VI LNTT (bao gồm thu nợ hạch
Đơn vị: Tỷ đồng (Ngoại tệ quy đổi ra VND)
2.2.4. Đánh giá tttình hình huy động vốn.
2.2.4.1. Kết quả đạt được thông qua một số chỉ tiêu
*) Tổng nguồn vốn hoạt động trên tổng dư nợ
Bảng 2.7: Tổng nguồn vốn hoạt động trên tổng dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn huy động 1.828,2 2.324,4 2.424
Dư nợ 1.671,8 1.913,6 1.670
Dư nợ / vốn huy động 91,45 82,33 68,89
Qua bảng trên ta thấy vốn huy động của ngân hàng đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngày càng cao trong điều kiện nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Điều này thể hiển qua các năm: Năm 2011 là 91,45% năm 2012 là 82,33% và năm 2013 là 68,89%; qua đó cho thấy trong những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt hiệu quả khá tốt, nó đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng.
*) Vòng quay vốn huy động
Bảng 2.8 : Vòng quay vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thu nhập (1) 62,44 84,06 112,27
Vốn huy động (2) 1.828,2 2.324,4 2.424
Vòng quay vốn huy động
(2) : (1) 29 28 22
Qua bảng trên ta thấy vì tình hình kinh tế những năm qua có chiều hướng chùng xuống, lạm phát cao, suy thoái kéo dài cho nên vòng quay vốn huy động cũng biến động. Điều đó được thể hiện: Năm 2011 số vòng quay vốn huy động là 29 vòng sang năm 2012 giảm xuống 28 vòng, năm 2013 chỉ còn lên 22 vòng. Điều đó cho thấy càng về sau thì tốc độ luân chuyển vốn có xu hướng tốt hơn, chi nhánh cần phải phát huy nhưng ưu điểm về
việc sử dụng vốn huy động trong 2 năm này cho nhưng năm tiếp theo để đảm bảo cho hiệu quả sử dụng vốn huy động là cao nhất.
*) Lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn huy động
Bảng 2.9: Lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận trước thuế 33,41 41,6 59,1
Vốn huy động 1.828,2 2.324,4 2.424
LNTT/ VHĐ 1,83 1,79 2,44
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận trước thuế và vốn huy động đều tăng dần qua 3 năm nhưng mức độ tăng là không tương đồng dẫn đến LNTT/ VHĐ cũng tăng giảm bất thường. Cụ thể năm 2011 là 1,83% sang năm 2012 giảm xuống còn 1,79% đến năm 2013 lại tăng lên 2,44%. Chi nhánh cần phải có những biện pháp nhằm giảm chi phí huy động mà vẫn tăng được doanh thu hoặc tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí để đạt được lợi nhuận tăng hơn những năm qua.
*) Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn
Bảng 2.10: Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012Năm 2013Năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2012/2011 2013/2012 Nguồn vốn huy động 1.828,2 2.324,4 2.424 27 4,28
Dư nợ cho vay 1.671,8 1.913,6 1.670 14,46 -12,73
Hệ sô sử dụng nguồn (%) 91,45 82,33 68,89 -9,97 -16,32
Thừa (thiếu) vốn 156,4 410,8 754 162,66 83,54
Qua bảng trên cho thấy trong cả 3 năm Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn. Có thể nói, Chi nhánh đã cố gắng nhưng hoạt động vẫn chưa hết công suất. Cụ thể: Năm 2011 dư nợ cho vay đạt 1.671,8 tỷ đồng, nguồn vốn huy động được 1.828,2 tỷ đồng, hệ số sử dụng nguồn đạt 91,45%. Năm 2012 dư nợ cho vay tăng lên 121.913,6 tỷ đồng, nguồn vốn huy động cũng tăng lên 2.324,4 tỷ đồng, hệ số sử dụng nguồn đạt 82,33% giảm 9,97% so với năm 2011. Sang năm 2013 dư nợ cho vay giảm xuống, chỉ đạt 1.670 tỷ đồng, nguồn vốn huy động được 2.424 tỷ đồng, hệ số sử
dụng nguồn đạt 68,89% giảm 16,32% so với năm 2012. Bên cạnh đó thì cả 3 năm phần dư của huy động vốn so với sử dụng vốn còn khá lớn: Năm 2011 phần dư là 156,4 tỷ đồng, năm 2012 phần dư là 410,8 tỷ đồng tăng mạnh với 162,66% so với năm 2011. Sang năm 2013 phần dư đạt 754 tỷ đồng tăng 83,54% so với năm 2012. Điều này cho thấy Chi nhánh cần phải xem xét chiến lược kinh doanh của mình để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, Chi nhánh nên tìm các biện pháp khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác sử dụng vốn những năm tới.
