Mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 89)

3.2.5.1. Duy trì và phớt triển thị trường ASEAN,

Theo chương trình thành lập Khu vực mậu dịch lự do của khối A SEA N (A FTA ) trong khuôn khổ H iệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) các nước A SEA N sẽ thực hiện việc cắt giảm thuế quan vào năm 2003 để khuyến khích thương mại các nước.

Cho tới nay, lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước A SEA N đưa ra được đánh giá là khá chậm. Tổng số dòng thuế trong 4 năm danh mục sản phẩm tham gia CEPT (đanh mục cắt giảm ngay, danh mục tạm thời chưa cắt giảm , danh mục các mặt hàng nhạy cảm và danh mục không cắt giảm thuế quan) mà m ỗi nước đưa ra rất khác nhau. Thái Lan và M alaixia đưa ra hơn 9 0 0 0 dòng, Singapore, Philippin và Brunêy khoảng 6 0 0 0 dòng, Lào 3500 dòng và V iệt Nam đưa ra 3015 dòng thuế.

Sáu nước Brunêy, inđônêxia, M alaixia, Philippin, Singapore và Thái Lan sẽ đưa vào Danh mục cắt giảm ngay từ 89% tới 99% tổng dòng thuế, M yanm a đưa vào danh mục này 43%, Lào 35% và V iệt Nam đưa vào 56% tổng dòng thếu. R iêng số dòng thuế cắt giảm ngay có thuế suất 0% vào năm 2003 Philippin là 0, Thái Lan 1,8% số dòng thuế, Inđônêxia 21%, M alaixia 45% và Singapore 100% (nghĩa là tất cả số dòng thuế). Đ ối với danh m ục nhạy cảm , s ố sản phẩm thuộc Danh mục này của Singapore là 0; của Philippin 68, của M alaixi 85, của Lào 88 và V iệt Nam 17.

Danh m ục các mặt hàng loại trừ hoàn toàn, tức là cấm xuất - nhập khẩu mà các nước đưa ra thường cao hơn Danh mục mặt hàng nhạy cảm. Singapore đưa ra 120 mặt hàng, Brunêy 20 3 , Lào 99, ĩnđỏncxia 72, Thái Lan 0 và V iệt Nam 127.

Trong Danh mục loại trừ tạm thời, lức là sẽ dàn dẩn chuyển sang các mặt hàng có thuế suất 0 - 5 % , Singapore không có mặt hàng nào, M yanma 2 987, Lào 2 1 29, M alaixia 215 và các nước khác dưới 200.

Những cam kết về đầu tư trong khuôn khổ hiệp định khung về khu vực đầu tư A SEA N (H iệp định A IA ), WTO, APEC và H iệp định thương mại Việt - Mỹ có phạm vi và mức độ khác nhau nhưng đều hướng vào mục tiêu chung là tự do hoá đầu tư quốc tế trên cơ sở thực hiện ch ế độ đối xử quốc gia và mở cửa các lĩnh vực kinh tế cho đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo quy định của H iệp định AIA, ngoài các biện pháp và lĩnh vực được chủ động liệt kê trong các Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm của mình; các nước thành viên A SEA N sẽ dành đối xử quốc gia và mở cửa các ngành nghề cho các nhà đầu tư A SEA N ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Danh mục loại trừ tạm thời bao gồm các biện pháp hoặc lĩnh vực tạm thời chưa thể dành đối xử quốc gia hoặc mở cửa ngay đối với các nhà đầu tư ASEAN, nhưng sẽ được loại bỏ dần trong khung thời hạn thực hiện Khu vực đầu tư ASEAN (đối với Việt Nam thời hạn loại bỏ cuối cùng là năm 2010).

Danh m ục nhạy cảm bao gồm các biện pháp hoặc lĩnh vực chưa thể xác định thời hạn dành đối xử quốc gia hoặc m ở cửa cho nhà đầu tư A SEA N , nhưng sẽ được các nước thành viên xem xét lại vào năm 2003 để sau đố trong từng thời rút ngắn hạc dần sang Danh mục loại trừ tạm thời.

