Công trình nghiên cứu rong biển Việt Nam (1969), tác giả Phạm Hoàng Hộ đã phân loại và mô tả 484 loài, 21 biến loài và 10 dạng, trong đó giáo sƣ Phạm Hoàng
Hộ có đề cập đến loài rong nho biển (Caulerpa lentillifera) thu thập ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang [6].
Năm 2004, phòng Thực vật biển thuộc Viện Hải dƣơng học Nha Trang đã di nhập nguồn giống rong biển từ Nhật Bản, nuôi tạo giống trong phòng thí nghiệm. Đồng thời tiến hành đề tài “Nghiên cứu các đặc trưng sinh lý, sinh thái của loài rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agradh, 1873) có nguồn gốc di nhập từ Nhật Bản làm cơ sở kỹ thuật cho nuôi trồng”. Kết quả cho thấy: tốc độ sinh trƣởng có thể đạt 2,59%/ngày (trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ mặn thích hợp). Độ mặn tốt nhất là 33%. Nhu cầu ánh sáng đối với rong Nho không cao, rong sinh trƣởng và phát triển tốt trong khoảng cƣờng độ ánh sáng khá rộng từ 50-250 mol.s-1.m-2. Ở cƣờng độ ánh sáng quá mạnh (500mol.s-1.m-2) sự sinh trƣởng và năng suất thấp. Khi nhiệt độ tăng đến 34oC cƣờng độ quang hợp của rong giảm. (Nguyễn Xuân Hòa và cộng sự, 2004) [6].
Năm 2004, Nguyễn Xuân Hòa và cộng sự, đã thực hiện “Thử nghiệm nuôi trồng rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agradh, 1873) ở điều kiện tự nhiên” thử nghiệm đƣợc tiến hành tại các đìa nuôi tôm tại Cam Ranh bằng phƣơng pháp sinh sản sinh dƣỡng. Kết quả cho thấy rong nho phát triển tốt trên đáy bùn cát. Mật độ nuôi ban đầu từ 100 – 200g/m2 là thích hợp cho các yếu tố về tăng trƣởng, năng suất và hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ giữa phần thân đứng (phần có giá trị/toàn tản) không thay đổi nhiều ở các mức mật độ này. Nguồn giống nên dùng là nguyên tản rong bao gồm thân bò và thân đứng [15].
Các nhà khoa học của Viện Hải dƣơng học Nha Trang cũng đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của rong nho. Mẫu rong nho đã đƣợc gởi đến Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (số 02 Nguyễn Văn Thủ, thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2006) đã kiểm định. Kết quả phân tích đã cho thấy rong không nhiều đƣờng, đạm nhƣng đặc biệt phong phú các vitamin A, C (lần lƣợt là 0.5185 và 1.618 mg/kg rong tƣơi) và các nguyên tố vi lƣợng cần thiết, trong đó hàm lƣợng iod rất cao (19.0790 mg/kg), K (0.034%), Ca (0.043%) [3].
Ngoài ra, mẫu rong nho tƣơi nuôi trong ao đìa tại Cam Ranh tháng 7/2007 và mẫu nƣớc biển nơi nuôi dƣỡng đã đƣợc Phòng Thủy địa. Viện Hải dƣơng học phân tích và cho thấy rong nho không tích lũy kim loại nặng từ môi trƣờng nƣớc (Nguyễn Hữu Đại và cộng sự, 2006). Đặc điểm sinh lý này hoàn toàn khác với các loài cỏ biển [4].
Năm 2006, phòng Thực vật biển đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng rong nho biển Caulerpa lentillifera (J. Agradh, 1873) ở Việt Nam”. Đề tài đƣợc cán bộ Viện Hải dƣơng học Nha Trang nuôi trồng thành công tại Cam Ranh, Hòn Khói - Ninh Hòa [25].
Trong năm 2006-2007, thực hiện đề tài cấp Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam:” Nuôi trồng rong nho biển làm thực phẩm”, đề tài này đã đạt loại xuất sắc. Sự thành công của đề tài đã góp phần đa dạng đối tƣợng nuôi, cung cấp rau sạch cho nhu cầu trong nƣớc, nhất là các khu vực ven biển. (Nguồn tin: Viện Hải dƣơng học) [33].
Năm 2012-2013, Viện hải dƣơng học Nha Trang đã phối hợp với UBND huyện Trƣờng Sa thực hiện đề tài nghiên cứu với nội dung ”Chuyển giao kỹ thuật trồng, bảo quản và chế biến rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa”. Kết quả của việc nghiên cứu bảo quản rong nho biển phù hợp với điều kiện tại Trƣờng Sa đó là bảo quản dạng tƣơi từ 8-10 ngày bằng phƣơng pháp sục khí trong 16-24 giờ [36].
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu bảo quản rong nho tƣơi ở Việt Nam rất ít và hiệu quả bảo quản vẫn chƣa cao do rong nho chỉ mới du nhập và trồng ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, chính vì vậy các nghiên cứu trong nƣớc về đối tƣợng này vẫn còn rất hạn chế chủ yếu mới dừng lại ở việc nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thích hợp với môi trƣờng Việt Nam.