Tổng kết – Điều chỉnh:

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 34)

- Tự kiểm tra của các cá nhân: nhà trường đã động viên khuyến khích tạo

4. Tổng kết – Điều chỉnh:

Sau khi kiểm tra, phó hiệu trưởng chuyên môn thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ và tổng kết năm học, lưu trữ các thông tin hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra bảo đảm tính chính xác, khách quan; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn, lưu giữ nhờ máy vi tính và lưu văn bản gốc.

Kết luận kiểm tra là cơ sở cho lãnh đạo nhà trường ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm cho giáo viên; giúp cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học của nhà trường.

- Bản thân đã chỉ đạo các bộ phận làm tốt các công tác tổng kết – điều chỉnh – báo cáo – khen thưởng các thành viên tham gia tốt việc thực hiện công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong năm học, theo dõi tương đối sát bằng cách trực tiếp hay gián tiếp nên việc điều chỉnh kịp thời, đúng đắn.

- Lãnh đạo nhà trường đã làm tốt công tác tổng kết, điều chỉnh hàng tháng chứ không để cuối học kì, cuối năm. Nếu thực hiện được việc tổng kết, điều chỉnh hàng tháng một cách có hiệu quả sẽ phát huy tối đa được những ưu điểm và kịp thời sữa chữa, khắc phục các khuyết điểm, hạn chế để công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên thật sự phát huy được những tác dụng của nó.

- Bản thân yêu cầu các tổ chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm trong các cuộc họp tổ cũng như trong cuộc họp tổng kết của Hội đồng sư phạm nhà trường để công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ngày càng được thực hiện bài bản và đem lại hiệu quả cao hơn.

2.3.4.2. Kiểm tra hoạt động học của học sinh

Việc kiểm tra hoạt động học của học sinh tại trường THCS & THPT Bàu Hàm đảm bảo tính khách quan, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu do chương trình qui định. Tính khách quan của kiểm tra thể hiện ở chỗ nội dung kiểm tra phải phù hợp với yêu cầu chung của chương trình đề ra; không thể theo ý chủ quan của người ra đề kiểm tra hay đề thi, tổ chức kiểm tra phải nghiêm minh (bí mật đề thi, kiểm tra; tổ chức coi thi, coi kiểm tra nghiêm túc);

Việc kiểm tra đảm bảo tính toàn diện: kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bao quát cả khối lượng và chất lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của tất cả các môn học; cả kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy, độc lập sáng tạo; cả về ý thức tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, tự lực…

Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống: Việc kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh phải tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Có như vậy, giáo viên mới thu được những thông tin ngược về kết quả học tập của học sinh để từ đó có cơ sở thực tiễn kịp thời đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh cũng như quá trình dạy học nói chung. Mặt khác, kiểm tra thường xuyên, có hệ thống còn tạo nên nguồn kích thích tính tích cực học tập không ngừng vươn lên đạt thành tích cao trong học tập của học sinh.

Đảm bảo tính phát triển: Quá trình dạy học luôn vận động và phát triển. Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một khâu của quá trình dạy học nên khi tiến hành qui trình kiểm tra, đánh giá thành tích học tập cần được xem xét theo hướng phát triển trong tương lai của học sinh. Điều đó có nghĩa là, khi kiểm tra, đánh giá cần nhìn chung cả quá trình trên cơ sở xem xét, đánh giá từng giai đoạn, từng khâu của hoạt động học tập, rèn luyện của các em. Giáo viên cần biết trân trọng sự cố gắng, biết đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh dù đó chỉ là những dấu hiệu, những mầm mống, những tia hy vọng nhỏ bé nhất là đối với những học sinh yếu kém.

Trường THCS & THPT Bàu Hàm tổ chức kiểm tra sau khi học xong một chương hoặc một số chương (kiểm tra 1 tiết): thống nhất lịch kiểm tra, phân công giáo viên coi kiểm tra, giáo viên được phân công chấm chéo để đảm bảo tính khách quan. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường THCS & THPT Bàu Hàm được thực hiện rất nghiêm túc, khách quan và công bằng. Các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên được kiểm tra tập trung, nhà trường phân công giáo viên coi chéo, chấm chéo. Điểm số của học sinh được nhập ngay vào phần mềm VNPT sau khi chấm, công khai cho học sinh và cha mẹ học sinh để theo dõi, kiểm tra. Trong các đợt thi học kì, nhà trường bố trí các khối lớp ngồi xen kẻ với nhau ví dụ như khối 10 thi chung với khối 11, khối 6 ngồi chung với khối 7, 8.

Sau mỗi bài kiểm tra tập trung, bản thân tôi yêu cầu bộ phận giáo vụ thống kê ngay kết quả, thông báo tại bản tin tổng hợp, đồng thời giáo viên bộ môn và tổ trưởng chuyên môn cũng phải thống kê chất lượng, nắm bắt kịp thời để điều chỉnh. Hàng tháng lãnh đạo nhà trường phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh về những vấn đề sau (có thống kê các số liệu cụ thể và lưu trữ) thông qua các bộ phận như tổ trưởng chuyên môn, bộ phận phụ trách thi đua…: Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự chuyên cần, kỷ luật học tập, kết quả học tập, điểm số, tình hình kiểm tra, nhận xét đánh giá của giáo viên về học tập của học sinh, chú ý đến kết quả học tập của học sinh kém và học sinh giỏi. Trên cơ sở phân tích tình hình học tập của học sinh mà chỉ đạo việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh nhằm ngày càng nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Tại trường THCS & THPT Bàu Hàm, quản lí việc học của học sinh được lãnh đạo nhà trường rất chú trọng. Nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp, không chỉ đánh giá giáo viên mà qua đó nắm bắt được tình hình học tập của học sinh. Nhà trường tổ chức lấy ý kiến học sinh 2 lần/năm, qua phiếu lấy ý kiến học sinh sẽ phản ánh những tồn tại của nhà trường, giáo viên trong công tác giảng dạy, sẽ cung cấp cho nhà trường các thông tin quan trọng như giáo viên giảng dạy học sinh có hiểu bài không, giáo viên có trách nhiệm, nhiệt tình quan tâm đến học sinh không, giáo viên nào có phương pháp chưa phù hợp, giáo viên nào chưa khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá…Mặt khác, nhà trường thường xuyên duy trì hộp thư góp ý để nhận phản hồi từ phía học sinh, phụ huynh… về công tác giảng dạy của giáo viên, yêu cầu giáo viên thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh, thông báo tình hình học tập để cùng với gia đình kịp thời uốn nắn các trường hợp vi phạm về học tập, tu dưỡng đạo đức.

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w