNSG.
Bảng 2.1: Số liệu hoạt động huy động vốn tại PGD Gò Vấp và CNSG
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009
Kế
hoạch Thựchiện Tỷ lệ % so vớiKH Kếhoạch Thựchiện Tỷ lệ % so vớiKH
CNSG 117.6 56.3 47,9% 449.881 436.272 97%
PGD Gò
Vấp 48.4 34.086 70,4% 72.19 81.908 113,5%
PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN- PHÒNG BẢO VỆ
( Nguồn: Ngân hàng Kiên Long- CNSG)
Năm 2008 tình hình kinh tế xã hội trong năm diễn biến không thuận lợi, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng cao, các NHTM đua nhau trong vấn đề tăng lãi suất nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động huy động vốn của Kienlong Bank nói chung và PDG Gò Vấp nói riêng. Mặc dù vậy với sự cố gắng của mình, số dư huy động vốn của PGD Gò Vấp năm 2008 vẫn đạt 34,086 triệu đồng( đạt 70.4% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 48,400 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 60.5% so với tổng lượng vốn huy động được của toàn CNSG, trong khi đó phần trăm đạt của toàn bộ Chi nhánh Sài gòn là 47.9%).
Nếu như năm 2008 doanh số huy động vốn đạt 34,086 triệu đồng thì đến năm 2009 khi nền kinh tế được khôi phục, con số này đã tăng lên 237.92% so với 2008( tương ứng với số tiền tăng lên là 81,908 triệu đồng), đạt 113% so với chỉ tiêu đề ra( chỉ tiêu năm 2009 là 72,190 triệu). Qua những số liệu trên ta có thể thấy công tác triển khai và tìm kiếm khách hàng của PGD Gò Vấp ngày càng đạt được nhiều kết quả tốt.
2.2.2Thông tin về lãi suất huy động cũng như các sản phẩm đi kèm Bảng 2.2: Bảng lãi suất huy động tiền gửi của Ngân hàng Kiên Long
Đơn vị tính: Phần trăm( %)
( Nguồn: Ngân hàng Kiên Long- CNSG)
Không kỳ hạn 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng Năm 2008 4.8 18.2 18.4 18.4 18.4 17 Năm 2009 3.6 7.92 8.1 8.4 8.7 9.18 Năm 2010 3.6 10.49 11.5 11.6 11.6 11.6 30
Đối với những sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn. Mức lãi suất này thường rất thấp so với lãi suất có kỳ hạn. Năm 2008 khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã tăng mức lãi suất cơ bản lên cao, nhưng lãi suất không kỳ hạn cũng chỉ tăng lên ở mức 4.8%/ năm, sang năm 2009 giảm xuống chỉ còn 3.6%/ năm và ổn định đến năm 2010.
Chính vì lãi suất thấp nên lợi ích mà sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của Kienlong Bank mang lại là điểm để thu hút khách hàng. Trước hết là tính an toàn, chính xác, bảo mật tuyệt đối, có thể gửi và rút tiền nhiều lần trên một sổ tiết kiệm, khách hàng gửi tiền một nơi cũng có thể giao dịch nhiều nơi. Đặc biệt khách hàng có thể dùng để cầm cố, bảo lãnh, thế chấp cho người thứ ba vay vốn tại Ngân hàng Kiên Long hoặc xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc thân nhân đi du lịch, học tập,... ở nước ngoài. Bên cạnh đó khách hàng cũng có tthể chuyển quyền sở hữu hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch với Ngân hàng Kiên Long và mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu.
Trong khi đó cùng với sự biến động của lãi suất thị trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Kienlong Bank cũng có sự biến đổi không ngừng qua ba năm, ta có thể quan sát sự biến động đó theo sơ đồ hình 2.2:
Hình 2.1
Nhìn vào sơ đồ hình 2.2 có thể dễ dàng nhận thấy lãi suất có kỳ hạn tăng lên cao nhất vào năm 2008( 18.2%), nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng này, cộng thêm các cơn sốt về giá dẫn đến lạm phát tăng cao. Trước tình hình đó, NHNN buộc phải nâng lãi suất căn bản lên dẫn đến các NHTM cũng phải tăng lãi suất lên cao nhằm thu hút khách hàng. Đến năm 2009, lãi suất đã giảm xuống một cách đáng kể chỉ còn khoảng 7.92% đối với kỳ hạn 1 tháng, 8.4%/ năm đối với kỳ hạn 6 tháng, và tăng nhẹ ở mức 9.18%/ năm kỳ hạn 24 tháng. Điều này được lý giải là do năm 2009 khi nền kinh tế bước đầu đi vào ổn định nhà nước cần có chính sách để các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, nên NHNN đã thực hiện giảm lãi suất cơ bản xuống nhằm giảm lãi suất huy động vốn, chi phí lãi vay cũng sẽ giảm theo. Sang năm 2010 lãi suất đã tăng lên 10.49%/ năm( kỳ hạn 1 tháng), 11.6%/ năm( kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng). Đây được xem là giải pháp mạnh góp phần bình ổn thị trường và giảm nhu cầu tích trữ USD trong dân chúng, giảm áp lực lên tỷ giá, giảm lạm phát và nhập siêu trong những tháng cuối năm.
Các sản phẩm đi kèm gồm có sản phẩm tiết kiệm thông thường và tiết kiệm linh hoạt. Về cơ bản hai loại tiền gửi này giống nhau, chỉ khác ở chỗ tiền gửi tiết kiệm linh hoạt loại tiền gửi là VNĐ, số tiền gửi tối thiểu ban đầu cho loại tiền gửi tiết kiệm linh hoạt là 1,000,000 đồng, khách hàng có thể rút vốn nhiều lần trước hạn mà không phải chịu lãi suất không kỳ hạn, cụ thể: nếu thời gian thực gửi< 1 tháng khi rút trước hạn sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn, nếu thời gian thực gửi<12 tháng thì lãi suất bằng 80% lãi suất của kỳ hạn gửi đó, còn nếu thời gian thực gửi> 12% thì tính bằng 90% lãi suất của kỳ hạn gửi đó. Nhưng số lần rút tiền không quá 2 lần/tháng và số tiền rút tối thiểu 500.000 đồng/lần. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm thông thường loại tiền gửi bao gồm cả VNĐ, USD và số tiền gửi tối thiểu chỉ ở mức 100,000 đồng hoặc 20 USD/EUR. Thay vào đó, nếu rút trước hạn khách hàng sẽ nhận lãi suất không kỳ hạn trên thời gian thực gửi. Sau đây chúng ta sẽ đi chi tiết vào hoạt động huy động tiền gửi giai đoạn 2008- 2010 của Ngân hàng Kiên Long.