Như vậy, tốc độ huy động vốn của Chi nhánh đều tăng, đó là một thành tích đáng khích lệ, điều này đã góp phần nâng cao tính chủ động về nguồn vốn của Chi nhánh. Để đạt được kết quả trên Chi nhánh đã luôn thực hiện đúng phương pháp, nhiệm vụ của ngành, đã cụ thể hóa bằng chương trình công tác, các giải pháp, biện pháp về công tác huy động vốn và điều hành vốn của NH ĐT&PT Việt Nam kết hợp với sự vận dụng linh hoạt vào thực tiễn kinh doanh trong từng thời kỳ của Chi nhánh.
Là một trong những Chi nhánh NH đầu tiên trên địa bàn, Ngân hàng ĐT&PT - Chi nhánh Hà Tĩnh đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh với những thành tích đáng khích lệ. Thực hiện chiến lược của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh, Đặc biệt trong công tác huy động vốn, khối lượng huy động vốn năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ vốn cho vay trung, dài hạn và điều hoà vốn cho hệ thống. Đứng trên địa bàn kinh tế khó khăn thu nhập thấp, Chi nhánh đã có được tăng trưởng như vậy quả đáng tự hào. Đạt được những thành tựu trên là do một số nguyên nhân sau:
+ Chi nhánh đã phát huy tốt vai trò của công cụ lãi suất, nắm bắt kịp thời sự biến động lãi suất của thị trường, áp dụng biểu lãi suất linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được phép của chi nhánh để thu hút được khách hàng mới, vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh để phát triển ổn định lâu dài.
+ Chi nhánh đã luôn làm tốt khâu thanh toán từ ngoại tệ đến nội tệ, công tác thu chi tiền mặt và thanh toán nhanh chóng, an toàn, chính xác theo đúng yêu cầu của các đơn vị kinh tế và dân cư, đa dạng hoá các thể thức thanh toán do đó đã thu hút được các khách hàng có nguồn vốn thanh toán lớn qua Chi nhánh.
+ Chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực cải tiến quy trình nghiệp vụ, đổi mới tác phong giao dịch. Điều đó đã góp phần đưa tốc độ phát triển nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngày một tăng cao. Trong công tác huy động vốn Chi nhánh đã có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược khách hàng như khuyến khích khách hàng bằng lợi ích vật chất, bằng cách tặng quà cho cho khách hàng đến gửi tiền (tiết kiệm dự thưởng), tham dự các chương trình rút thăm trúng thưởng. Tiếp tục cũng cố và phát
triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn, thông qua việc làm công tác thanh toán sao cho nhanh chóng, thuận lợi và chu đáo. Đồng thời mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức. Với phương châm duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
+ Chi nhánh đã kịp thời đưa ra các chương trình hành động của Công đoàn, Đoàn thanh niên về tăng trưởng huy động vốn.
+ Chi nhánh đã có chính sách khuyến khích cán bộ huy động vốn bằng cách giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng CBCNV, có cơ chế khen thưởng kịp thời cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn.
