Phân tích giờ dạy của giáo viên, trao đổi với giáo viên:

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 30)

- Tự kiểm tra của các cá nhân: nhà trường đã động viên khuyến khích tạo

c. Phân tích giờ dạy của giáo viên, trao đổi với giáo viên:

- Sau mỗi tiết dự giờ, những người dự giờ thường hội ý với nhau, dự kiến nội dung cùng trao đổi, sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo viên., chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi, phân tích kết quả học tập của học sinh, phân tích

những ưu khuyết điểm và thống nhất đánh giá tiết dạy, sau đó sẽ đóng góp ý kiến cho giáo viên.

- Thông thường người điều khiển cuộc trao đổi là tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn đề nghị giáo viên dạy nêu rõ mục đích yêu cầu, trọng tâm bài dạy, phương pháp giảng dạy chủ yếu sử dụng trong tiết dạy. Sau đó tổ trưởng chuyên môn mời các thành viên tham gia dự giờ góp ý, trao đổi. Các góp ý thông thường xoay quanh các ưu khuyết điểm, xoáy sâu vào phần kiến thức, chú trọng nhiều đến phương pháp giảng dạy, các hoạt động của giáo viên, các hoạt động của học sinh, cách đưa ra vấn đề của giáo viên và cách giải quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên một số giáo viên thường hay bảo vệ quan điểm của mình, không chú ý lắng nghe ý kiến của người khác nên đôi lúc nảy sinh tranh luận, tranh cãi tiêu cực ảnh hưởng đến bầu không khí làm việc của tập thể. Ở trường THCS & THPT Bàu Hàm cũng đã một vài lần xảy ra hiện tượng này do đa số giáo viên trong trường còn rất trẻ, đôi lúc hay thể hiện mình, lúc này, người quản lí và tổ trưởng chuyên môn là người có kinh nghiệm nên đã giải quyết được vấn đề này. Khi tất cả các thành viên đã góp ý, có sự thống nhất giữa mọi người, những người dự giờ tiến hành đánh giá tiết dạy. Phiếu dự giờ phải có chữ kí xác nhận của người dự, người được dự. Tổ trưởng chuyên môn tập hợp các phiếu dự giờ, nếu ở cấp tổ thì tổ trưởng chuyên môn sẽ lưu giữ ở hồ sơ của tổ, nếu là cấp trường thì tổ trưởng nộp lại cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn.

- Nhà trường đã xây dựng một chuẩn phân tích giờ dạy của giáo viên phục vụ cho việc hội ý của giáo viên sau khi dự giờ, chuẩn này nằm trong chuẩn kiềm tra giờ dạy. Theo chuẩn này, việc phân tích giờ dạy của những người dự giờ sau tiết dạy thực sự đi vào bài bản, giáo viên viết biên bản góp ý, phân tích giờ dạy, từ đó các giáo viên dễ dàng thống nhất với nhau. Vì vậy giáo viên được dự giờ sẽ được đóng góp ý kiến theo hướng tích cực, dần sẽ thay đổi dần lối mòn trong việc phân tích giờ dạy của giáo viên sau này.

- Nhà trường tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn khi tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, bố trí thời gian phù hợp, báo với Phó Hiệu trưởng chuyên môn có thể đổi tiết trong phạm vi cho phép để việc phân tích sau khi dự giờ được tiến hành kịp thời và thật sự đem lại hiệu quả cho cả người dự lẫn người dạy.

- Nhà trường đã quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra, thường xuyên phổ biến, hướng dẫn để giáo viên học tập các văn bản hướng dẫn của cấp trên, chỉ đạo cho bộ phận thư viện đóng thành các tập tài liệu để giáo viên thuận tiện trong việc cập nhật, tìm hiểu. Lãnh đạo nhà trường nói chung, bản thân tôi nói riêng cũng thường xuyên làm công tác tư tưởng cho giáo viên hiểu rõ việc được kiểm tra sẽ có tác dụng giúp giáo viên nhìn nhận đúng khả năng của mình, được tư vấn, thúc đẩy là điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

Tuy nhiên công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp ở Trường Bàu Hàm cũng còn một số hạn chế:

- Đôi khi sau giờ dạy những người dự giờ phải có tiết dạy nên việc hội ý, phân tích giờ dạy của giáo viên không được tiến hành kịp thời hoặc không đủ thành phần. Một số tiết dự giờ được tiến hành vào tiết cuối buổi sáng, giáo viên

lại có giờ dạy vào đầu buổi chiều nên giáo viên không thể ở lại phân tích giờ dạy, công việc đó được dời lại vào một buổi khác nên mất đi tính thời sự, đôi khi sau đó không thể tập hợp được những giáo viên đã dự giờ để phân tích, một số giáo viên chỉ gửi phiếu đánh giá kết quả giờ dạy mà không tham gia góp ý, nhận xét và phân tích giờ dạy. Việc phân tích giờ dạy của giáo viên thường đi vào việc nêu những ưu khuyết điểm của giờ dạy, chưa chú ý đến việc tư vấn, thúc đẩy cho giáo viên tiến bộ hơn. Mặt khác do nhà trường thiếu đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm nên việc tư vấn, thúc đẩy cho giáo viên sau tiết dự giờ cũng chưa có hiệu quả cao.

