4.1 Tái chế
Là hoạt động đem tái sản xuất những sản phẩm đã bị biến chất trong quá trình bảo quản, gạo bị bó cám bị sâu mọt tấn công, do môi trường hay do khi chế biến chưa xử lý triệt để các chỉ tiêu như: tấm, mức bóc cám, thóc lẫn,… Tái chế nhằm mục đích khôi phục lại chất lượng của gạo ban đầu khi mới chế biến. Việc tái chế làm tăng cao chi phí sản xuất, rất tốn kém và mất nhiều thời gian, nên chỉ quyết định tái chế khi đã lấy mẫu phân tích kỹ càng và so sánh các chỉ tiêu đến khi sự sai lệch quá nhiều thì mới chọn dây chuyền thích hợp để tiến hành tái chế.
* Để việc tái chế đạt được kết quả chính xác ít tốn chi phí thì cần phải thực hiện như sau:
- Lấy mẫu đại diện cho từng lô hàng, rồi xác định các chỉ tiêu chất lượng của các lô hàng đó.
- So sánh các chỉ tiêu chất lượng đã kiểm với các chỉ tiêu chất lượng theo hợp đồng, từ đó xác định các chỉ tiêu nào chưa đạt cần xử lý với mức độ xử lý thích hợp.
- Từ gạo nguyên liệu đã kiểm chọn dây chuyền thích hợp để xử lý. * Tái chế chủ yếu xử lý các chỉ tiêu sau:
- Tạp chất: (tạp chất có kích thước nhỏ như : cám, bụi, …) thường xử lý bằng sàng tạp chất.
- Tấm lẩn: có thể dùng sàng đảo và trống tách tấm để hiệu quả tách tấm cao hơn.
- Mức xát trắng: Tùy vào mức xát trắng của gạo nguyên liệu để chọn mức độ xát trắng cho phù hợp với yêu cầu. Thường sau khi lau bóng gạo sẽ được bóc thêm 1-2%.
- Thóc lẩn: Dùng máy tách thóc để có tỷ lệ thóc lẫn
- Độ ẩm: nên mua gạo nguyên liệu trong giới hạn an toàn (< 15%) hoặc mua gạo có độ ẩm cao hơn từ 0,5-1,5%. Vì khi đưa vào lau bóng có thể làm giảm được độ ẩm của hạt, ở mức độ trên trường hợp phải thu mua gạo nguyên liệu có độ ẩm cao quá so với qui định thì cần phải có biện pháp xử lý như: phơi hoặc sấy.
- Gạo bị bó cám: thì đem lau bóng lại
Gạo trắng thường được tái chế khi mức bóc cám không đạt yêu cầu hoặc gạo bị xuống màu do bảo quản quá lau cần lau lại để mặt gạo được trắng bóng.
Như vậy việc tái chế chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết, vì việc tái chế thường tốn chi phí gia công, tốn thời gian, không mang lại lợi nhuận kinh tế.
4.2 Đấu trộn
- Việc đấu trộn được sử dụng rộng rải trong các nhà máy và đạt hiệu quả. Đấu trộn là phối trộn tấm với gạo hoặc gạo với gạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra gạo thành phẩm đạt yêu cầu khách hàng.
- Thông thường có 2 cách phối trộn: Đấu trộn bằng tay và đấu trộn bằng máy và cách tiến hành như sau: Sau khi kiểm tra chất lượng các lô hàng và so sánh với các chỉ tiêu trong hợp đồng, ta đưa ra tỷ lệ đấu trộn cho phù hợp rồi tiến hành chỉ đạo cho công nhân cho gạo vào thùng chứa của máy theo đúng tỷ lệ đã tính. Trước khi mở miệng thùng cho gạo xuống phải khởi động băng tải, bồ đài, sàng, cho họat động trước, sau cho dây chuyền chạy ổn định thì cho gạo xuống từ từ vào, được bồ đài đưa lên sàng, sàng này có tác dụng loại bỏ tạp chất như: dây bao, bụi bặm … sau đó gạo đưa xuống thùng đấu trộn và cân tịnh gạo.
- Thực tế việc đấu trộn không theo qui tắc mà chỉ dựa vào phẩm chất của từng loại gạo mà có tỉ lệ đấu trộn thích hợp.