V ới việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan, để có khả năng duy trì thị trường A SE A N của nước ta sẽ rất kho khăn đo các nước trong khu vực có những hàng hoá xuất khẩu rất giống nhau. D o vậy chúng ta để có thể xuất khẩu được thì buộc phải nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

3.2.5.2. Khơi thông hiệp định Ihương mại Việt - Mỹ.

Đ ể m ở rộng thị trường xuất - nhập khẩu ở nước ta hiện nay thì việc đàm phán để ký hiệp định thương mại với M ỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. N ếu ký được hiệp định thương mại với M ỹ, ta được hưởng quy ch ế tối huệ quốc hàng hoá của V iệt N am sẽ dể dàng hơn khi thị trường M ỹ (do được miễn và giảm thuế), đồng thời nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xúc tiến tham gia vào tổ chức WTO của V iệt Nam.

Hiệp định này được phía M ỹ dự thảo trên cơ sở những nguyên tắc của WTO, N A F T A và hiệp định đầu tư đa biên (M A I) đang đàm phán giữa các nước OECD. D o vậy, tuy là một hiệp định song phương, nhưng nó bao hàm hầu hết các cam kết mà V iệt Nam đang hoặc sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ W TO, APEC. N hiều điều khoản của H iệp định này, đặc biệt các điều khoản liên quan đến thương mại có phạm vi, đối tượng, mức độ cam kết toàn diện và cao hơn so với WTO và AEPC, cụ thể là:

- Thực hiện c h ế độ đối xử đối quốc gia trên cơ sở xoá bỏ m ọi khác biệt liên quan đến thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư Mỹ được phép:

+ Tự do lựa chọn đối tác, hình thức đầu tư, địa bàn đầu tư, tỷ lệ sở hữu, chuyển nhượng cổ phần trong công ty.

+ Tự quyết định hình thức quản lý và hoạt động của công ty, bao gồm cả quyền bỏ phiếu phù hợp với tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty.

+ Đ ược góp vốn tham gia dự án đầu tư dưới mọi hình thức (gồm cả ngoại tệ nội tệ, quyền sử dụng đ ấ t....); được thế chấp, nhận thế chấp và chuyển quyền chuyên nhượng sư dụng đât;

+ Tư do chuyển giao công nghệ vào hoặc ra khỏi V iệt Nam mà không bị bất cứ hạn chê nào về loại hình và trình độ công nghẹ.

+ Tự do ký kết hợp đồng lao động với cá nhân do họ tự lựa chọn để quản lý công ty hoặc thuê lao động nước ngoài trong trường hợp lao động Việt Nam không đảm nhiệm được công việc.

- Loại bỏ các b i ệ n pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMS) vào năm 2002 hoặc vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nếu thời điểm nào diễn ra sớm hơn. R iêng biện pháp cân đôi thương mại và cân đối ngoại tệ phải loại bỏ ngay sau khi H iệp định thương mại V iệt - M ỹ có hiệu lực.

- Loại bỏ yêu cầu nội địa hoá theo lộ trình nhất định (M ỹ yêu cầu loại bỏ vào năm 2 0 0 2 hoặc vào thời điểm V iệt Nam gia nhập W TO, nếu thời điểm nào diễn ra sớm hơn),

3.2.5.3. Tiến tới H iệp định vê các biện pháp đầu tư liên quan đến

1 hương m ại (WTO - TRIMS).

Với xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu, nếu chúng ta không có các chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế thì hàng hoá của chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc xâm nhập vào thị trường thế giới. Đ ể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng. Vì vậy, V iệt Nam cần phải tham gia vào tổ chức WTO và thực hiện nghiêm ngặt những quy định của TRIM S thì mới được các nước, các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng.

