Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm bột quả hòa tan từ Quất và Bạc hà (Trang 26)

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí

Trong trường hợp sấy bằng không khí nóng thì không khí là yếu tố tác động trực

tiếp lên sản phẩm nên nhiệt độ không khí có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sấy và chất lượng sản phẩm sấy. Nếu như các yếu tố khác như độ ẩm không khí, vận tốc gió… không đổi thì nhiệt độ không khí tăng thì tốc độ sấy càng nhanh nhưng nếu

nhiệt độ không khí tăng quá cao thì sẽ làm cho bề mặt ngoài của sản phẩm bị cháy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đồng thời tạo thành lớp màng cứng cản trở ẩm

từ bên trong thoát ra. Nhiệt độ cao cũng làm cho lipid trong nguyên liệu bị oxy hóa

tạo ra các sản phẩm như andehyt, xeton làm cho sản phẩm có mùi ôi khét. Ở một số

sản phẩm khác nhiệt độ cao làm cho các vitamin bị oxy hóa, giảm các chất tinh dầu,

các chất tạo hương thơm nên kéo theo chất lượng sản phẩm sấy bị giảm. Vì vậy cần

phải chọn nhiệt độ sấy sao cho thích hợp. Quan hệ giữa lượng nước bay hơi và nhiệt độ sấy:

dT dw

= k(t1 – t2)

Trong đó:

 W: lượng nước khuếch tán ra (kg)

 T: thời gian sấy (giờ)

 k: hệ số bay hơi

 t1: nhiệt độ sấy (0C)

 t2: nhiệt độ nguyên liệu ban đầu (0C)

b. Ảnh hưởng của tốc độ gió và hướng gió

Nếu vận tốc gió quá lớn thì tốc độ bốc hơi ẩm sẽ nhanh nhưng kèm theo đó tốc độ gió quá lớn sẽ cuốn theo các chất thơm, tinh dầu và các chất dễ bay hơi khác

theo làm giảm chất lượng sản phẩm sấy. Còn nếu vận tốc gió quá nhỏ thì sẽ không

vận chuyển được lượng ẩm bay hơi từ bề mặt nguyên liệu dẫn đến tốc độ sấy bị

chậm. Do đó cần chọn tốc độ gió sao cho thích hợp.

c. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối của không khí

Độ ẩm tương đối của không khí là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sấy.

Theo:  P = Ps - Ph

Khi độ ẩm không khí nhỏ thì áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí

càng nhỏ dẫn đến động lực sấy P tăng làm cho tốc độ sấy nhanh và ngược lại.

Theo thực nghiệm cho thấy nếu độ ẩm không khí tăng hơn 65% thì tốc độ sấy

giảm rõ rệt và nếu độ ẩm lớn hơn 80% thì quá trình sấy dừng lại và xảy ra sự hút ẩm

trở lại của nguyên liệu sấy. Độ ẩm không khí nhỏ thì tốc độ sấy nhanh nhưng nếu

quá nhỏ thì sẽ tạo thành lớp màng cứng ngoài bề mặt nguyên liệu cản trở quá trình

bay hơi ẩm nên lại làm giảm tốc độ sấy.

d. Ảnh hưởng của kích thước và bản chất của nguyên liệu

Nguyên liệu có kích thước càng mỏng thì tốc độ sấy càng nhanh và ngược lại.

Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ sấy càng nhanh và tốc độ làm khô nguyên liệu

tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt và tỷ lệ nghịch với độ dày của nguyên liệu.

dt dw = S B. Trong đó:

 σ: Độ dày của nguyên liệu

 B: hệ số bay hơi

 S: Biện tích bề dày bay hơi nước đặc trưng của nguyên liệu

Bản chất của nguyên liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tới tốc độ sấy, nguyên liệu có liên kết ẩm với các thành phần khác lỏng lẻo kém bền thì tốc độ bay hơi ẩm

nhanh, thời gian sấy ngắn. Còn nguyên liệu có lượng ẩm lớn và liên kết chặt chẽ thì

e. Ảnh hưởng của quá trình ủ ẩm

Quá trình ủ ẩm có mục đích làm cho quá tình khuếch tán nội và khuếch tán

ngoại có tốc độ thích hợp với nhau. Thời gian ủ ẩm trong quá trình sấy gọi là thời gian gián đoạn sấy. Trong quá trình sấy sự khuếch tán ngoại xảy ra thì khuếch tán

nội mới xảy ra. Nếu cường độ khuếch tán ngoại lớn hơn cường độ khuếch tán nội

thì bề mặt nguyên liệu sấy sẽ bị tạo màng cứng cản trở quá trình thoát ẩm. Do đó

khi cường độ khuếch tán ngoại lớn hơn cường độ khuếch tán nội thì phải hạn chế cường độ khuếch tán ngoại bằng cách tiến hành ủ ẩm.

Quá trình ủ ẩm rút ngắn được thời gian sấy (không tính thời gian ủ ẩm), nâng

cao được hiệu quả sử dụng thiết bị. Thời gian ủ ẩm dài hay ngắn phụ thuộc vào hàm

lượng nước có trong nguyên liệu, kích thước nguyên liệu, điều kiện sấy. Nếu thời

gian ủ ẩm không được quá dài hoặc quá ngắn. Nếu quá ngắn sẽ không đủ để cân

bằng lại cường độ khuếch tán nội và khuếch tán ngoại, còn nếu quá dài sẽ làm quá

trình sấy bị gián đoạn quá lâu làm cho nguyên liệu bị hư hỏng hoặc hút ẩm trở lại

trong quá trình sấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm bột quả hòa tan từ Quất và Bạc hà (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)