Giáo viên dạy thân thiện

Một phần của tài liệu SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG (Trang 27)

III/ Xây dựng tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực”.

1. Giáo viên dạy thân thiện

Muốn thể hiện được tiết dạy thân thiện thì giáo viên cần chú ý những việc sau đây khi lên lớp:

a. Xem giáo án, chuẩn bị bài giảng:

Giáo viên phải chuẩn bị kĩ giáo án, bài giảng kĩ trước khi lên lớp, không nên lên lớp dạy theo kiểu nghĩ đến đâu dạy đến đó, vừa dạy vừa nhìn giáo án vv… Không chuẩn bị kĩ giáo án trong khi dạy giáo viên dễ bị vấp, giảng sai

dẫn đến dạy không hay. Ví dụ: Dạy bài tập đọc nếu giáo viên không đọc

trước, không chuẩn bị câu hỏi thì lên lớp khi đọc mẫu giáo viên sẽ đọc không diễn cảm, khi hỏi bài học sinh không trả lời được giáo viên sẽ không ứng xử kịp làm bài giảng mất hay.

Hiện nay chúng ta không yêu cầu giáo viên lâu năm phải soạn giáo án dài, chi tiết nhưng yêu cầu giáo án phải đầy đủ các phần lên lớp. Mỗi hoạt động của bài học phải có yêu cầu, mục đích. Hoạt động của thầy và trò phải rõ ràng. Giáo án phải thể hiện việc rèn luyện từng đối tượng học sinh. VD: Bài

tập 1: học sinh giỏi làm phần a, b, c, d ; học sinh yếu làm phần a, b. b. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí:

Quá trình nhận thức là từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, nhất là đối với học sinh tiểu học, yếu tố trực quan lại càng cần thiết. Một tiết học hay là tiết học phải có đồ dùng trực quan để học sinh tìm hiểu bài, các vật dụng để học sinh thí nghiệm. Có như vậy mới gây được sự hứng thú ở học sinh. Học sinh dễ hiểu bài và cảm thấy thích thú học hơn.

Ví dụ: Dạy khoa học lớp 5 bài nhôm nếu phần “nêu tính chất nhôm dẫn nhiệt tốt”, giáo viên chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm và cho học sinh lên thí nghiệm bằng cách đốt nóng sợi nhôm. So sánh sức nóng trước và sau khi đốt ở điểm cách điểm đốt khoảng 10cm. Thì học sinh sẽ thích học hơn là giáo viên chỉ nói cho học sinh hiểu.

Chính vì vậy để thể hiện việc dạy học thân thiện thì giáo viên lên lớp phải có đồ dùng dạy học. Tổ khối phải thống nhất việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết của tuần tới trong điều kiện nhà trường hiện có. Nhà trường luôn

kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên thông qua sổ đăng kí mượn đồ dùng, dự giờ thăm lớp…

c. Tăng cường các hình thức học tập tạo không khí sôi nỗi thi đua

Hiện nay với việc đổi mới phương pháp dạy học, theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, học sinh với vai trò chủ động trong học tập (Như thảo

luận nhóm, phân vai đóng hoạt cảnh vv…). Đã phần nào thúc đẩy học sinh

học tập có hứng thú hơn, ham học hơn. Do đó nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trong mỗi tiết học nên tổ chức nhiều hình thức học tập dưới dạng trò chơi, đóng kịch, phỏng vấn vv…Trong các buổi dự giờ ban giám hiệu đánh giá cao các tiết dạy mà giáo viên dạy nhẹ nhàng, thoải mái, tổ chức nhiều hình thức chơi mà học, học mà chơi. Phải biết vận dụng các hình thức trò chơi dân gian, trò chơi đội, các gam-sô truyền hình vào trong các tiết học.

VD: Trong tiết toán khi giải bài toán có nhiều bước thì nên tổ chức thành hai đội lên thi đua giải, ở hai phần bảng mỗi đội 3 - 4 em, mỗi em giải một câu em này xong đến em khác đội nào xong trước là thắng.

Hoặc như học Đạo đức bài “Đồ dùng học tập” phần bài tập nên cho 5 học sinh lên bảng mỗi em kể tên một đồ dùng, lần lượt từng em một, ai trả lời sai thì về chỗ, cho đến khi chỉ còn lại một em là người chiến thắng.

d. Giáo viên tỏ thái độ gần gũi, ân cần

Giáo viên cấp tiểu học hiện nay phương pháp giáo dục còn mang ảnh hưởng cách giáo dục xưa. Như còn dùng đòn roi, hình phạt, nhục mạ học sinh trước lớp làm cho các em không có thiện cảm đối với giáo viên, trường

lớp sinh ra chán học. Một tiết dạy thân thiện là tiết dạy lôi cuốn được học sinh vào hoạt động bài học. Trong đó giáo viên phải biết sử dụng lời nói, cử chỉ, tổ chức các hoạt động dẫn dắt các em vào bài học. Giáo viên muốn thể hiện tính thân thiện trong tiết dạy điều cần thiết là phải thể hiện được tác phong sư phạm mẫu mực, gần gũi, ân cần với học sinh. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.

Khi dạy lưu ý lời nói phải nhẹ nhàng, giữa giáo viên và học sinh luôn có sự ăn ý nhịp nhàng, khi giảng bài giáo viên phải luôn quan sát học sinh trong lớp, đặc biệt những em hay nghịch ngợm. Mỗi lần học sinh có ý kiến nếu trả lời sai cũng phải biết cách nói không để cho học sinh ngồi xuống mà không biết mình sai điểm nào, đừng để học sinh bị quê trước mặt bạn bè. Không sử dụng thước làm công cụ đánh đập học sinh, sử dụng thước nhẹ nhàng tránh việc gõ thước quá mạnh làm học sinh giật mình. Biết động viên, khích lệ học sinh biết sử dụng năng khiếu của mình làm tiết học thêm sinh động. Một tiết học mà học sinh hoạt động vui vẻ, có tiếng cười sẽ có hiệu

quả hơn những tiết học mà học sinh quá nghiêm túc.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w