+ Dịch vụ do Chi nhánh cung cấp tương đối đa dạng, ngoài các dịch vụ mang tính chất truyền thống thì hiện nay NH ĐT&PT Hà Tĩnh đã có rất nhiều dịch vụ NH hiện đại như : Home banking, internet banking, dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union…
+ Chi nhánh đã hiện đại hóa công nghệ thông tin, số liêu được cập nhật theo từng bút toán qua hệ thống phần mềm riêng dẫn đến việc cập nhật số liệu trong công tác thông tin báo cáo một cách kịp thời và chính xác.
+ Chi nhánh đã tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa bàn đông dân cư, trung tâm thương mại, các khu vực thị xã, thị trấn nhằm thu hút tiền gửi nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư theo định hướng tăng trưởng nguồn vốn lâu dài của Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh còn cung ứng thêm một số sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn linh hoạt hơn: Nếu như trước đây chỉ có các loại hình tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng thì nay có thêm một số loại kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, loại trả trước lãi, trả sau lãi, loại tiết kiệm dự thưởng, thậm chí khách hàng có thể gửi tiền qua đêm... Kết quả hoạt động của Chi nhánh đã chứng tỏ được phần nào uy tín cũng như sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ địa bàn để mở rộng mạng lưới của Chi nhánh là đúng hướng và theo định hướng và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam: “Phát triển – an toàn - hiệu quả”.
2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
*) Hạn chế
Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, NH ĐT&PT chi nhánh Hà Tĩnh còn tồn tại một số nhược điểm trong hoạt động huy động vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đó là:
- Hình thức huy động vốn của Chi nhánh còn chưa được đa dạng.
Các hình thức huy động vốn chưa phong phú, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, mà các hình thức tiết kiệm chủ yếu là ngắn hạn hoặc không có kỳ hạn mà trung hạn và dài hạn lại chiếm tỷ trọng không nhiều. Đặc biệt hình thức huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá lại chưa được ngân hàng áp dụng. Nguyên nhân do hình thức huy động vốn trên thị trường tiền tệ chưa được khích lệ không chỉ trong bản thân Chi nhánh mà cả trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức sản xuất ở nước ta hiện nay.
- Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh chưa hợp lý.
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn của cá nhân, vốn huy động từ các doanh nghiệp chiểm tỷ trọng không lớn. Vốn huy động dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng chưa cao nên không đáp ứng được nhu cầu cho vay dài hạn đối với các tổ chức đơn vị kinh tế. Việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn có thể mang lại rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, làm cho Chi nhánh khó chủ động trong việc sử dụng vốn.
- Chi phí huy động vốn của Chi nhánh còn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí huy động.
Nguồn vốn huy động tuy đạt ở mức tăng trưởng khá cao đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm nhưng chủ yếu là những khoản tiền gửi của dân cư: năm 2011 tiền gửi của dân cư chiếm 75,12%, năm 2012 chiếm 79,75%, năm 2013 chiếm 77,97%. Khoản tiền gửi của dân cư có tính chất nhỏ lẻ, phân tán điều này gây ra chi phí huy động cao cho Chi nhánh. Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh, nguồn tiền huy động từ các ĐCTC chiếm tỷ trọng nhỏ, tăng trưởng chậm: năm 2011 chiếm 6,78%, năm 2012 chiếm 5,8%, năm 2013 chiếm 6,81%. Do đó, Chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa tới việc thu hút tiền gửi từ ĐCTC bởi vì đây là nguồn huy động mà Chi nhánh chỉ phải trả với một mức lãi suất tương đối thấp, tạo điều kiện để Chi nhánh có thể giảm chi phí huy động vốn.
- Lãi suất chưa hấp dẫn
Lãi suất chưa hấp dẫn, chưa linh hoạt “mềm” để có thể đồng thời cạnh tranh với các NHTM, các TCTD khác bằng lãi suất và chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, trong điều kiện lạm phát gia tăng chưa đảm bảo giá trị đồng tiền khi gửi vào NH thậm chí lãi suất còn thấp hơn tỷ lệ lạm phát.
Lãi treo có xu hướng tăng, dư lãi treo còn khá lớn. - Hoạt động của Chi nhánh còn hạn chế về thời gian.
