b. Đặc điểm kinh tế
3.10.2. Các giải pháp kinh tế-xã hội
Để phát triển các mô hình sinh thái rừng khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành nghiên cứu một số giải pháp về mặt kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy quá trình trồng rừng trong khu vực. Nhìn chung, vùng hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình vẫn chưa được giải quyết thấu đáo những khó khăn, còn rất nhiều vướng mắc và sai sót trong quá trình giao đất, giao rừng cần được tiếp tục tháo gỡ để tạo động lực cho người dân đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp. Các giải pháp về mặt kinh tế - xã hội để phát triển việc trồng rừng bao gồm:
- Trước mắt cần rà soát lại các diện tích đã giao, chưa giao, xem xét lại những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình giao, tất cả các diện tích rừng và đất lâm nghiệp cần phải được thể hiện rõ trên bản đồ và ngoài thực địa.
- Xem xét một số khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái vùng hồ để tiến hành cho thuê rừng thí điểm nhằm tạo thêm nguồn thu, tăng cường sự bảo vệ và phát triển các mô hinh rừng đã trồng nói riêng và tài nguyên rừng trong khu vực lòng hồ nói chung.
- Đối với một số cộng đồng các dân tộc thiểu số, có thể xem xét và phát triển hình thức bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn dựa vào cộng đồng, lấy cộng đồng là đơn vị quản lý và tổ chức sản xuất.
- Đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp là một quá trình lâu dài mới mang lại hiệu quả. Do vậy cần có các nguồn đầu tư khác ngoài lâm nghiệp, tạo lập được sinh kế cho người dân để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đặc biệt là đối với những người dân có thu nhập thấp trong vùng ven hồ sông Đà.
- Vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp là vấn đề được quan tâm nhất vì nó quyết định đến sự thành bại của công tác đầu tư. Thực tế hiện nay nguồn vốn đầu tư vào bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đều lấy từ kinh phí của Nhà nước 100%
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
69
thông qua các chương trình, dự án đầu tư như Chương trình 327 và Dự án 661. Ngày 16 tháng 4 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 380/QĐ-TTg về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện thí điểm trong thời gian 2 năm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La. Kết quả thí điểm cho thấy thu nhập của người dân làm nghề rừng đã tăng lên đáng kể, số hộ nghèo đã giảm trung bình từ 15 - 40%. Nối tiếp sự thành công của Quyết định 380/QĐ-TTg, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vùng xung yếu ven hồ sông Đà có ý nghĩa rất lớn trong việc điều tiết nguồn nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, vì vậy đây sẽ là đối tượng chủ yếu của tỉnh Hòa Bình thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP.
Mặc dù, hầu hết các diện tích rừng trồng phòng hộ đều trồng trên đất đã được giao cho dân nhưng ngoài tiền công lao động ra thì cho đến nay người dân vẫn không được hưởng thêm quyền lợi gì khác. Từ đó dẫn đến ở một số nơi xảy ra hiện tượng người dân tự ý chặt cây phù trợ, cây trồng đang sinh do không có quá trình kiểm tra, giám sát và thiết kế kỹ thuật nên đã làm gãy, đổ, chết cây trồng phòng hộ chính. Tình trạng chăn thả gia suác vào trong các mô hình cũng xảy ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới các loài cây trong đó. Đến năm 2006, tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai trồng rừng sản xuất và nhận được sự tham gia mạnh mẽ, nhiệt tình của người dân. Từ đó thấy rằng, để người dân tham gia tốt công tác trồng rừng thì quyền lợi của dân là rất quan trọng. Vì vậy, để phát triển bền vững các mô hình rừng trồng cần có sự tham gia trực tiếp và phối hợp chặt chẽ của người dân; cần tạo điều kiện cho người dân có những thu thập khác để họ đảm bảo được mức sống tối thiểu giảm bớt áp lực vào rừng và có thể quan tâm hơn tới rừng.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đề tài luận văn rút ra một số kết luận sau:
1. Sự phát triển độ che phủ các mô hình nghiên cứu
Hiện trạng các mô hình sau 7 năm đã có sự khác biệt về độ che phủ, dao động từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô hình là mô hình 8 (trồng Luồng xen cây bản địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình 4 (mô hình làm giàu rừng, đạt 79%). Tại mô hình đối chứng (không trồng rừng) độ che phủ đạt 56%.
2. Tác động tới các điều kiện vi khí hậu tại khu vực nghiên cứu
Các số liệu phân tích về trường nhiệt ẩm trong khu vực nghiên cứu cho thấy các chế độ nhiệt, lượng mưa trung bình năm đang có diễn biến theo hướng ổn định phù hợp với cấu trúc thảm thực vật ở trạng thái thứ sinh. Nhiệt độ còn ở trạng thái nóng, nhưng chênh lệch nhiệt độ trong năm không lớn. Lượng mưa còn diễn biến phức tạp nhưng ổn định về quy luật và cường độ.
