VI LNTT (bao gồm thu nợ hạch
Đơn vị: Tỷ đồng (Ngoại tệ quy đổi ra VND)
2.2.3. Các phương thức huy động vốn tại ngân hàng BIDV – Chi nhánhHà tĩnh
2.2.3.1. Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân
Bảng 2.5: Biến động tiền gửi của cá nhân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng
(%)Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng huy động vốn từ cá nhân 1.380,6 100 1.853,8 100 1.890 100 34,27 1,95
Tiền gửi KKH 33,8 2,45 36,4 1,96 40,6 2,15 7,69 11,54
Tiền gửi ngắn
hạn 1.085,5 78,63 1.617,2 87,24 1.654,1 87,52 48,98 2,28
Tiền gửi trung,
dài hạn 261,3 18,92 200,2 10,79 195,3 10,33 -23,38 -2,45
( Nguồn: Bảng tổng hợp huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT- Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2011 – 2013)
Qua bảng trên ta thấy tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tăng dần qua các năm. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm đạt 1.380,6 tỷ đồng, năm 2012 tiền gửi tiết kiệm đạt 1.853,8 tỷ đồng tăng 34,27% so với năm 2011, năm 2013 tiền gửi tiết kiệm đạt 1.890 tỷ đồng tăng 1,95% so với năm 2012. Đi sâu vào từng loại ta thấy: Tiền gửi tiết kiệm KKH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền gửi tiết kiệm: năm 2011 đạt 33,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,45% tăng 8,34% so với năm 2010, năm 2012 đạt 36,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,96% tăng 7,69% so với năm 2011, năm 2013 đạt 40,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,15% tăng 11,54% so với năm 2012.Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn: Năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn ngắn đạt 1.085,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,63% , tiền gửi trung dài hạn đạt 261,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18.92%; Năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn ngắn đạt 1.617,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87.24% tăng 48,98% so với năm 2011, tiền gửi trung dài hạn đạt 200,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,79% giảm 10,79% so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn ngắn đạt 1.654,1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87,52% tăng 2,28% so với năm 2012, tiền gửi trung dài hạn đạt 195,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,33% giảm 2,45% so với năm 2011. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng là hết sức quan trọng, nguồn này đáp ứng phần lớn cho hoạt động tín dụng, với việc có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh như : NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương, Quỹ tiết kiệm Bưu điện…đã làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng tốc độ gia tăng tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh vẫn ở mức cao. Ngân hàng vẫn khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên địa bàn cho thấy Chi nhánh đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với xu thế của xã hội và tâm lý của khách hàng. Kỳ hạn của các khoản tiền gửi mà ngân hàng đưa ra khá phong phú. Hầu hết mục đích của người gửi tiết kiệm là để lấy lãi và có thể rút riền khi cần thiết mà ít bị thiệt hại về quyền lợi nên họ thường gửi vào ngắn hạn. Đây là nguồn chủ yếu để Chi nhánh đầu tư và quay vòng vốn. Mặc dù, tỷ trọng nguồn huy động ngắn hạn tăng lên tương đối nhiều còn tỷ trọng nguồn huy động không có kỳ hạn tăng lên không đáng kể và tiền gửi trung dài hạn lại có xu hướng giảm xuống. Do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế và nhu cầu sử dụng nguồn tiền của các cá nhân. Vì vậy để gia tăng nguồn này đòi hỏi ngân hàng phải phục vụ tốt hơn nữa, mở rộng
tuyên truyền, quảng cáo đến với người dân để thu hút sự chú ý và lòng tin của người dân. Vì đây là cơ sở cho sự phát triển vững chắc sau này của ngân hàng.
2.2.3.2. Tiền gửi của doanh nghiệp
Bảng 2.6: Biến động tiền gửi của doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng
(%)Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng huy động vốn từ DN 332,8 100 335,4 100 369 100 0,78 10,02 Tiền gửi KKH 170,3 51,37 146,9 43,79 150,2 40,7 -13,74 2,25 TGCKH < 12T 154,7 46,67 180,7 53,87 209,1 56,67 16,81 15,72 TGCKH > 12T 6,5 1,96 7,8 2,33 9,7 2,63 20 2,44
( Nguồn: Bảng tổng hợp huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT- Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2011 – 2013).
Nhìn chung thì vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy động, và đang có chiều hướng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, như ta thấy tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp không ổn định, và đang có xu hướng càng giảm dần về tỷ trọng mặc dù vẫn tăng lên về số lượng. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng vốn huy động. Cụ thể: năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 51,37%, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12T chiếm 46,67% còn tiền gửi có kỳ hạn trên 12T chỉ chiếm 1,96%; sang năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn đạt 146,9 tỷ đồng, chiếm 43,79%, giảm 13,74% so với năm 2011, mặt khác, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12T đạt 180,7 tỷ đồng, chiếm 53,87% và tăng lên 16,81% so với năm 2011, bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12T cũng tăng lên 20% so với năm 2011; Tiếp đến năm 2013, tiền gửi không kỳ hạn đã tăng lên nhưng không đáng kể, chỉ tăng 2,25% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với năm 2012 với 40,7%. Ngược lại, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12T tiếp tục tăng với doanh số 209,1 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng khá lớn 56,67%, tăng lên 15,72% so với năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn trên 12T đạt 9,7 tỷ đồng, chiếm 2,63% và tăng lên 2,44% so với năm 2012. Theo chiều hướng này thì sẽ dễ dàng cho ngân hàng hơn trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn và cân đối cho vay.