2. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực NoNTND tạ
2.2.2 Số lượng khách hàng và số lượt khách hàng đến giao dịch tạ
NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch
Số lượng và số lượt khách hàng tới giao dịch CVPTNoNT tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch
Bảng 2.9 Số lượng khách hàng và số lượt giao dịch về gói sản phẩm tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Số lượng So với năm 2011 Số lượng So với năm 2012 +/_ +/-% +/_ +/_% Số lượng KH(người) 765 848 83 10,8% 955 107 12,6 Số lượt giao dịch(Lượt) 1.155 1.290 135 11,7% 1.483 193 15
(Nguồn: BCKQHĐKD của NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch 2011-2013)
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp
Theo bảng 2.9 ta có thể thấy rằng cả số lượng khách hàng và số lượt giao dịch đều tăng qua các năm. Năm 2011, nền kinh tế có sự khởi sắc do sự nỗ lực thắt chặt tiền tệ của NHNN và các cơ quan quản lý kinh tế nên lạm phát được kiểm chế, niềm tin của người dân để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tăng lên, nên số lượng khách hàng tới giao dịch với ngân hàng đạt con số là 765 người và số lượt giao dịch đạt 1155 lượt. Đến năm 2012 thì số lượng khách hàng tăng lên về số lượng nhưng họ đến giao dịch với những món nhỏ lẻ do nhu cầu người dân đầu tư tăng lên về số lượng nhưng không tăng về quy mô. Năm 2012, số lượng khách hàng là 848 người, tăng 83 người với tỷ lệ tăng 10,3% so với năm 2011, và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2013 khi số lượng lên tới 955 người với tỷ lệ tăng là 12,6% so với năm 2012. Số lượng khách hàng tăng lên vì thế mà số lượt khách hàng tới giao dịch cũng tăng theo với tỷ lệ tăng đều đặn qua các năm tương ứng là năm 2012 tăng 11,7% so với năm 2011. Và năm 2013 tăng 15% so với năm 2012.Số lượng khách hàng và lượt giao dịch đã phần nào khái quát được việc mở rộng sản phẩm tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân của chi nhánh trong những năm gần đây. Nhưng trên thực tế còn có rất nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn để cải thiện tình hình sản xuất nông nghiệp còn manh mún, lạc hậu, quy mô còn nhỏ bé của mình. Nhưng chưa tiếp cận đc nguồn vốn từ chi nhánh do một số thủ tục hành chính còn quá rườm rà…. Vì vậy chi nhánh nên tận dụng lợi thế về địa bàn cũng như những chính sách phù hợp, nắm bắt được lợi thế kinh tế để mở rộng sản phẩm tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân để sản phẩm tín dụng này phát huy hiệu quả hơn nữa.
Tỷ trọng số lượng khách hàng tiếp cận được sản phẩm tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân:
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.10: Tỷ trọng số lượng khách hàng được cấp tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân:
Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng KH vay vốn đối với lĩnh vực NoNTND 765 848 955 Tổng số KH 1.657 1.890 2.101 Tỷ trọng số lượng KH vay vốn đối với lĩnh vực NoNTND
46,4% 44,8% 45,5%
(Nguồn: BCKQHĐKD của NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch 2011-2013)
Qua bảng số liệu thống kê qua các năm ta có thể thấy rằng số lượng khách hàng tới giao dịch với chi nhánh về sản phẩm tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tăng lên qua các năm và chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số khách hàng của chi nhánh qua từng năm. Năm 2011 đạt 46,4% và các năm tiếp theo thì tỷ lệ này vẫn được duy trì ở mức trên 40%, không có những tăng giảm đáng kể, cho thấy chi nhánh vẫn xem tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một hoạt động cơ bản của mình,trong khi nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn nhiều khó khăn thì việc duy trì tỷ trọng như vậy là một thành công lớn. Có thể coi đây là những bước thăm dò trong chính sách hoạch định trong tương lai của chi nhánh giúp họ đạt được lợi nhuận và uy tín như mong muốn.
