Tài nguyên động vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình (thí điểm tại Tiểu khu 54 lòng hồ Sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (Trang 36)

Cũng theo các tài liệu của Đoàn điều tra quy hoạch rừng tỉnh Hoà Bình, vùng hồ Hoà Bình là nơi tiếp giáp với các luồng di cư động vật từ Đông Bắc và Tây Bắc vào phía Nam, nên hệ động vật còn tương đối phong phú. Tổng số loài được khai thác, sử dụng, hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người là 146 loài, trong đó có: 34 loài thuộc nhóm chim, 32 loài thuộc nhóm thú, 9 loài thuộc nhóm rắn, 6 loài thuộc nhóm ếch và ba ba, 31 loài cá và 34 loài côn trùng .

Trong thành phần gia súc, gia cầm của vùng hồ phổ biến nhất là các loài trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, chó, mèo, dê và thỏ.

Với diện tích mặt nước khá lớn, cá trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng với đời sống người dân vùng hồ, trong đó có nhiều loài có giá trị đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân vùng lòng hồ.

Địa hình của khu vực lòng hồ chủ yếu là đồi núi hiểm trở. Vì vậy, hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng. Số liệu điều tra trong dân cho thấy hiện vẫn còn một số loài động vật quý như: khỉ, trăn, rắn và nhiều loài chim. Một số loài có trong sách đỏ Việt Nam như: gà lôi, khỉ, rắn hổ mang chúa….Tuy nhiên, số lượng cá thể của mỗi loài còn rất ít. Trong tương lai, với hy vọng xây dựng khu hồ thành một vùng kinh tế sinh thái điển hình.

Những phân tích về tài nguyên sinh vật cho thấy rằng một trong những tiềm năng to lớn để giải quyết khó khăn trong quá trình phát triển ở vùng hồ là sự tồn tại một tổ thành thực vật, động vật phong phú. Chúng có thể đáp ứng được những nhu cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men, gỗ củi và nhiều loại sản phẩm thiết yếu khác. Tuy nhiên, cần có những chính sách để bảo vệ nghiêm ngặt và quản lý chúng một cách bền vững, hiệu quả cao.

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

37

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế - xã hội và

môi trường vùng ven hồ

Việc đắp đập ngăn sông Đà, xây dựng hồ chứa Hoà Bình làm ngập những vùng đất thấp ven sông đã gây nên những tổn thất lớn về tài nguyên trong vùng: 813,1 ha rừng gỗ; 795,71 ha rừng tre nứa và một lượng đáng kể các thảm cỏ, thảm thực vật khác đều bị ngập chìm dưới nước. Trước hết, hơn 1.608 ha lúa hai vụ, 1.341 ha lúa một vụ và hàng nghìn héc ta hoa màu, cây ăn quả bị vĩnh viễn mất đi do ngập chìm dưới nước. Đồng thời nhiều động vật quý hiếm bị mất đi do diều kiện sống tại nơi ở và khu vực xung quanh bị thay đổi. Một số cơ sở hạ tầng cũng bị phá huỷ như: 107.308 m2 nhà ở, 156 đập nước và hồ thuỷ lợi, 153 km kênh mương, 655 km đường ô tô, 30 km đường dây điện thoại.

Tác động trực tiếp của việc xây dựng hồ chứa là làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn, ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ các sinh vật trong hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư trong vùng. Hệ sinh thái trên cạn bị dần thay thế bởi hệ sinh thái nước, đất ngập nước và hệ sinh thái bán ngập. Mặt khác, những vùng bị ngập đều là những vùng đất màu mỡ ven sông. Vì vậy, gần 50.000 dân (8.451 hộ) thuộc 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La phải di chuyển đi xây dựng nơi ở mới. Điều này đã gây nên một sự xáo trộn rất lớn trong đời sống của người dân thể hiện không những là chỗ ở thay đổi mà còn kéo theo cả diện tích đất và phương thức canh tác cũng thay đổi gây ra rất nhiều khó khăn cho nhân dân trong vùng phải di dời.

3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động

Cho đến nay Thung Nai có 6 xã. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sinh sống ở độ cao trên 120m so với mực nước biển. Phần lớn đất canh tác nông nghiệp, đặc biệt đất canh tác lúa nước đều đã bị ngập, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, thành phần dân tộc Mường, Dao ở đây chiếm tới 97%.

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012

38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình (thí điểm tại Tiểu khu 54 lòng hồ Sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)