M ục ticu của H iệp định này là nhằm xoá bỏ các hạn ch ế đối với hoạt động thương mại hàng hóa của dự án đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế. Theo đó, các thành viên không được áp dụng bất kỳ biện pháp nào trái với nghĩa vụ dành đối xử quốc gia (điều 3) và loại bỏ han ch ế về định lượng (điều 9) của GATT n ă m ỉ9 9 4 (N g u ổ n [41]). Những biện pháp này gồm các quy định của pháp luật, chính sách do một nước ban hành nhằm đạt được mục tiêu phát triển một số ngành kinh tế nhất định của mình bằng cách yêu cầu dự án đầu tư phải đáp ứng một số điều

kiện trong việc thành lập, mở rộng hoặc được nhận ưu đãi khuyến khích đầu tư, cụ thể là:

- Yêu cầu mua hoặc sử dụng một tỷ lệ nhất định sản phẩm nội địa trong hàng lioá sản xuất.

- Yêu cầu số lượng hoặc giá trị hàng hoá nhập khẩu phải ngang bằng với số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu ;

- Hạn c h ế nhập khẩu bằng cách hạn chê khẳ năng tiếp cận nguồn ngoại tệ.

Các biện pháp không được liệt kê trong Danh mục minh hoạ nói trên, nhưng trái với nguyên tắc đối xử quốc gia hoặc không phù hợp với quy định về việc loại bỏ hạn ch ế định lượng cũng được coi là trái với TRIMS.

Theo cách hiểu rộng thì những biện pháp khuyền khích đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, m iễn giảm tiền thuê đ ấ t... cũng vi phạm TRIM S vì chúng tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng trong thương mại hàng hoá và làm m éo mó quyết định đầu tư, làm cho nhà đầu tư lầm tưởng chi phí hoạt động thực tế thấp hơn mức dự kiến và chỉ đầu tư vào những lĩnh vực được khuyên khích. Theo quy định của H iệp định, kể từ ngày 1-1-1995, các biện pháp trái với TRIM S phải được loại bỏ trong vòng 3 năm đối với các nước đang phát triển và 7 năm đối với các nước chậm phát triển.

3.2.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ và doanh nghiệp ngoại thương.

Trong những năm vừa qua nước ta khi mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực, nó còn bộc lộ nhiều hạn c h ế vể trình độ nghiệp vụ quản ] ý __ hoạt động xuất - nhâp khẩu nên đã bị nhiều thua thiệt khi ký kết các hợp đồng mua bán với nước ngoài.

D o vậy việc đào tạo lại, bồi dưỡng để nhanh chóng tạo ra một đội ngũ quản lý kinh doanh g iỏi, íhạo và linh hoạt thích ứng với nền kinh tế thị trường là một nhân tố rất quan trọng cho sự nghiệp đối mới kinh tế và thay đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng.

Trong lĩnh vực ngoại thương, hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc với các bạn hàng, các đối tác thuộc các chính kiến khác nhau, thì việc có một đội ngũ cán bộ ngoại thương giỏi có đầy đủ năng lực và phẩm chất để làm

v i ệ c là rất cần thiết.

Một đội ngũ cán bộ ngoại thương mạnh là đội ngũ có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy m ô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền sản xuất trong nước. Đ ồn g thời, phải nắm bắt được chính xác m ọi thông tin về sự thay đổi nhu cầu và giá cả của thị trường, những nguyên nhân gây nên sự thay đổi đó (như các diễn biến về chính trị, quân sự, tài chính, tiền tệ ...; sự

t h a y đổi chính sách của chính phủ của một q u ố c gia nào đó t r ê n thế g iớ i...) cho dù là nặng nề, thậm chí mang tính tàn phá cũng phải được cung cấp kịp thời. Đ ó là con đường duy nhất giúp cho lãnh đạo các doanh nghiệp ngoại thương kịp thời xử lý vấn đề trước khi nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Đ ể có một đội ngũ cán bộ và doanh nghiệp ngoại thương như vậy, ĩn ỗi nhân viên và cán bộ doanh nghiệp trước tiên là những người giỏi chuyên m ồn nghiệp vụ vị trí hoạt động của mình trong doanh nghiệp, đổng thời phải g iỏ i ngoại ngữ tiếng anh và ngôn ngữ thị trường mục tiêu của doanh n g h iệp ... đồng thời phải nắm được kỹ năng sử dụng các phương tiện phân tích thông tin hiện đại như máy vi tính, F a x ... để nâng cao khả năng phân tích tin chính xác, nhanh và kịp thời.