- Hầu hết các giáo viên khi góp ý đều cho rằng mình quan điểm của mình hợp lí, mỗi người mỗi ý, ai cũng cho rằng mình đúng nên đôi khi người được góp ý cảm thấy rối, không định hướng được vấn đề. Có lúc có những câu nói mang nặng tính cá nhân, tính áp đặt vấn đề, dễ gây phản cảm cho giáo viên.

- Do sự chuẩn bị dự giờ không tốt nên một số giáo viên sau khi dự giờ không biết trao đổi, góp ý gì cho đồng nghiệp, không thấy được sự tiến bộ của đồng nghiệp so với lần kiểm tra trước để động viên, khuyến khích kịp thời. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ các tiêu chí đánh giá trong phiếu dự giờ nên việc đánh giá chưa sâu sát, thiếu khách quan, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng đánh giá cả nể, cho qua, hiệu quả không cao.

- Đa số giáo viên trong Trường THCS & THPT Bàu Hàm còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, ngay cả các thành viên trong lực lượng kiểm tra cũng chưa được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa thật sự nắm được hết nhiệm vụ của công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Thông thường người kiểm tra chỉ thấy được ưu, khuyết điểm mà không biết những ưu, khuyết điểm này xuất phát từ đâu, cách khắc phục ra sao, có thể nghiên cứu thêm các tài liệu nào để bổ sung kiến thức.

- Ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm, vấn đề trao đổi góp ý cũng gặp vướng mắc vì là trường có nhiều cấp học. Giáo viên cấp THCS & THPT cùng bộ môn sẽ sinh hoạt cùng tổ chuyên môn, cùng đi dự giờ và góp ý, đôi khi có những trường hợp bất đồng quan điểm do mỗi cấp học có những đặc trưng riêng về phương pháp giảng dạy, đối tượng học sinh, tâm lí lứa tuổi của học sinh. Vì vậy, thông thường khi giáo viên khối THCS góp ý cho giáo viên khối THPT hoặc ngược lại hay xảy ra các tranh cãi, người góp ý thấy rằng ý kiến của mình không được tôn trọng, người được góp ý thấy rằng sự góp ý đó không phù hợp với mình nên từ từ việc góp ý như vậy trở thành hình thức, không thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Từ những hạn chế đó, bản thân tôi cũng suy nghĩ và đưa ra các giải pháp sau, tiến hành thực hiện và cũng đã thu được kết quả nhất định.

- Đề xuất ra một quy trình trao đổi, góp ý, đánh giá giáo viên phù hợp với các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở và phù hợp với chuẩn kiểm tra giờ dạy của trường. Người quản lí thường xuyên trao đổi với giáo viên cùng xây dựng một tinh thần chung đó là tinh thần trao đổi thảo luận để cùng nhau tiến bộ chứ không phải đơn thuần là góp ý.

- Hướng dẫn giáo viên khi trao đổi với người dự giờ nên bắt đầu bằng lời khen, nêu ra những ưu điểm sau đó mới góp ý các hạn chế một cách chân thành.

Người dự giờ phải nắm thật chắc về chuyên môn, phải quan sát thật kĩ tiết dạy, phải chọn lựa những câu góp ý thật đúng trọng tâm. Người góp ý không nên mang cái tôi vào và không nên mang tính khẳng định trong những câu nói, hãy để cho giáo viên suy nghĩ, họ tự sẽ có cách nhìn nhận và tiếp thu. Với thái độ trao đổi nhẹ nhàng, chân tình, lực lượng kiểm tra sẽ đạt được kết quả tốt trong việc góp ý cũng như tư vấn, thúc đẩy cho giáo viên ngày càng tiến bộ.

- Quán triệt cho giáo viên tinh thần làm việc nghiêm túc, trước khi dự giờ phải chuẩn bị kĩ càng. Lãnh đạo yêu cầu lực lượng kiểm tra nghiên cứu trước bài dạy thật kĩ, chuẩn bị các câu hỏi để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau tiết học để lấy đó làm cơ sở đánh giá và góp ý cho giáo viên.

- Tạo mọi điều kiện để các thành viên trong lực lượng kiểm tra được học tập, bồi dưỡng thêm về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu nhà trường có được lực lượng kiểm tra có năng lực thì chất lượng giáo dục của nhà trường chắc chắn sẽ được nâng cao do đội ngũ giáo viên được tiến hành kiểm tra đúng nghĩa, được đánh giá một cách khách quan, từ đó tạo động lực cho giáo viên vươn lên. Quan trọng hơn là giáo viên được tư vấn, thúc đẩy, có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

- Hiệu trưởng cũng như Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần phải thường xuyên sinh hoạt với các tổ chuyên môn, lắng nghe, trao đổi để giáo viên nhận thấy rằng sự khác biệt giữa các cấp học là một điều khách quan mà ta phải chấp nhận. Quan trọng là giáo viên phải hiểu được điều đó để thông cảm cho nhau, tiếp thu những điều gì chung nhất, cốt lõi nhất trên tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w