+ Đối với gạo 5% tấm thì ta chỉ có thể đấu trộn giữa gạo 5% tấm với nhau thôi. Tùy theo phẩm chất của gạo mà ta đấu trộn gạo có phẩm chất tốt với gạo có chất lượng kém hơn. Không được đấu trộn gạo 5% tấm với các loại gạo khác, nhưng có thể đấu trộn tấm 1/2 của gạo 5% tấm với tỉ lệ 3 : 1.
+ Đối với gạo 15% tấm thì đấu theo tỉ lệ: 3 lau bóng + 2 trắng thẳng. + Đối với gạo 25% thì ta có thể đấu 2 trắng thẳng + 1.5 lau bóng + 1.2 tấm
Thường đấu trộn để điều chỉnh các chỉ tiêu: tấm, hạt vàng, bệnh, độ đồng nhất… Để có được tỷ lệ gạo để đấu trộn ta cần phân tích tấm trong gạo và áp dụng công thức
A /B – C/ C C B A = / / / / C A C B − − B /A – C/
Ví dụ; có hai cây gạo có tỉ lệ tấm là 10% và 20% cần phối trộn hai loại gạo này với nhau theo tỉ lệ bao nhiêu ? Để có gạo phối trộn là 15%
10 10 10 /20 – 15/ 5 1
15 = = =
20 5 20 /10 – 15/ 5 1
Trong trường hợp ta muốn đấu 3 lô gạo với chất lưọng khác nhau thành một sản phẩm nhất định nào đó thì ta không thể tính theo cách trên mà cần phải đưa ra tỉ lệ phù hợp.
Ví dụ
Muốn có gạo 25% tấm, nhưng trong kho có các lô gạo thành phẩm 15%, 20%, 25% ta tiến hành đấu trộn như sau: ta tính thử số bao của từng loại gạo ở trưòng hợp này là 1:2:2
Ta có: 1 x 15 = 15
2 x 20 = 40 15 + 40 + 70 = 125 2 x 25 = 70
Lấy 125 : 5 = 25
Vậy tỉ lệ đấu trộn cuối cùng là 1: 2: 2 * Dây chuyền đấu trộn gạo
Hệ thống gồm 3 thùng đấu trộn (đôi khi sử dụng thêm thùng thứ 4). Gạo được cho vào các thùng (gạo cho vào cả 3 thùng nếu trộn gạo và gạo cho vào 2 thùng cộng thùng tấm nếu gạo đấu trộn với tấm). Sau khi cho gạo vào thùng chứa theo đúng tỷ lệ đấu trộn qua băng tải và được gàu tải chuyển lên sàng. Tại sàng nhờ có rung động mà gạo được trộn đều lẫn nhau đồng thời tạp chất (sâu mọt, bụi bẩn, dây,…) và tấm mẵn cũng được tách ra ở sàng này. Thùng thứ 4 dùng trong trường hợp cần đấu trộn nguyên liệu gạo với số lượng ít mà không ảnh hưởng đến chất lượng gạo thành phẩm.
Tỷ lệ các loại nguyên liệu cần phối trộn còn phụ thuộc vào van điều chỉnh, lưu lượng gạo, van này nằm ở phía dưới thùng chứa gạo đấu. Ngoài ra hệ thống còn có lắp quạt hút bụi để tránh cho hệ thống khỏi bị tắc nghẽn.
Trong quá trình đấu trộn thì không thể kiểm tra tỷ lệ tấm chính xác nên đòi hỏi người phụ trách phải thường xuyên phân tích mẫu gạo thành phẩm. Nhưng với số lượng gạo
Thùng chứa nguyên liệu đấu trộn Băng tải
Bồ đài Sàng rung
đấu trộn lớn thì cần có người kiểm nghiệm có tay nghề cao để điều chỉnh kịp thời khi có sai xót xảy ra.
Sau đó, gạo được đưa vào thùng chứa thành phẩm. Tuỳ thuộc vào khối lượng từng bao gạo cần đóng gói mà điều chỉnh cân ở mức khối lượng đó, gạo khi cân đủ khối lượng được ghép kín miệng bao bằng máy may tay. Sau đó ta tịnh gạo thành phẩm chất thành cây và chuẩn bị xuất đi.