Thị trường xuất-nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

V iệt N am nằm trong m ối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước trong khu vực, trong bối cảnh đó v iệc m ở rộng thị trường của nước ta cũng không thể đi ngoài xu hướng chung của khu vực. V ới xu thế hiện nay, chắc chắn V iệt N am cũng nằm trong m ối quan hệ lẫn nhau về kinh tế giữa các nước và cũng sẽ m ở rộng quan hộ phân côn g hợp tác quốc tế theo chiều ngang trong phạm vi các nước Châu Á. N hiều năm qua trong chính sách kinh tế đối ngoại, trước hết vào khu vực Châu Á, kết hợp chặt chẽ với hướng nội, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đòi hỏi phát triển mạnh cơ sở hạ tầng trong nước.

V ới phương châm "đa phương hoá, đa dạng hoá" quan hệ kinh tế đối ngoại, từ Đ ại hội VII chúng ta đã long trọng tuyên b ố "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, phát triển, trên cơ sở hợp tác, hiểu biết, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đôi

bên cùng có lợi"(Nguồn [56]) . H iện nay V iệt N am đã có quan hệ thương mại với 120 nước và đã ký hiệp định thương mại với hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, thể hiện sự m ở rộng phát triển kinh tế ra bên ngoài của Đ ảng ta.

Như vậy thị trường xuất nhập khẩu của nước ta trước kia chủ yếu vào thị trường các nước X H C N (cũ), nay đã nhanh chóng chuyển sang thị trường ngoài khối này và ngày càng đóng vai trò chủ đạo (xem bảng 10).

Bảng 10 : Thị trường xuất - nhập khẩu V iệt N am thời kỳ 1991 -1 9 9 9 Đơn vị % 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 xuất k h ẩu Singapor 12 20 ,4 15,6 12,7 14,7 12,7 26 12,6 8 Trung Q uốc 5 14,1 13,8 14,8 17,2 12,6 11,1 9,8 6 Anh 4 0,1 1,1 0,8 1,4 1,4 1,7 2,8 4 Đức 6,3 0,3 1,3 1,7 2,8 4 3,1 3,8 6 Nhật Bản 16 31,3 27,2 30,3 28,3 26 ,9 25,9 24 ,6 15 Hàn Quốc 2,5 2,2 3,1 3,2 2,1 3,3 3 ,4 3 ,4 2,8 Úc 5 0,2 0,7 1,8 1,2 3,8 4,5 4 ,2 6 M ỹ 3 0 0 0 2 ,4 3,1 2,8 3 3 Khác 4 6 ,2 31 ,4 37,2 34,7 2 9 ,9 32,2 21 ,5 35,8 4 9 ,2 N h ập k h ẩ u Singapor 19,9 30,9 32,3 31 19,7 17,5 18,6 17,9 16,1 Trung Q uốc 4 ,4 0,8 1,3 2,5 2,5 4 2,9 3,5 5,9 Pháp 3,3 6,3 6 ,4 7 ,8 4,1 3,4 3,7 4,7 2,6 Đức 3 ,6 4,3 1,6 2,1 2 ,6 2,2 2,6 2 ,4 2,3 Nhật Bản 12,8 6,8 9,4 13,2 10,1 11,2 11,3 12,3 12,7 Hàn Q uốc 12,4 6,5 8,3 14,1 12,4 15,4 16,9 13,4 12,4 Ú c 1,2 0 ,6 0,9 1,1 1,2 1,3 1,4 1,7 1,8 M ỹ 2,8 0 0,1 0,1 0,8 1,6 2,2 3,6 2,9 Khác 39,6 43,8 39,7 28,1 46 ,6 4 3 ,4 4 0 ,4 4 0,5 4 3 , 3 (N guồn [23])

Qua bảng 10 chúng ta thấy rằng trong thời gian vừa qua, V iệt N am cũng nằm trong xu th ế chung của khu vực là quan hệ với N hật Bản, các nước N IC s và khối A SE A N . Còn thị trường các nước SNG và Đ ô n g Âu ]à

thị trường truyền thống nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất

khẩu của V iệt Nam.

