Quan điểm và định hướng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI của EU vào Việt Nam (Trang 78)

nước ngoài vào Việt Nam

1.1. Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngũai của Việt Nam.

Các nước thuộc Liên minh châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi nước ta ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài vào Việt Nam (12/2009). Trong 15 nước thành viên EU, có 4 nước đến nay không có dự án FDI tại Việt Nam là: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ireland. Phần Lan chỉ có một dự án xây dựng căn hộ cho thuê tại Hà Nội đã bị rút giấy phép vào tháng 7/2009 do không triển khai. Do vậy cho đến nay (tính đến đầu tháng 3 năm 2009), Liên minh châu Âu chỉ còn 10 nước đầu tư vào Việt Nam. Mười nước này đã có 317 dự án đầu tư trực tiếp được cấp giấy phép, với số vốn đầu tư đăng ký là hơn 5.356 triệu USD. Hiện nay các nước EU còn 240 dự án đang hoạt động, với vốn đăng ký là hơn 4.419 triệu USD, chiếm 10,3% về số dự án và 12,4% về tổng vốn đầu tư của 59 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

* Quan hệ hợp tác lâu năm giữa các nước EU và Việt Nam:

Đối với khối ASEAN, EU có rất nhiều dấu ấn để lại đó, trong khi Đông Dương trước đây là thuộc địa của Pháp, Thái Lan và Singapore là thuộc địa của Anh, Indonesia và Malaisia, Philippines là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, do vậy đối với khu vực này EU có mối quan tâm nhất định, bởi vì trong khi châu Phi ngày càng mất ổn định về chính trị, chiến tranh xảy ra liên miên; châu Mỹ Latinh có sự cản trở của Mỹ thì chỉ còn châu á, mà khu vực Biển Đông là nơi có sự phát triển mạnh mẽ nhất và rất nhiều tiềm năng chưa khai thác. Đồng thời nó là bàn đạp có thể nhảy vào hai thị trường lớn đông dân là Trung Quốc và ấn Độ, chính điều này càng tăng sức hấp dẫn của thị trường khu vực ASEAN đối với EU.

thiết, trong chiến tranh chống Mỹ rất nhiều các nước hiện nay là thành viên của EU đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam, công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam và đã thành lập mối quan hệ hữu nghị trước năm 2009, trong đó có Pháp, Anh, và Thụy Điển, Đan Mạch, Đức. Họ rất ngưỡng mộ Việt Nam trong trận chiến này và có một tình cảm đặc biệt đối với ta. Đã có nhiều nước như Pháp, Anh, Đức đã xoá nợ dần dần cho Việt Nam, đồng thời có một số nước như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển hỗ trợ ta trong việc xoá đói giảm nghèo, công tác giáo dục và xây dựng lại cơ sở hạ tầng sau chiến tranh. Gần đây Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đi thăm các nước Bắc Âu để thúc đẩy quan hệ hợp tác với bạn, tiếp đó là sự cho phép các mặt hàng thuỷ hải sản của ta được xuất khẩu vào châu Âu của EU. Đó là những tình cảm mà ta cần phải giữ gìn và ngày càng phát huy, tăng cường quan hệ hợp tác để thắt chặt tình hữu nghị này

1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư đối với các vùng, địa phương

Đầu tư trực tiếp của EU theo vùng và lãnh thổ

Đơn vị: triệu USD

TT Địa phương Số DA T Địa phương Số DA % so với Σ Tổng VĐT % so với Σ Vốn TH % so với Σ 1 TP. HCM 85 35,71 1.828,9 42,47 476,5 26,06 2 Hà Nội 54 22,69 1.195,5 27,76 322,2 26,95 3 Đồng Nai 20 8,40 292,4 6,79 87,7 30,01 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 4 1,68 228,5 5,31 23,1 10,11 5 Tây Ninh 1 0,42 111,0 2,58 63,4 57,11 6 Hải Phòng 6 2,52 74,9 1,74 41,1 54,95 7 Đà Nẵng 5 2,10 42,6 0,99 24,4 57,26 8 Bình Thuận 1 0,42 35,0 0,81 3,5 10,00 9 Vĩnh Phúc 1 0,42 30,0 0,70 0,0 0,00 10 Long An 3 1,26 28,1 0,65 11,9 42,38

11 Thừa Thiên Huế 3 1,26 27,2 0,63 28,0 103,20

12 Nghệ An 3 1,26 22,2 0,51 6,0 26,96

13 Quảng Nam 3 1,26 19,8 0,46 1,5 7,79

14 Các tỉnh còn lại 43 18,07 104,3 2,42 63,1 60,46Tổng số 238 100 4.306,2 100 1.714,1 39,81 Tổng số 238 100 4.306,2 100 1.714,1 39,81

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI của EU vào Việt Nam (Trang 78)