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3 Tình hình mở rộng các sản phẩm tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Với mục tiêu nhằm đa dạng hóa các loại hình sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch đã không ngừng đầu tư và phát triển các sản phẩm một cách có hiệu quả:
Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch theo sản phẩm cung ứng:
Đơn vị :Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Tổng dư nợ 265,85 100% 213,41 100% 238,91 100% CV xây trang trại 92,25 34,7% 79,39 37,2% 93.41 39,1% CV mua thức ăn, con giống 33.49 12,6% 29,67 13,9% 32,01 13,4% CV xây nhà xưởng 60,08 22,6% 39,69 18,6% 42,67 17,9% CV mua nguyên liệu sản xuất 38,81 14,6% 26,04 12,2% 30,58 12,8% CVphục vụ lĩnh vực NoNTND khác 41,22 15,5% 44,92 18,1% 40,24 16,8%
(Nguồn: BCKQHĐKD của NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch 2011-2013)
Trong các hình thức cấp tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây thì hình thức cấp tín dụng để xây dựng trang trại và xây dựng nhà xưởng để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Vì các khách hàng
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp
vay để phục vụ 2 mục đích này thường có tài sản đảm bảo kèm theo vì vậy bản thân chi nhánh cho vay khá là yên tâm về việc thu hồi gốc và lãi. Ngoài ra, hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng phục vụ nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi, con giống, cây giống, nguyên liệu để sản xuất, chế biến nông sản cũng chiếm tỷ trọng đáng kể, những khách hàng vay với mục đích này thường phải bằng cầm cố sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá, tài tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi ra tiền mặt.
Hình thức cấp tín dụng để xây dựng trang trại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các hình thức tín dụng của chi nhánh. Luôn chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng dư nợ của hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhưng do năm 2011 trên địa bàn huyện xảy ra nhiều thiên tai,dịch bệnh trong sản xuất, chăn nuôi nên để hạn chế rủi ro NHNo&PTNT – chi nhánh huyện Lập Thạch đã chỉ đạo rõ ràng rằng kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Vì vậy tỷ trọng tín dụng cấp cho hoạt động xây dựng trang trại chỉ còn là 34,7% trên tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đến năm 2012, do có những thay đổi trong chính sách của NHNo&PTNT – chi nhánh huyện Lập Thạch và nhu cầu vay vốn để mở rộng chuồng trại chăn nuôi người dân tăng lên đẩy tỷ trọng hình thức cấp tín dụng này lên 37,2% năm 2012 và 39,1% vào năm 2013.
Về việc cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi, con giống, cây giống của chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng trên 10% của hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NoNTND, tuy không cao về tỷ trọng nhưng hình thức cấp tín dụng này vẫn tăng đều đặn chỉ có năm 2012 là chỉ tiêu này giảm nhẹ so với năm 2011 xuống còn 29,67 tỷ đồng.
Hình thức cấp tín dụng để mua nguyên vật liệu để sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản cũng khá phát triển, luôn chiếm tỷ trọng trên 17%, tuy không tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng ổn định trong tổng dư nợ hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tuy rằng hình thức vay này còn nhiều hạn chế như quy định mức
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp
vay tối đa là 300 triệu đồng và các đối tượng vay cũng chỉ giới hạn và phải có uy tín lâu với chi nhánh.
Ngoài các hình thức tín dụng trên, chi nhánh còn không ngừng mở rộng một số hình thức tín dụng khác và duy trì tỷ trọng các khoản tín dụng này ở mức trên 15% đóng góp vào việc mở rộng chung hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong toàn chi nhánh.
2.2.4 Mức độ đáp nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực NoNTND tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lập Thạch
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Số tiền So với
2011 Số tiền So với 2012 Tổng nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực NoNTND của tất cả khách hàng 290,8 350,2 59,4 382,6 32,4 Tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực NoNTND 265,85 213,41 -52,44 238,91 25,5 Tổng số lượng khách hàng vay đối với lĩnh vực NoNTND 765 848 83 955 107
Nhu cầu vay bình
quân/số khách hàng 0,38 0,41 0.03 0,40 -0.01 Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực NoNTND bình quân/khách hàng 0.35 0.25 -0.1 0.25 0
Ta có thể thấy rằng, nhu cầu vay bình quân trên một khách hàng năm 2011 là 0,38 tỷ đồng lớn hơn dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân bình quân trên một khách hàng là 0,35 tỷ đồng, sự chênh lệch này là 0,003 tỷ đồng. Năm 2012, nhu cầu vay bình quân/ khách hàng lớn hơn dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân bình quân / khách hàng là 0.41- 0,25 = 0,16 tỷ đồng, con số này tăng mạnh so với
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp
năm trước là 0,16 tỷ đồng. Năm 2013 sự chênh lệch này là 0,15 tỷ đồng, giảm so với năm 2012 nhưng giảm không đáng kể, có nghĩa là năm 2013 đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của khách hàng so với năm 2012 nhưng thực tế đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là quá thấp. Như vậy có thể thấy, mặc dù đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng nhưng chi nhánh chưa thể đáp ứng đầy đủ 100% nhu cầu vay vốn của khách hàng, trong khi tỷ lệ đáp ứng ngày càng có xu hướng bị thu hẹp. Điều này có thể do một số nguyên nhân như:do khách hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu mà chi nhánh đưa ra để được vay vốn, hoặc có thể do tính chất của khoản vay mang nhiều rủi ro nên phía ngân hàng ngần ngại không muốn cấp tín dụng hoặc do chi nhánh đã quá khắt khe trong việc xác định hạn mức tín dụng và mức cho vay tối đa đối với khách hàng.
3. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế 3.1 Kết quả đạt được 3.1 Kết quả đạt được
Qua phân tích kết quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tại NHNo&PTNT – chi nhánh huyện Lập Thạch ta thấy hoạt động này chưa thực sự hiệu quả nhưng cũng có những kết quả đáng khích lệ trong những năm vừa qua,số lượng khách hàng đến giao dịch với chi nhánh tăng, quy mô các khoản vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng có xu hướng tăng, các loại hình sản phẩm ngày càng đa dạng phù hợp với nhu cầu khách hàng, quy trình và thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng tạo được niềm tin cho khách hàng tới tham gia giao dịch, đây là những thành công bước đầu cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm này trong thời gian sắp tới.
Trong kết cấu của các khoản cho vay của chi nhánh, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm tỷ lệ cao và từ đó đẩy mạnh doanh thu của hoạt động tín dụng góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.
Về chất lượng của các khoản tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh trong những năm gần đây đảm bảo an toàn ở mức tương đối khi mà nền kinh tế còn nhiều biến động, biến đổi khí hậu ngày càng ở mức trầm trọng, thiên tai dịch bệnh ngày càng nhiều và khó kiểm soát thì chất lượng tín dụng không thực sự hiệu quả. Người dân thì tiếp cận với tín dụng của chi nhánh khó hơn, chi nhánh giải ngân cũng ngần ngại hơn. Và với những món
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp
vay mang tính an toàn cao thì chi nhánh đã giải ngân. Còn những món vay có nhiều rủi ro thì người dân có nhu cầu chưa tiếp cận được nguồn vốn.
Hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã và đang làm đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ, phục vụ khách hàng. Chi nhánh tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng khi đến với chi nhánh, không để khách hàng phải phân vân với bất kỳ một sản phẩm nào. Hơn nữa, việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm giúp chi nhánh phân tán rủi ro và đi kèm với nó là tăng được lợi nhuận trong từng hoạt động. Khi một sản phẩm được phát triển và mở rộng là đi kèm với nó là một loạt các dịch vụ như: internet banking, dịch vụ thẻ thanh toán, home banking…
Tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân góp phần nâng cao đời sống của đại bộ phận dân cư trong địa bàn, nhờ những lợi nhuận mang lại sau quá trình đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân hiệu quả, tuy phát sinh nợ xấu nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh, cao nhất chỉ đạt hơn 8%. Đó là nhờ sự phối hợp tốt giữa CBTD và CBTD quản lý giải ngân. Trong quản lý rủi ro tín dụng thì định kỳ, hàng tháng cán bộ phải có trách nhiệm rà soát hồ sơ vay, theo dõi tình hình tài chính, và tình hình sản xuất của khách hàng, bổ sung những thông tin mới để chi nhánh có biện pháp sử lý kịp thời để không gây thiệt hại nặng nề cho chi nhánh. Hoạt động quản lý nợ vay, thu nợ, thanh lý hợp đồng diễn ra có hiệu quả cao,trong vòng 60 ngày,CBTD phải tiến hành kiểm tra các đợt kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng , nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ,chi nhánh chủ động xem xét và cơ cấu lại nợ cho khách hàng theo quy định.
3.2 Hạn chế
Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn,nông dân tuy đạt được những kết quả nhất định, song so với nhu cầu thực tế còn thấp. Điều đó cho thấy, tín dụng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu và mục
Học viện Chính sách và Phát triển Khóa luận tốt nghiệp
tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả của tín dụng của chi nhánh đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chưa cao, chưa gắn kết được giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tiềm năng kinh tế đồi rừng và miền ven sông ở nhiều nơi trên địa bàn huyện chưa được khai thác tốt là do một số nguyên nhân sau:
- Trong hoạt động sản suất nông nghiệp còn chứa đựng nhiều rủi ro, do
diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường, dịch bệnh, sâu bệnh luôn dình dập, thị thường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm chưa ổn định…, thêm vào đó, công tác nghiên cứu, dự báo kinh tế liên quan đến lĩnh vực này trên địa bàn huyện còn yếu nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất.Tất cả những điều đó đã gây những khó khăn nhất định cho việc mở rộng tín đối với lĩnh vực NoNTND.
- Quy chế tín dụng đối với lĩnh vực NoNTND tuy từng bước được cải