3. Phát triển thành phần loài của thảm thực vật tại các mô hình
Thảm thực vật đã có diễn biến theo chiều hướng phong phú về số loài, độ che phủ mặt đất tăng lên rõ rệt và đều cao hơn mô hình đối chứng. Cao nhất là mô hình 4 (làm giàu rừng), thấp nhất là mô hình 8 (mô hình Luồng). Ở độ tuổi 7, số loài tại mô hình 4 đạt 36 loài; mô hình 8 có 24 loài. Tại mô hình đối chứng có 16 loài.
4. Hiệu quả chống xói mòn tại các mô hình nghiên cứu
Số liệu lượng đất mất do xói mòn bề mặt tại các mô hình nghiên cứu có diễn biến theo chiều hướng giảm dần theo thứ tự: năm 2011 < 2010 < 2009 < 2008 < 2007 < 2006 và nhỏ hơn công thức đối chứng. Lượng xói mòn năm 2006 là 2,00 tấn/ha/năm chỉ chiếm 32,25% so với đối chứng; năm 2007 là 2,04 tấn/ha/năm chiếm 36,29% so với đối chứng; và tính cho tới năm 2011 lượng xói mòn tại mô hình này là 1,90 tấn/ha/năm chiếm 41,94 % so với đối chứng.
5. Tác động tích cực tới lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình
Lượng dòng chảy mặt của các mô hình nghiên cứu qua các năm từ 2006 đến năm 2011 đều có xu hướng giảm dần và nhỏ hơn lượng dòng chảy bề mặt tại ô đối
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
71
chứng. Cao nhất là tại mô hình 3 và thấp nhất tại mô hình 4. Lượng dòng chảy bề mặt giảm theo các năm theo thứ tư như sau: mô hình 8 > mô hình 2 > mô hình 5 > mô hình 6 > mô hình 1 > mô hình 7. Thấp nhất là mô hình 4, đạt 150,3m3/ha/năm chiếm 61,27% so với đối chứng. Tại mô hình đối chứng là 245,3 m3/ha/năm (Số liệu năm 2011).
6. Cải thiện chất lượng đất tại các mô hình
Một số tính chất lý hoá của đất tại các mô hình nghiên cứu sau 7 năm trồng đã có sự biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên theo các năm. Tuy nhiên sự biến động này là không đáng kể và rất khác nhau. Trong đó độ pHKCl của các mô hình đều tăng lên theo thời gian. Hàm lượng mùn, đạm tổng số, mùn tăng dần và đều ở mức trung bình và khá , trong khi hàm lượng Phốt pho dễ tiêu, Kali dễ tiêu ở mức trung bình và nghèo.
7. Giảm thiểu lượng dinh dưỡng bị mất do các dòng chảy bề mặt
Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K) trong đất bị rửa trôi theo dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu có sự khác nhau và giảm dần theo các năm và đều nhỏ hơn so với mô hình đối chứng. Cao nhất là tại mô hình 3 và thấp nhất tại mô hình 4. Năm 2011 hàm lượng các chất dinh dưỡng bị rửa trôi giảm hơn nhiều so với năm 2006.
4.2. Khuyến nghị.
- Cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi diễn biến của thảm thực vật rừng trong thời gian tiếp theo làm cơ sở để đánh giá khả năng phòng hộ cùng như khả năng giảm thiểu xói mòn của các mô hình thí nghiệm.
- Cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi diễn biến của từng trận mưa và lượng mưa làm cơ sở so sánh và đánh giá lượng xói mòn hàng năm của các mô hình nghiên cứu.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Cao Lâm Anh (2003). Nghiên cứu đánh giá các mô hình lâm nghiệp cộng đồng
ở Việt Nam. Báo cáo đề tài nghiên cứu. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
Hà Nội.
2. Bộ Lâm nghiệp (1999). Tài liệu Hội thảo trồng rừng Bạch đàn.
3. Nguyễn Ngọc Bình (1996). Đất rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bình (1980). Nghiên cứu đất trồng Tre luồng. Báo cáo khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
5. Trần Văn Con (2001). Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng rừng phòng hộ ở Gia Lai. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 4- 2001
6. Lê Mộng Chân, Đoàn Sỹ Hiền (1976). Cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Chất (1995). Xây dựng mô hình Làm giàu rừng ở các vùng Lâm
nghiệp chủ yếu. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội
8. Nguyễn Anh Dũng (2009). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phòng hộ đầu nguồn của một số mô hình rừng trồng vùng hồ Hoà Bình. Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 6/2009.
9. Nguyễn Anh Dũng (2011). Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình. Luận án tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp.