Theo số liệu thống kê năm 1998 xuất khẩu của Việt Nam vào thị Irường Châu Á chiếm 65% , Châu Âu chiếm 23%, Bắc Mỹ chiếm 7%, Châu Phi chiếm ỉ % còn lại các thị trường khác.(N guồn [2])

Nhưng một điều đáng lưu ý là khu vực thị trường Châu Âu thì các nước SNG và Đ ông Âu chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của V iệt Nam. Trong khi đây là một thị trường truyền thống đã quen với các sản phẩm của nước ta.

V ề cơ cấu thị trường nhập khẩu của V iệt Nam từ giai đoạn 1991 đến nay tương đối hợp lý hơn. Nhìn chung thị trường nhập khẩu của nước ta tương xứng với thị trường xuất khẩu, các nước mà chúng ta nhập khẩu cũng chủ yếu ở khu vực Châu Á. Nhật Bản, Singapore, Hàn Q uốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của V iệt Nam (năm 1999 ước tính

n h ậ p khẩu từ Singapore là 16,1%, Nhật Bản là 12,4% trong tổng kim ngạch).

Như vậy nhìn chung Irong một thời gian dài vừa qua sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất - nhập khâủ của V iệt N am còn rất chậm chạp. Những thị trường giàu tiềm năng như SNG và Đ ông Âu (cũ), thị trường T ây-Â u, thị trường Bắc M ỹ và thị trường M ỹ hàng hoá chúng ta vẫn chưa chinh phục được, đó là m ột nguyên nhân quan trọng khiến tốc độ xuất - nhập khẩu của nước ta tăng chưa được như ý muốn.

* Đ ố i với thị trường Nhật Bản:

Có thể nói thị trường Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của V iệt Nam trong giai đoạn vừa qua (N guồn Theo số liệu thống kê năm 1998 xuất khẩu của V iệt N am vào thị trường Châu Á chiếm 65% , Châu Âu chiếm 23% , Bắc M ỹ chiếm 7%, Châu Phi chiếm 1% còn lại các thị trường khác,(N guồn [2]).

Nhìn chung từ sau năm 1990 kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa hai nước tăng lên nhanh chóng. Năm 1992 kim ngạch giữa hai nước là 1,7 tỷs$,

tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và trong vòng 4 năm (1993 - 1997) kim ngạch giữa 2 nước đã tăng gấp hơn 1,5 lẩn, từ 2,151 tỷ s$ năm 1993 lên 3,290 tỷ s $ năm 1997 với mức tăng trưởng 25% - 34%. (N guồn [2]). Thực tế cho thấy Singapore phát triển dựa rất nhiều vào thương mại. Theo số liệu của W TO, năm 1997 (năm Singapore đạt kim ngạch cao nhất, kim ngạch 2 chiều của Singapore đạt 382 tỷ s$ , xếp thứ 13 trên thế giới. V ì thế dù kim ngạch xuất khẩu của V iệt Nam vào Singapore tăng lên nhanh chóng nhưng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, năm 1998, 1999 chỉ chiếm 0,92% tổng kim ngạch hai chiều của Singapore. Như vậy vấn đề đặt ra là ta phải có những giải pháp tích cực để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường giàu tiềm năng này.

N goài ra trong thời gian qua ta cũng đã có mở rộng quan hệ với các thị trường như các nước A SE A N , NICs, Trung Q uốc, N ga và các nước SNG, thị trường Mỹ. Đ ể khai thác các thị trường có hiệu quả, vấn đề chính là các doanh nghiệp của ta phải mạnh dạn khai phá, xâm nhập trực tiếp. Bộ thương mại cũng đã có chính sách thưởng thích đáng, ưu tiên hạn ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao để thưởng cho các doanh nghiệp mở rộng được thị trường m ới, mặt hàng xuất khẩu mới.

