Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình (thí điểm tại Tiểu khu 54 lòng hồ Sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (Trang 41)

b. Đặc điểm kinh tế

3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên

cứu

Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu

TT Tên mô

hình

Loài cây trồng Năm

trồng Mật độ trồng (cây/ha) Độ che phủ (%) 1 MH1 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, sa nhân, Ba kích, gừng 2004 600 73 2 MH2 Luồng 2004 240 71 3 MH3 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, Xoài, Nhãn, Ngô, sắn 2004 1165 64 4 MH4 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng 2004 400 79 5 MH5 Trám trắng, Trám đen, Sấu 2004 600 76

6 MH6 Keo lai, Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ

đỏ, Re gừng, Sao đen

2004 830 71

7 MH7 Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re

gừng, Sao đen, Cốt khí

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 42 8 MH8 Lim xanh, Dẻ đỏ, Re gừng, Luồng 2004 730 60 9 ĐC Cây bụi - - 56

Số liệu Bảng 3.4 cho thấy: các mô hình khác nhau được lựa chọn loài cây trồng khác nhau với mật độ khác nhau, trong đó mật độ trồng ban đầu từ 240 cây/ha (MH2) đến 1165 cây/ha (MH3), trồng từ năm 2004. Các loài cây được sử dụng trồng trong các mô hình là các laòi cây bản địa bao gồm Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Kháo vàng, Sao đen, re gừng. Các mô hình nghiên cứu tiến hành trồng thử nghiệm kết hợp các loài cây bản địa với một số loài khác nhau, trong đó:

Mô hình 1: tiến hành trồng cây bản địa kết hợp với cây dược liệu. Cây dược liệu được dùng gồm Sa nhân, Ba kích, xạ đen, gừng; trồng theo phương thức hỗn giao: hai hàng cây bản địa xen một hàng cây dược liệu. Mật độ trồng là 600cây/ha. Độ che phủ sau 7 năm đạt 73%.

Mô hình 2: trồng Luồng thuần loài, với mật độ 240 cây/ha, độ che phủ sau 7 năm trồng đạt 71%

Mô hình 3: là mô hình Nông lâm kết hợp. Loài cây Lâm gnhiệp sử dụng gồm có Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng. Các cây nông nghiệp trồng kết hợp trong mô hình gồm có Xoài, Nhãn, cây nông nghệp hàng năm (khoai, sắn), trồng với mật độ 1165 cây/ha, trồng theo băng theo đường đồng mức. Sau 7 năm dộ che phủ đạt 64%.

Mô hình 4 là mô hình Làm giàu rừng: tiến hành bằng cách khoanh, nuôi có trồng bổ xung theo đám hoặc lỗ trống một số loài bản địa vào nền rừng hiện có. Các loài sử dụng trong mô hình này là Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng với mật độ trồng là 400 cây/ha. Sau 7 năm trồng độ che phủ tại mô hình đạt 79%.

Mô hình 5 là mô hình trồng cây bản địa đa tác dụng. Cây bản địa đa tác dụng là những loài cây bản địa, có nhiều tác dụng. Chúng có thể dùng để trồng với mục đích lấy gỗ, lấy quả, hạt sử dụng phục vụ cho các mục đích của con người. Ba loài cây bản địa đa tác dụng đã được sử dụng trong mô hình này là Trám trắng, Trám

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

43

đen, Sấu. Mật độ trồng của mô hình là 600 cây/ha. Độ che phủ cho tới thời điểm hiện tại đạt 76%.

Mô hình 6 là mô hình trồng Cây bản địa xen với Keo lai, trồng theo phương thức hai hàng Keo lai xen một hàng cây bản địa. Các loài bản địa sử dụng trong mô hình bao gồm có: Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen. Mật độ trồng tại mô hình này là 830 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 71%.

Mô hình 7 là mô hình Cây bản địa (Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen xen cây Cốt khí). Cốt khí được gieo bằng hạt với số lượng 60kg/ha. Phương thức trồng là tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức, giữa các băng Cốt khí trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng, với mật độ trồng là 1000 cây/ha. Sau 7 năm độ che phủ tại mô hình đạt 72%.

