Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp:

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 28)

- Tự kiểm tra của các cá nhân: nhà trường đã động viên khuyến khích tạo

3. Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp:

Trong việc chỉ đạo công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp lãnh đạo nhà trường đã làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Ra quyết định về kiểm tra.

- Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.

- Sử dụng và phối hợp các phương pháp hình thức kiểm tra đối với mỗi nội dung kiểm tra cụ thể. Các hình thức kiểm tra rất phong phú đã thực hiện : theo thời gian, theo nội dung, theo phương pháp, theo số lượng của đối tượng kiểm tra, theo thời điểm thực hiện việc kiểm tra.

* Dự giờ báo trước:

Nhằm xem xét năng lực cao nhất của giáo viên sau khi đã có đã có những điều kiện chuẩn bị thể hiện trong giờ lên lớp.

Ở trường THCS & THPT Bàu Hàm, việc dự giờ báo trước này được thực hiện theo kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần đã nói ở trên.

* Dự giờ đột xuất:

Lãnh đạo nhà trường dự giờ theo kế hoạch riêng của bản thân, hình thức này cho phép xác định rõ người giáo viên chuẩn bị bài dạy như thế nào, lớp học đã hoạt động ra sao trong thời gian bình thường. Để tránh sự căng thẳng về mặt tâm lý, người lãnh đạo nhà trường đã “bình thường hoá” việc dự giờ của mình một cách thân thiện và tạo ra không khí thoải mái “sẵn sàng” được dự giờ ở mỗi giáo viên.

* Dự các giờ lên lớp song song:

Bản thân tôi đã dự các giờ lên lớp của hai hay nhiều giáo viên dạy cùng khối về một đề tài. Khi đi dự tôi đề nghị giáo viên có giờ song song cùng tham gia đề nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhờ phương pháp song song này người quản lí có thể so sánh đánh giá các giáo viên một cách khách quan, công bằng. Từ đó khuyến khích việc học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

* Dự các giáo viên khác nhau dạy cùng một lớp:

Nhằm xem xét, so sánh mối quan hệ giữa các giáo viên khác nhau với cùng một đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Ví dụ tôi thực hiện dự giờ ở cùng

một lớp 11A4, tôi nhận thấy rằng học sinh học giờ Lý rất sinh động nhưng lại rất thụ động trong các giờ học khác như Văn, Anh văn...

- Tuy đã thực hiện được các hình thức dự giờ khác nhau như vậy và cũng đem lại hiệu quả tương đối tốt trong công tác đánh giá, nhận xét giáo viên nhưng do điều kiện khách quan, trường chưa có được đội ngũ giáo viên mạnh về chuyên môn cũng như trong năm học 2013-2014 chưa mời được thanh tra chuyên môn của Phòng, Sở Giáo dục nên còn một số hình thức dự giờ mặc dù bản thân rất mong muốn chưa thực hiện được:

* Dự giờ theo đề tài:

Người quản lí dự một chu trình các bài giảng về một chương trình hay một phần của chương của một giáo viên nào đó nhằm nghiên cứu toàn diện hệ thống làm việc của giáo viên. Hình thức này cho phép xác định mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên, đưa ra lời khuyên đối với giáo viên để hoàn thiện tay nghề sư phạm. Hình thức này cần thiết khi muốn tìm hiểu công tác giảng dạy của giáo viên mới, cho phép xác định chính xác các nguyên nhân thực chất của một vài khuyết điểm mà giáo viên mắc phải, hình thức này cũng nhằm nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến.

* Dự giờ có mục tiêu và mời chuyên gia cùng dự:

Chuyên gia thường là cán bộ chỉ đạo chuyên môn và cán bộ thanh tra chuyên môn của Sở Giáo dục, khi xuất hiện một sự hoài nghi nào đó và khi muốn nghiên cứu sâu hơn về một phương pháp mới.

Trong chỉ đạo công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp Hiệu trưởng đã giao trách nhiệm cho bản thân tôi chỉ đạo thực hiện quy trình dự giờ theo một số nội dung chính như sau:

Một phần của tài liệu skkn công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường thcs thpt bàu hàm năm học 2013-2014 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w