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã đạt được nhũng thành tựu đáng mừng trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. T ốc độ xuất - nhập khẩu tăng nhanh, đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trên thị trường quốc tế và thị trường xuất - nhập khẩu đã được m ở rộng hơn so với trước. Hoạt động ngoại thương đã đóng góp m ột phần không nhỏ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Tuy vậy, ngoại thương nước ta còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Theo nhận định chung thì hoạt động xuất khẩu của V iệt Nam đạt hiệu quả chưa

cao, Ihiếu ổn định và đang nổi cộm nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy lốc độ xuất - nhập khẩu tăng nhanh, nhưng do xuất phát điểm thấp nên kim ngạch còn quá nhỏ bé so với thế giới, trong cơ cấu hàng xuất khẩu thì sản phẩm thô và sơ ch ế chiếm tỷ trọng cao mà xu hướng giá sản phẩm thồ SC giảm tương đối so với hàng công nghệ, vì vậy V iệt Nam bị thua thiệt trong xuất khẩu và khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đ ồng thời trong hoạt động xuất khẩu ở nước ta vẫn chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa mặt hàng xuất khẩu chủ lực với các nhóm hàng hoá khác, quá chú trọng và ưu tiên một số mặt hàng mà không biết tận dụng nhiều loại hàng hoá khác rất có triển vọng trong tương lai.

Thị trường xuất khẩu của nước ta còn nhiều hạn c h ế và mất cân đối. Đ ến nay hoạt động xuất khẩu của ta chủ yếu mới diễn ra ở thị trường Châu Á còn các khu vực khác còn rất hạn chế. Mặt khác, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chưa có thị trường ổn định, vững chắc, quan hệ gắn bó lâu dài, chúing ta chưa hình thành hệ thống sách lược về thị trường.

M ột tồn tại cơ bản trong hoạt động xuất - nhập khẩu của nước ta là trong các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho xuất - nhập khẩu như: dịch vụ thông tin, dịch vụ bảo hiểm , dịch vụ vận tải, dịch vụ tư v ấ n ...c h ín h vl vậy mà chúng ta bị thua thiệt nhiều trong hoạt động xuất - nhập khẩu, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp và thất thu của N hà nước.

Từ những thuận lợi và hạn c h ế trên, việc định hướng cho phát triển ngoại thương trong các năm tới và có các giải pháp cơ bản để nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá nước ta xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thế giới là rất quan trọng.

N G O Ạ I TH Ư Ơ N G V IỆ T NAM 3.1. Phương hướng phát triển ngoại thương Việt Nam .

3.1.1. Bôi cảnh quốc tê

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Chiến tranh lạnh đã được thay thế bởi sự hoà bình ổn định để phát triển kinh tế. Các nước đều lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm chuẩn mực trong khi thực hiện chính sách "đa dạng hoá" và "da phương hoá" các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, những tranh chấp về sắc tộc vẫn tiếp diễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quốc tế với những nội dung và hình thức mới. Xu thế chung là vừa hợp tác vừa cạnh tranh, thậm ch í đấu tranh gay gắt để giành lợi thế trong hợp tác.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh m ẽ chưa từng có với nội dung nổi bật là điện tử và tin học, tự động hoá và vật liệu mới và sinh học làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhiều nước diễn ra nhanh hơn theo chiều hướng chuyển mạnh sang những ngành có hàm lượng khoa học côn g nghệ cao và địch vụ; tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng giảm dần. Tuy các tập đoàn kinh tế lớn tiếp tục đóng vai trò chi phối, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng chiếm vị trí quan trọng do chúng có khả năng thích nghi nhanh với những biến đổi của công nghệ và thị trường.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất trên quy m ô toàn thế giới, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế tất yếu thúc đỄ?y hầu hết các quốc gia m ở rộng thị trường bằng cách giảm bớt thậm chí xoá bỏ hàng ràng thuế quan và phi thuế quan... N hư vậy khu vực hoá và toàn cầu hoá là sự hội nhập toàn cầu và khu vực trên các lĩnh vực, trước hết là kinh tế. M ột m ô hình hội nhập điển hình là sự ra đời của

liên minh Châu Âu, hình thành nên đồng tiền chung và biên giới kinh tế giữa các quốc gia gần như được xoá bỏ và đang hình thành các thể ch ế liên minh về chính trị, văn hoá, xã hội. Sau liên minh Châu Âu đã có tới 20 khối kinh tế khu vực với các mức độ hội nhập khác nhau hình thành. Trong đó hoạt động nổi bật là: khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (N A PTA ); diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), khu vực mậu dịch lự do A SEA N (AFTA); khối thị trường chung Nam M ỹ (M ERCOS - O U R ).