Mô hình 8 là mô hình trồng Luồng xen cây bản địa.với phương thức trồng 1 hàng Luồng xen một hàng cây bản địa. Cây bản địa trong mô hình là Lim xanh, Giẻ đỏ và Re hương. Mật độ trồng 730 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại đạt 60%.

Mô hình đối chứng là mô hình được dùng để so sánh với các mô hình khác. Tại ô đối chứng không có sự tác động của công tác trồng rừng. Các lào cây trong ô đối chứng chủ yếu là cây bụi, độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 56%.

Như vậy, hiện trạng các mô hình sau 7 năm đã có sự khác biệt về độ che phủ, dao động từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô hình là mô hình 8 (trồng Luồng xen cây bản địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình 4 (mô hình làm giàu rừng), đạt 79%. Tại ô đối chứng độ che phủ đạt 56%.

3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tƣợng tại khu vực nghiên cứu

Thời tiết là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống của cây rừng nói riêng và của hệ sinh thái rừng nói chung. Trong đó hai nhân là nhiệt độ và lượng mưa là quan trọng nhất. Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống các sinh vật, có ý nghĩa quyết định khả năng cung cấp và hiệu quả sinh thái của nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất khoáng cho thực vật, thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng, chu trình khoáng, chu trình nước và nhiều quá

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

44

trình khác diễn ra trong các hệ sinh thái rừng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố địa lý của các thảm thực vật và hệ động vật và đóng vai trò chủ yếu trong việc ấn định hình thái, đặc tính sinh lý và tập tính của sinh vật. Do vậy, nhiệt độ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng các mô hình trồng rừng hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi để tránh được những rủi ro do thời tiết gây ra. Bên cạnh nhiệt độ thì lượng mưa cũng là một yếu tố khí tượng quan trọng quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng và nó quyết định thời vụ trồng rừng trong từng khu vực. Lượng mưa còn có thể gây ra những ảnh hưởng tới sự xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, thu thập các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa là một công việc rất cần thiết trong các nghiên cứu về rừng.

Số liệu theo dõi khí tượng được tổng hợp tại trạm quan trắc khí tượng đặt tại Trạm nghiên cứu môi trường và rừng phòng hộ sông Đà và các trạm khí tượng lân cận qua 1 số năm được trình bảy trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Nhiệt độ và lƣợng mƣa quan trắc đƣợc tại khu vực nghiên cứu

Tháng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (mm) nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (mm) nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (mm) nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (mm) nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (mm) 1 16.1 5.4 15.6 8.0 15.2 9.1 15 10.2 15.9 8.6 2 17.6 18.0 21.6 40.0 20.6 18.9 20.9 19.1 21.3 17.6 3 18.8 20.8 21.3 34.2 21.5 32.5 22.3 31.5 20.1 30.2 4 24.0 35.0 22.3 39.0 23.4 35.2 23.6 30.1 24.0 87.6 5 27.6 204.2 25.3 187.2 26.1 153.4 25.8 159.2 27.3 302.6 6 27.9 483.8 27.5 246.0 28.2 256.8 28.2 250.3 30.5 382.5 7 27.0 295.6 27.7 350.8 30.2 289.2 32.2 300.6 30.1 300.2 8 23.3 300.8 27.0 215.2 29.5 226.1 28.9 220.8 29.5 402.3 9 25.9 457.2 25.1 329.4 26.2 300.6 27.1 283.4 28.6 225.3

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 45 10 23.7 29.4 23.0 445.2 24.6 35.3 24.2 40.3 23.8 37.2 11 17.9 2.0 18.2 21.2 20.8 100.2 20.5 80.5 20.1 38.9 12 20.6 0.0 19.0 11.8 18.3 25.0 17.9 23.6 19.2 24.3 TB 22.53 22.8 23.72 23.88 24.20 Tổng 1852.2 1928.0 1482.3 1449.6 1857.3

Từ Bảng số liệu trên cho thấy:

