Quan sát giờ dạy trên lớp:

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 29)

- Tự kiểm tra của các cá nhân: nhà trường đã động viên khuyến khích tạo

b. Quan sát giờ dạy trên lớp:

- Đa số giáo viên dự giờ đều thực hiện được các bước cơ bản khi tham gia dự giờ như: quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy, ghi lại các hoạt động giảng dạy

của thầy, hoạt động học tập của học sinh và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học, ghi nhận thông tin và các tình huống xảy ra trong tiết dạy.

- Ở trường THCS & THPT Bàu Hàm, do lực lượng kiểm tra còn thiếu về số lượng và chất lượng nên cũng gặp không ít khó khăn. Đối với giáo viên lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm thì cũng không gặp khó khăn nhiều trong việc quan sát nhưng lực lượng này trường có rất ít, nhưng đối với giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thì việc quan sát giờ lên lớp tương đối khó khăn. Vì vậy người quản lí nhà trường đã xây dựng quy trình dự giờ, đánh giá này, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên trẻ phải theo đúng quy trình này, đó là nề nếp cần phải xây dựng, là nền tảng cho sự thay đổi một cách cơ bản cho đội ngũ tương lai của nhà trường.

- Tuy nhiên một số giáo viên còn mang tính chủ quan, chưa chú ý đến phương pháp giảng dạy, không quan tâm nhiều đến cách đưa ra tình huống có vấn đề của giáo viên, cách giải quyết tình huống có vấn đề của học sinh và

- Trong năm học 2013-2014, nhà trường đã có sự thay đổi trong công tác tổ chức đem lại hiệu quả hơn. Trong những năm đầu, do số lượng giáo viên ít, việc thực hiện việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên còn một số bất cập. Khi thực hiện Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nhà trường chia thành 2 tổ Khoa học tự nhiên (Tổ Toán – Tin, Tổ Hoá – Lý – Công nghệ, Tổ Sinh – TDQP – Nhạc – Mỹ thuật) và Khoa học xã hội (Tổ Văn- GDCD, Tổ Sử - Địa – Anh), yêu cầu tất cả giáo viên phải tham gia dự giờ tất cả các tiết thuộc 2 phân môn tự nhiên, xã hội này. Như vậy giáo viên dạy thể dục bắt buộc phải dự giờ tiết Toán, Hoá, Lý, Công nghệ…Mặc dù giáo viên sẽ ít nhiều học hỏi được tác phong đứng lớp nhưng cách tổ chức như vậy thật sự chưa đem lại hiệu quả trong việc quan sát giờ dạy của giáo viên: số lượng giáo viên tham gia dự giờ một tiết dạy quá đông, nhiều lúc nhiều hơn cả số lượng học sinh trong lớp, dự giờ chéo môn khiến giáo viên không chú ý nhiều, thậm chí có giáo viên còn làm việc riêng, chỉ có mặt cho có, đôi khi lại làm cho giáo viên đang dạy cảm thấy không thoải mái, ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên đứng lớp.

- Lãnh đạo nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng thường xuyên nói chuyện, phân tích, tuyên truyền cho giáo viên một tinh thần tích cực khi quan sát giờ dạy. Những các mới, cái hay, cái tốt trong giờ dạy phải được người dự giờ tiếp thu để ngày càng tăng thêm kinh nghiệm, phong cách giảng dạy ngày càng phong phú hơn. Những tình huống hạn chế trong giờ dạy cũng phải được người dự giờ nhìn nhận chi tiết để không vấp phải trong quá trình giảng dạy của mình. Với tinh thần đó, việc dự giờ, quan sát giờ dạy, đóng góp ý kiến sau giờ dạy không còn chỉ quan tâm đến việc phê bình nặng nề mà còn phải quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác một cách tích cực hơn. Để công tác này đạt hiệu quả, nhà trường cũng đã điều chỉnh trong cách tổ chức, ngoài những thành viên trong Hội đồng chuyên môn, chỉ nên bắt buộc đối với giáo viên cùng chuyên môn còn đối với các giáo viên chéo môn chỉ khuyến khích để việc quan sát giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w