Thời gian mở cửa của Chi nhánh là từ 7h sáng đến 16h30, trùng với thời gian làm việc của các cơ quan khác. Đây cũng là khoảng thời gian mà các đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh, nếu như những đối tượng này có tiền muốn gửi vào NH thì phải mất một thời gian cho công việc này, gây phiền hà cho cán bộ công nhân viên và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các đơn vị kinh tế do vậy một bộ phận khách hàng không thể đến giao dịch trong giờ hành chính.
*) Nguyên nhân.
- Nguyên nhân chủ quan
NH ĐT&PT Chi nhánh Hà tĩnh trực thuộc hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam nên mọi hoạt động của Chi nhánh đều chịu sự quản lý chặt chẽ của NH cấp trên, Chi nhánh không có được sự chủ động trong huy động vốn và sử dụng vốn, cũng không có thẩm quyền đưa ra lãi suất huy động hay cho vay.
Hình thức quảng cáo tiếp thị của Chi nhánh còn nghèo nàn, tuyên truyền vận động chưa có phương pháp, chưa có sự hấp dẫn, chưa xâm nhập rộng trong thôn xóm làm giảm hiệu quả huy động vốn. Do chi phí quảng cáo lớn nên Chi nhánh chưa đi sâu tham gia quảng cáo rộng, Chi nhánh đang áp dụng quảng cáo dưới hình thức treo các tấm băng rôn ngay tại đơn vị. Bên cạnh đó, Chi nhánh huy động tiết kiệm dưới hình thức huy động “Dự thưởng” trong các đợt theo quyết định của cấp trên nhưng Chi nhánh vẫn không quảng cáo, thông báo rộng rãi mà chỉ áp dụng với những khách hàng thường xuyên và khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của Chi nhánh trên địa bàn.
Mặc dù huy động vốn năm 2013 đạt mức cao nhất sau nhiều năm, tuy nhiên các yếu tố lãi suất, khuyến mại nếu so với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác mức độ cạnh tranh kém hơn. Hoạt động bán lẻ ở một số mảng còn chưa được đẩy mạnh, hiệu quả đạt được còn hạn chế.
Chất lượng đội ngũ CBCNV không đồng đều, một số cán bộ năng lực chuyên môn, kỹ năng về nghiệp vụ còn yếu, tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ còn thấp.Mạng
lưới phân phối còn hạn chế, một số nơi phòng giao dịch còn phải đi thuê chưa ổn định, khó khăn trong việc nâng cấp, sửa chữa tạo hình ảnh, uy tín của Chi nhánh đáp ứng nhu cầu kinh doanh đòi hỏi ngày càng cao.
- Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế của tỉnh Hà tĩnh chủ yếu là thuần nông, cơ sở hạ tầng thấp kém, các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Môi trường kinh tế và môi trường pháp lý chưa thật sự ổn định và đồng bộ, nguy cơ lạm phát còn có khả năng đe dọa làm cho người dân chưa thật sự tin tưởng vào môi trường đầu tư.
Do sự cạnh tranh của các Chi nhánh NHTM khác trên địa bàn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Chính sách…, tiết kiệm Bưu điện, Kho bạc cùng tồn tại và cạnh tranh, nên ảnh hưởng đáng kể đến lượng vốn huy động vào Chi nhánh.
Trình độ dân trí phát triển không đồng đều trong nhân dân dẫn đến mất cân bằng trong huy động vốn ở các khu vực.
Nền kinh tế chịu sự biến động của nền kinh tế thế giới, đồng tiền còn phụ thuộc nhiều vào đồng USD, trong thời gian qua sự tăng giá của đồng USD và giá vàng tăng mạnh đã gây tâm lý hoang mang cho người dân, do vậy mà có hiện tượng người dân rút tiền để mua vàng hoặc mua đồng USD cất trữ gây ảnh hưởng xấu tới công tác huy động vốn của Chi nhánh.
Thu nhập bình quân, tỷ lệ tiết kiệm trong dân chúng chưa cao. Tâm lý người dân