Về nhiệt độ, các năm từ 2006 tới năm 2011 có nhiệt độ trung bình năm chênh lệch không lớn nhưng có xu hướng tăng dần lên, dao động trong khoảng từ 22,53oC (năm 2006) cho tới 24,20oC (năm 2011). Bảng số liệu quan trắc được tại vùng nghiên cứu cũng cho thấy một xu hướng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, các tháng trong năm ngày càng trở lên lớn hơn. Năm 2006 nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là vào tháng 6 (27,9oC) thấp nhất là tháng 1 (16,1oC). Năm 2007 nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 (27,7 oC) thấp nhất là vào tháng 1 (15,6oC), trung bình cả năm là 22,53oC. Năm 2009 nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 (30,20C) và thấp nhất vào tháng 1 (15,20

C), trung bình năm là 22,8oC. Năm 2010, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 (32.2oC), thấp nhất là vào tháng 1 (15oC), nhiệt độ trung bình năm là 23,88oC. Năm 2011, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 (30,5oC) và thấp nhất vào tháng 1 (15,9oC), nhiệt độ trung bình năm đạt 24,20o

C

Về lượng mưa thấy rằng, thời tiết tại khu vực nghiên cứu có sự phân biệt rõ rệt, một năm thời tiết chia thành 2 mùa khác biệt: mùa mưa nhiều và mùa ít mưa. Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 cho tới tháng 10; mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa qua các năm thu thập cho thấy có sự chênh lệch đáng kể, xu hướng giảm dần về tổng lượng mưa bình quân trong năm nhưng tăng cường độ và lượng mưa trong các tháng mưa. Số liệu qua một số năm thu thập cho thấy lượng mưa trong khu vực dao động từ 1.449,6 mm (năm 2010) đến 1.928,0 mm (năm 2007). Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 năm 2006 (không có mưa), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 năm 2006, lượng mưa đạt 483,8 mm.

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

46

3.4. Diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình nghiên cứu

Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng đối với quần xã thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng. Thảm thực vật có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều tiết nguồn nước và ngăn ngừa xói mòn đất, ngăn chặn hiện tượng rửa trôi. Ngooài ra, thảm thực vật còn có vai trò cung cấp nguồn vật chất hữu cơ rất lớn, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, tạo nên rừng có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng tán. Thảm thực vật rừng giúp tạo nên độ che phủ mặt đất. Đồng thời cũng là nhân tố hỗ trợ và cạnh tranh đối với các loài cây trồng. Vì vậy, việc nghiên cứu thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh, bổ sung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nghiên cứu diễn biến môi trường, sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình rừng trồng được trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu

hình

năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011

Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) MH1 29 67 30 68 30 70 33 71 34 75 35 73 MH2 27 61 29 64 30 68 31 69 32 70 32 71 MH3 23 55 24 59 25 62 28 62 30 63 31 64 MH4 31 73 32 75 32 77 35 78 36 78 36 79 MH5 24 65 26 67 27 70 29 72 30 74 30 75 MH6 24 62 25 65 27 67 28 67 28 69 31 76 MH7 22 61 24 64 25 66 27 67 27 68 29 72 MH8 17 50 18 54 20 56 22 57 23 58 24 60 ĐC 4 30 7 43 8 52 10 53 13 54 16 56

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số loài và độ che phủ ở tất cả các công thức thí nghiệm đều tăng dần lên theo các năm và đều cao hơn so với ô đối chứng. Cao nhất là mô hình 4 (làm giàu rừng) số loài năm 2006 (sau khi trồng 2 năm) có số loài là 31, độ che phủ tương ứng là 73%. Đến độ tuổi 7, số loài tại mô hình đạt 36 loài và độ che phủ tăng lên là 79%. Tiếp đến là mô hình 6 (bản địa xen Cốt khí), ở độ tuổi 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

47

có 24 loài, độ che phủ là 62%, đến tuổi 7 độ che phủ tăng lên 76%, và có nhiều loài mới xuất hiện đạt tổng số 31 loài. Tiếp đến là mô hình 1 (cây Bản địa xen cây Dược Liệu), năm 2006 có 29 loài, độ che phủ là 67%, đến năm 2011 số loài đạt 35 loài ứng với độ che phủ tại mô hình là 73%... Các mô hình khác cũng có sự tăng nhẹ về số loài và độ che phủ. Thấp nhất là mô hình 8 (mô hình Luồng), ở độ tuổi 2 có 17 loài, độ che phủ là 50%, đến độ tuổi 7, số loài tăng lên 24 loài và độ che phủ đạt 60%. Tại mô hình đối chứng có số loài thấp hơn tất cả các mô hình trồng rừng. Năm 2006, số loài tại mô hình đối chứng là 4 loài, chủ yếu là cây bụi như Bông hôi, Lành nghạnh, cỏ, lá nến; với độ che phủ là 30%. Đến năm 2011, số loài tại đây cũng diễn biến theo chiều hướng tăng dần, số loài đạt 16 và độ che phủ cũng tăng lên 56%.

