Quan hệ hợp tác lâu năm giữa các nước EU và Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI của EU vào Việt Nam (Trang 25)

Đối với khối ASEAN, EU có rất nhiều dấu ấn để lại đó, trong khi Đông Dương trước đây là thuộc địa của Pháp, Thái Lan và Singapore là thuộc địa của Anh, Indonesia và Malaisia, Philippines là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, do vậy đối với khu vực này EU có mối quan tâm nhất định, bởi vì trong khi châu Phi ngày càng mất ổn định về chính trị, chiến tranh xảy ra liên miên; châu Mỹ Latinh có sự cản trở của Mỹ thì chỉ còn châu á, mà khu vực Biển Đông là nơi có sự phát triển mạnh mẽ nhất và rất nhiều tiềm năng chưa khai thác. Đồng thời nó là bàn đạp có thể nhảy vào hai thị trường lớn đông dân là Trung Quốc và ấn Độ, chính điều này càng tăng sức hấp dẫn của thị trường khu vực ASEAN đối với EU.

Việt Nam là một nước có quan hệ hợp tác với một số nước EU rất thân thiết, trong chiến tranh chống Mỹ rất nhiều các nước hiện nay là thành viên của EU đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam, công nhận độc lập chủ quyền của Việt

Nam và đã thành lập mối quan hệ hữu nghị trước năm 1975, trong đó có Pháp, Anh, và Thụy Điển, Đan Mạch, Đức. Họ rất ngưỡng mộ Việt Nam trong trận chiến này và có một tình cảm đặc biệt đối với ta. Đã có nhiều nước như Pháp, Anh, Đức đã xoá nợ dần dần cho Việt Nam, đồng thời có một số nước như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển hỗ trợ ta trong việc xoá đói giảm nghèo, công tác giáo dục và xây dựng lại cơ sở hạ tầng sau chiến tranh. Gần đây Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đi thăm các nước Bắc Âu để thúc đẩy quan hệ hợp tác với bạn, tiếp đó là sự cho phép các mặt hàng thuỷ hải sản của ta được xuất khẩu vào châu Âu của EU. Đó là những tình cảm mà ta cần phải giữ gìn và ngày càng phát huy, tăng cường quan hệ hợp tác để thắt chặt tình hữu nghị này.

1.4.2. Những khó khăn:a. Về phía chủ quan a. Về phía chủ quan

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong thời gian qua, nhưng có rất nhiều việc đòi hỏi phải có thời gian để có thể đạt được kết quả mong muốn. Mặc dù đã có rất nhiều lần sửa đổi Luật ĐTNN và ban hành nhiều chính sách khuyến khích nhưng chúng ta vẫn bị các nhà đầu tư phàn nàn về sự yếu kém của môi trường pháp lý, sự chồng chéo và thiếu đồng bộ của các cấp là một căn bệnh kinh niên của nước ta. Thêm vào đó là sự chưa đáp ứng kịp về hệ thống cơ sở hạ tầng, như đường xá, điện, nước, và hệ thống ngân hàng, tài chính,

Tiếp đó là có một khoảng cách quá lớn về công nghệ cũng như phương pháp quản lý giữa Việt Nam và EU, đã vậy là sự thiếu hụt về các cán bộ giỏi hoặc công nhân kỹ thuật cao, do vậy việc tiếp nhận công nghệ cao là rất khó khăn, các nhà ĐTNN thường phải bỏ tiền ra để đào tạo lại cho các lao động Việt Nam.

Một yếu tố nữa là việc Việt Nam tham gia vào AFTA, tuy sẽ góp phần tăng đầu tư của các nước trong khu vực, nhưng sẽ làm giảm các hoạt động đầu tư của các tập đoàn lớn trong đó có các tập đoàn của EU do Việt Nam phải cắt giảm thuế quan như vậy họ sẽ bị giảm quyền lực hiện có, và chắc chắn sẽ làm giảm đầu tư.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI của EU vào Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w