Xu thế tự do hoá kinh tế trước hết là tự do hoá thương mại và đầu tư đang phát triển có sức hấp dăn và ngày càng được nhiều quốc gia chấp nhận. Chính sách bảo hộ mậu địch đã từng được coi là quốc sách để đảm bảo bảo hộ cho các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu hiện nay đang bị phê phán.

Sau vòng đàm phán U R U G O A Y - tổ chức thương mại quốc tế (W TO) ra đời và đưa ra nguyên tắc cơ bản là tự đo hoá thương mại và đầu tư. Hiện nay đã có 135 quốc gia, lãnh thổ là thành viên của WTO, các nước khác như : N ga, Trung Q uốc, V iệt N am .... cũng đang xin gia nhập tổ chức này.

N hìn chung nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động tích cực. Đ ặc biệt khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ phát triển năng động và đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác. Trong khu vực, xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư ngày càng mạnh mẽ, tiếp tục điễn ra sự liên kết nhiều tầng, nấc: đại khu vực, tiểu khu vực, tam giác, tứ giác. M ặc dù tiềm ẩn m ột số nhân tố gây mất ổn định nhưng các trung tâm kinh tế th ế giới, các nước lớn đều hướng trọng tâm hoạt động kinh tế, chính Irị vào Châu Á - Thái Bình Dương. N hiều dự báo cho rằng trong thế kỷ 21 trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới sẽ chuyển sang Châu Á - Thái Bình Dương.

Xu thế chung trong những năm tới, triển vọng kinh tế th ế giới và khu vực là tương đối sáng sủa. Xu hướng tự do hoá thương mại sẽ phát triển càng mạnh m ẽ hơn, quan hộ thương mại giữa các quốc gia và các khối ngày

càng sôi động hơn, đồng thời mâu thuẫn, cạnh tranh, tranh chấp sẽ diễn ra quyết liệt hơn.

Với xu hướng phát triển thông thoáng, năng động của nền kinh tế thế giới, nó vừa tạo ra những cơ hội và cũng là thách thức đối với V iệt Nam. Thành tựu to lớn về đối nội và đối ngoại của nước ta và những diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới, tạo cho nước ta những thuận lợi cơ bản để mở rộng hơn nữa kinh tế đối ngoại, làm cho kinh tế đối ngoại thực sự trở thành đòn bẩy quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.

- Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác trong khu vực có chiều hướng ngày càng phát triển; kinh tế thế giới phục hồi và phát triển. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đ ông Nam Á nói riêng được thế giới quan tâm. Cùng với việc tham gia vào tổ chức A SE A N , APEC, nước ta lại có vị trí địa ]ý - kinh tế, nhất là địa - chính trị được các nước lớn coi trọng, dần dần trở thành khâu quan trọng trong chiến lược của các nước lớn (M ỹ, Trung Q uốc, Nhật B ả n ...)' Như vậy chúng ta đã đẩy lùi về cơ bản được chính sách bao vây kinh tế, cô lập về chính trị; tạo được m ôi trường hoà bình và điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giữ gìn độc lập, chủ quyền.

- Tinh hình chính trị - xã hội ở nước ta giữ được thế ổn định: H oà nhập với xu thế chung của thế giới, sau thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước đều muốn đuy tiì sự ổn định về chính trị - xã hội để tạo m ôi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước, ở nước ta, trong nhiều năm qua đã có sự cải thiện liên tục tình hình kinh tế, pháp luật với những chính sách thông thoáng được thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau như: đường lố i đổi mới đúng đắn của Đ ảng cộn g sản V iệt Nam; vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước; sự ủng hộ đoàn kết nhất trí của toàn dân trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.. ..Đ ó là những nhân tố quan trọng tạo niềm tin và sức hấp dẫn đối với các đối tác nước ngoài.

Tuy có những thuận lợi trên nhưng nước ta khi hội nhập vần còn nhiều khó khăn, mà chúng ta hay nói là "thách thức" khi hội nhập.

- Thách thức gay gắt nhất là nguy cơ "tụt hậu" xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do xuất phát điểm của ta quá thấp, lại phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế . V iệt Nam với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, không hội nhập không được, nhưng khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta không thể tránh khỏi phải

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 56)