Các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu ở các mô hình nghiên cứu là: Lá nến

(Macaranga denticulata), Mán đỉa (Pithecolobium clypearia), Ba bét (Manllotus apelta), Thừng mực lông (Wrightia tomentosa), Lành nghạnh (Cratoxylum maigati), Thẩu tấu (Aprosa villosa)... Và một số ít loài cây mục đích như: Giẻ gai

(Captanopsis indica), Máu chó lá nhỏ (Knema gloularia), Kháo nhậm (Machilus odoratissima), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), Ràng ràng mít (Ormosia balansae)... Một số loài mới xuất hiện tại các mô hình nghiên cứu như: Bứa

(Garcinia oblongifolia), Thừng mực Trâu (Holarrhena antidisanterica), Mý

(Lysidice rhodostegia), Gạo (Bombax malabarica), Sồi trắng (Lithocarpus mucronatus), Xoan ta (Melia adedarach), Cà muối (Cipadessa baccifera), Sung

(Ficus racemosa), Vả (Ficus auriculata), Trâm sừng (Syzygium chanlos). Các loài này chủ yếu là những loài ưa sáng, sinh trưởng nhanh.

Diễn biến về số lượng loài tại các mô hình nghiên cứu được thể hiện rõ hơn thông qua Hình 3.1.

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

48

Diễn biến về số loài tại các mô hình nghiên cứu

0 5 10 15 20 25 30 35 40 MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 ĐC môhình số loài năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2011

Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến về số lƣợng các loài cây tái sinh của các mô hình nghiên cứu

Biểu đồ trên cho ta thấy mức độ số loài cây tái sinh trong các mô hình nghiên cứu tăng dần lên theo năm. Điều này là do quá trình diễn thế thứ sinh xảy ra tại các mô hình. Khi ta tiến hành trồng các mô hình hầu hết là phát trắng tạo băng để trồng, mặt khác có sự bổ sung phân bón vào làm cho đất trở nên giàu dinh dưỡng hơn, điều kiện sống cho các loài cũng trở nên thuận lợi hơn. Theo thời gian sau khi trồng, quá trình diễn thế thứ sinh diễn ra làm xuất hiện trở lại một số loài cũ mà vốn dĩ trước đây chúng đã có mặt. Bên cạnh đó, do điều kiện sống thay đổi do tác động của con người thông qua công tác trồng rừng cũng làm xuất hiện nhiều loài mới phù hợp với điều kiện sống. Đó là quy luật sinh thái mà mọi hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái rừng trồng nói riêng sẽ phải trải qua để đạt đến một trạng thái ổn định về số loài.

3.5. Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình nghiên cứu

Xói mòn đất là một quá trình xảy ra do sự tác động tổng hợp của các yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai, cây trồng và tác động của con người. Hậu quả của xói mòn đất là một lượng rất lớn đất, các chất dinh dưỡng có trong đất và các vật liệu bề

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

49

mặt bị mất. Xói mòn đất làm cho độ phì của đất giảm do đất bị chua, hàm lượng chất hữu cơ giảm, khả năng trao đổi hấp phụ cation và khả năng giữ nước của đất. Hậu quả tiếp theo xói mòn đất có thể gây ra là việc bồi lắng vùng hạ lưu, làm mất lớp đất màu mỡ vùng thượng lưu dẫn tới mất đất canh tác, giảm sức sản xuất của đất và kéo theo làm giảm năng suất cây trồng. Một trong những biện pháp kiểm soát xói mòn, bảo vệ đất là việc trồng rừng trên đất đó.

Kết quả thu thập số liệu về lượng đất mất do xói mòn (lượng xói mòn) được trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình (thí điểm tại Tiểu khu 54 lòng hồ Sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)