10. Đoàn Thuỳ Dương (2008). Kết quả theo dõi khí tượng tại Trạm Nghiên cứu Môi trường và rừng phòng hộ sông Đà. Báo cáo chuyên đề. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
11. Ngô Quang Đê, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Hữu Vinh (1993). Trồng rừng phòng hộ. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
73
12. Groddzinxki A.M. Sách tra cứu về sinh lý thực vật (Nguyễn Ngọc Tân dịch, 1981). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
13. Hoàng Thị Hà (1996). Dinh dưỡng khoáng ở thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
14. Võ Đại Hải (1996). Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
15. Võ Đại Hải (2004). Nghiên cứu các phương pháp xác định lượng đất xói mòn và kết quả nghiên cứu về xói mòn đất dưới các thảm thực vật khác nhau ở Việt Nam.Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
16. Phạm Hoàng Hộ (1991). Cây cỏ Việt Nam tập 1. Nhà xuất bản trẻ 1999
17. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993). Cây gỗ kinh tế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Phạm Thị Hương Lan (2003). Đánh giá ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy dựa vào chuỗi số liệu nhiều năm. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 8, tập 2- Thuỷ văn và môi trường. Viện Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội.
19. Phạm Thị Hương Lan (2005). Báo cáo chuyên đề “Đánh giá xói mòn đất và điều tiết nước của rừng ở lưu vực sông Cầu và hồ Thác Bà”. Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội
20. Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999). Nghiên cứu tăng sản lượng rừng trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996). Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây
dựng rừng phòng hộ . NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Lung (1991). Phục hồi rừng ở Việt Nam. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, số 1/1991.
23. Hà Thị Mừng (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
74
24. Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984). Nghiên cứu xói mòn và thử nghiệp một số biệp pháp chống xói mòn đất nông nghiệp Tây
Nguyên. UBKHKTNN – các báo cáo khoa học thuộc chương trình điều tra tổng
hợp vùng Tây Nguyên, Hà Nội 1984.
25. Hoàng Niêm (1994). Ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 7- 1994.
26. Bùi Nghạnh, Vũ Văn Mế, Nguyễn Danh Mô (1984). Nghiên cứu về xói mòn trên một số kiểu thảm thực vật ở phía Bắc Việt Nam.Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
27. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003). Xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa vào nhu cầu khí hậu. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4-2003.
28. Thái Phiên, Trần Đức Toàn (1998). Dòng chảy và xói mòn sườn dốc dưới ảnh hưởng của các hệ thống canh tác. Tuyển tập báo cáo khoa học. Đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa Hoà Bình đến môi trường.
29. Nguyễn Xuân Quát (2003). Phương pháp điều tra đánh giá rừng trồng sản xuất. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
30. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm (2001). Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam trong kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Ngô Đình Quế và nnk (2005). Điều tra, đánh giá tác động của rừng ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên đến một số yếu tố môi trường nhằm đề xuất cơ sở để
xây dựng tiêu chuẩn môi trường Lâm nghiệp. Báo cáo khoa học Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam.
32. Ngô Đình Quế (2008). Ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
75
33. Ngô Đình Quế và cộng sự (2006). Báo cáo chuyên đề “Giá trị cải thiện độ phì đất cung cấp nguồn phân bón của rừng’’. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
34. Đỗ Đình Sâm (1996). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp. Báo cáo khoa học, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
35. Trần Trung Thành (2010). Nghiên cứu diễn biến một số yếu tố môi trường dưới tác động của các công thức sử dụng đất thuộc dự án RENFODA khu vực xung
yếu vùng lòng hồ Hoà Bình. Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.
36. Thái Văn Trừng (1998). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
37. Vũ Văn Tuấn (1982). Nhận xét về ảnh hưởng của rừng qua tài liệu thực nghiệm Thuỷ văn, Tập san Khí tượng Thuỷ văn số 7 /1981.
38. Lê Sỹ Việt (2001). Nghiên cứu thử nghiệm phục hồi rừng rừng trên đất bán ngập ven hồ Hoà Bình. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
39. Viện Khí tượng thuỷ văn (1998). Tuyển tập báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa Hoà Bình tới môi trường, Hà Nội.
Tiếng Anh
40. Chijoke, EO (1980). Impact on Soil of fast – growing species in low land humid tropics. FAO forestry parer, Rome.
41. Dent. D and Yong.A (1981). Soil survey and land evalution, London
42. E.K Sadanandan Nambia and Alan G.Brown (1995). Management of Soil, nutrients and water in tropical plantation forest. ACIAR- CRISRO Autralia- CIFOR Indonesia.
43. Hamilton L and King P (1993). Tropical forest watershed hydrologic and soil respones to major uses or Coversion, Boulder: westviewPress
44. Hunt, R. et al...(2002). A Modern tool for classical plant growth analysis- Ann.Bot- London.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
76
45. Internation Tropical Timber organization (2003). Guidelines for the restoration,