Đ ể đạt được mục tiêu có một đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi thì vấn đề là phải đào tạo, bổi dưỡng. V ì thế cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng. Cần tiếp tục phương chAm "đa dạng hoá" các hình thức đào tạo, kể cả việc m ở các lớp dài hạn và

ngắn hạn trong nước và sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế để bồi dưỡng các lý thuyết và kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhằm dạt hiệu quả kinh tế cao.

Trong hoạt động kinh doanh buôn bán với nước ngoài, cơ c h ế kinh doanh, phương pháp kinh doanh của các đơn vị kinh tế của ta không thể thoát ly khỏi thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo cán bộ VC luật thương mại, về tiếp thị thị trường, lập k ế hoạch phát triển doanh nghiệp, vấn đề bảo hiểm hàng h o á ... cần được giải quyết nhanh chóng.

Đ ể hoạt động ngoại thương V iệt N am phát triển cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, đồng thời phải đảm bảo thống nhất giữa mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế. Nhưng mục tiêu chính vãn phải phù hợp với bối cảnh chung của quốc tế hiện nay. Có như vậy thì chúng ta mới thực hiện được mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế để đảm bảo dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

KẾT LUẬN

N goại ihương vừa là một nguồn lực vừa là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, hầu hết các quốc gia đều thực hiện một chính sách kinh tế mở. v ề thực chất, chính sách kinh tế m ở là sự phát triển mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó, hoạt động ngoại thương có vị trí trọng tâm và là động lực trực tiếp đưa lại sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

ở nước ta, từ khi có chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Đ ảng và Nhà nước, trong hoạt động ngoại thương đã đạt được những thành tựu to lớn. Phát triển ngoại thương đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, đời sống của nhân dãn được cải thiện và đặc biệt đã có quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp với nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Xuất phát từ thực trạng hoạt động ngoại thương trong thòi gian qua cũng như tình hình kinh tế đất nước và bối cảnh quốc tế, việc định hướng đúng đắn m ột chiến lược phát triển ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước có ý nghĩa quan trọng.

Trên cơ sở nêu lên hệ thống các lý thuyết phát triển ngoại thương để nêu bạt lên vai trò quan trọng của hoạt động ngoại thương đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng nhu trên toàn thế giới. Từ đó luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng của hoạt động ngoại thứơng V iệt Nam , là cơ sở quan trọng để đưa ra định hướng chiến lược phát triển ngoại thương trong những năm tiếp Iheo.

Đ ể đảm bảo cho hoạt động ngoại thương phát triển, trong thời gian tới cán phải thực hiện đồng bộ các chính sách vĩ mô. Trong đó, việc từng bước

phá bỏ hàng rào quan thuế và phi thuế quan khi thực hiện những cam kết cắt giảm thuế quan của khu vực mậu dịch tự do A SEA N vào năm 2006. Đ iều đó đổng nghĩa với việc các doanh nghiệp V iệt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cũng như việc đàm phán để kỷ được hiệp định thương mại với M ỹ và xúc tiến tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) càng có ý nghĩa đặc biệt.

Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn, luận văn chưa có khả năng đề cập được hết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. V ì vậy, tác giả luận văn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và những người quan tâm đến sự phát triển của nền ngoại thương V iệt Nam.

TÀI UỆU THAM KHẢO

1. Adam Smith, của cải của các dân tộc, N xb Giáo dục, 1996. 'C

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 89)