Tài nguyên rừn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình (thí điểm tại Tiểu khu 54 lòng hồ Sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (Trang 34)

Vùng hồ nằm trong vùng Tây Bắc, là 1 trong 9 vùng địa lý sinh thái có sự đa dạng cao về thành phần các loài thực vật. Đặc điểm của thực vật vùng hồ phản ánh hệ thực vật ở đây phần lớn thuộc thành phần khu hệ bản điạ Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và khu hệ Ấn Độ - Mianma di cư đến nhưng số loài thuộc thành phần bản địa tương đối thấp. Vùng hồ có một số loài thực vật cổ nhiệt đới xuất hiện tuy rất hiếm như Sơn tuế đá vôi (Cyas balance), Dây gắm (Ngetum montanum)…..

Do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội ở các mức độ và thời gian khác nhau đã hình thành nên các trạng thái rừng đan xen nhau tại vùng hồ. Mỗi trạng thái có cấu trúc ngoại hình và tổ thành loài cây khác nhau với các đặc trưng như sau:

- Trạng thái rừng trên núi đá vôi ít bị tác động: Tập trung trên các đỉnh núi đá vôi cao, dốc và hiểm trở rừng có hai tầng tán chính, tầng trên thường không liên tục. Loài ưu thế là Nghiến đỏ (E xcentrodendron Tonkinensis) và một số loài khác như Trai lý (Garcinia fagacoides), Đinh (Makhamia pierrei), Dâu da xoan

(Allospondias lakonensis), Thung (Tetrameles nudiflora). Tầng dưới gồm các cây ưu thế như: Ô rô (Circus Japonicus), Mạy tèo (Streblus macrophyllus) Đẻn ba lá (Vitex trifolia), Đại phong tử (Hydonocarpus hainanensis).

- Trạng thái rừng trên núi đá vôi đã bị tác động mạnh: Trạng thái rừng này chiếm diện tích khá lớn, thành phần loài tương tự trạng thái rừng trên, nhưng mật độ cây thưa hơn, chiều cao trung bình từ 10 - 15m, đường kính 20 - 30cm.

- Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá: Xuất hiện ở các thung lũng, khe của núi đá, thường có diện tích nhỏ nằm rải rác trong toàn khu vực. Thành phần loài chủ yếu là: Phay (Duabanga sonneratioides), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Dâu (Morus artalit), Sến (Celtis sinensis), Nóng (Saurauja tristyla), Gội nếp (Aglaia gigantea), ở nơi ít bị tác động, cây cao trên 20m, đường kính 60cm.

- Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt và sau nương rẫy. Trạng thái rừng này phân bố chủ yếu trên rừng núi đất và một phần nhỏ trên các thung lũng đá vôi. Thường gặp các loài cây gỗ nhỏ tiên phong, ưa sáng như Thôi ba (Alanggium

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

35

chinensis), Trám trắng (Canarium album), Muối (Rhus chinensis), Bùm bụp (Malluotus barbatus), Cánh kiến (Mallutus phinippinnensis)… Ngoài ra còn xuất hiện một số loài tre nứa tập trung thành đám nhỏ như Vầu (Indosasa hispida), Nứa (Ncohouzeaua dulloa)…

Ngoài ra còn những mảng nhỏ trên núi đất cao, đại diện có một số loài cây như Thích (Acera tonkinensis), Bạc tán (Beichmiedia sp), Nanh chuột (Coiptocarya sp), Dẻ lá tre (Quercus bambuifolia), Thị rừng (Diiospirros sp)….

- Trạng thái rừng ven bờ nước (hồ, sông suối): Đây là đặc thù riêng có của vùng hồ với nhiều loại đặc trưng như: Vối thuốc (Schima superba), Nhội (Bischofia trifolia), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Cơi (Pterrocarya tonkinensis).

Trong khu vực còn có tổ thành phong phú của các loài cây thuốc. Theo nghiên cứu phân loại theo nhóm tác dụng chữa bệnh của các loài cây dùng làm thuốc của Đỗ Tất Lợi thì có gần 240 loài được phân bố theo 19 nhóm công dụng khác nhau. Tập đoàn cây thuốc cực kỳ phong phú và là một tài sản quý báu không chỉ có tác dụng đối với bảo vệ sức khoẻ cộng đồng địa phương mà còn mở ra một triển vọng của nghề khai thác và chế biến dược thảo.

Thung Nai trước đây vốn là một xã có diện tích rừng tương đối lớn so với tổng diện tích tự nhiên, độ che phủ chiếm tới 85%, trữ lượng lớn, chất lượng chủng loại tốt và tập trung. Trước năm 1987 nhân dân trong xã chủ yếu tập trung vào việc khai thác gỗ và các lâm sản khác mà không chú ý đến quản lý, bảo vệ và xây dựng, phát triển vốn rừng. Chính vì lẽ đó, mà tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng, quần thể thực vật rừng vốn rất phong phú trước kia như các loại họ Xoan, Giẻ, Bồ đề, Dầu, Tre, Nứa... nay chỉ còn lại chủ yếu là rừng tre nứa nhỏ và cây ưa sáng mọc nhanh không có giá trị cao. Trên toàn xã hiện không còn rừng nguyên sinh. Rừng thưa cây gỗ và rừng non phục hồi còn lại rất ít với tổ thành chủ yếu là các loài cây ưa sáng, giá trị kinh tế thấp như Nanh chuột, Chấu, Ngát, Cà ổi, Vàng chanh, Sung, Giẻ các loại, Gội gác, Xoan đào, Lim xẹt,... Rừng núi đá chủ yếu là các lùm cây bụi, dây leo, rải rác còn sót lại một số cây gỗ quý như Chò chỉ, Trai, Nghiến... với số lượng không đáng kể. Diện tích rừng trồng một vài năm gần đây cũng đã tăng lên

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

36

nhưng các loài cây trồng cũng chủ yếu là Bạch đàn, Keo tai tượng và gần đây là Luồng. Các loài cây bản địa như Lát hoa, Giổi, Trám, Sấu,... chưa được gây trồng trên diện rộng, hiện mới chỉ có các mô hình nghiên cứu thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình (thí điểm tại Tiểu khu 54 lòng hồ Sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)