Tổ chức lớp để học sinh học tích cực

Một phần của tài liệu SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG (Trang 30)

III/ Xây dựng tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực”.

2. Tổ chức lớp để học sinh học tích cực

Chúng ta luôn biết để học sinh học tập tích cực thì điều bắt buộc là học sinh phải ham thích học. Muốn học sinh ham thích học thì phải tổ chức được tiết học tích cực cho học sinh. Ham thích học và học tích cực là hai yếu tố tác động qua lại với nhau giúp cho học sinh học tập có kết quả tốt, phát huy được khả năng học tập cao nhất.

Để học sinh tập một cách tích cực không phải là một vấn đề mới, mà đã được áp dụng cách đây nhiều năm vời việc thay sách giáo khoa và đổi mới

phương pháp dạy học. Nhưng việc đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng mới không phải giáo viên nào cũng làm được. Điều cần thiết là Ban giám hiệu, cần tiến hành tổ chức các buổi chuyên đề, thảo luận tổ nhóm để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phải dự giờ kiểm tra việc việc giảng dạy của giáo viên.

- Yêu cầu giáo viên trong khi dạy nên cố gắng làm sao trong giờ học cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Làm sao cho nhiều em được lên bảng, được nói, được làm bài, được thể hiện mình.Trong tiết dạy giáo viên nói nhiều thì kiến thức các em tiếp thu được sẽ chẳng bao nhiêu. Nhưng khi cho các em lên bảng tự làm, tự thực hành thì các em mới khắc sâu kiến thức qua đó cũng nên sự ham học ở học sinh. Kiến thức nào học sinh có thể tìm được thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm, không nên áp đặt kiến thức.

VD: Trong tiết dạy môn Lịch sử giáo viên nên cho nhiều em lên chỉ bản đồ và tường thuật diễn biến trận đánh thay vì giáo viên giảng vv… Môn Khoa học cho các em lên thực hành thí nghiệm vv… Trong tiết dạy có thể cho học sinh đặt câu hỏi cho bạn trả lời, hay học sinh tự đánh giá lẫn nhau vv…

- Như ta thấy ở tiểu học rất nhiều em khi làm việc một mình thì run sợ nhưng khi có thêm bạn bè thì các em dạn dĩ hẳn lên. VD:Như kêu một học sinh lên trước lớp hát chẳng hạn thì em này không thể hát được, hoặc hát không hay, nhưng khi kêu thêm vài bạn nữa thì các em thể hiện rất tốt bài hát.Như vậy để tất cả các em trong một giờ học đều tham gia tích cực đặc biệt những em học yếu, nhút nhát giáo viên cần cho các em đó tham gia vào một hoạt động tập thể, rồi dần dần cho các em thể hiện một mình. Hay cho một số em nào mạnh dạn, tự tin lên trước rồi sao đó mới cho các em rụt rè, nhút nhát như lên sau. Có như vậy các em lên sau mới bình tĩnh được.

VD: Trong tiết học đạo đức lớp 1 có phần giới thiệu về bản thân và gia đình minh cho các bạn nghe. Nếu ngay từ đầu ta gọi một em còn nhút nhát, lên bảng giới thiệu thì em đó lúng túng không làm được. Nhưng khi kêu các một số em dạn dĩ lên nói trước và kêu những em kia sau thì gần như tất cả các em đều trả lời được.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w