GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI TECHCOMBANK
3.2.2 Cải tiến cơ chế cho vay, quy trình cho vay đối với các DNVVN.
Một khó khăn đối với các DNVVN ở nước ta hiện nay khi vay vốn ngân hàng là thủ tục rườm rà, phức tạp, nhiều DN vay vốn không hiểu rõ được quy trình cho vay, chính vì thế mà các DN cũng khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Techcombank không chỉ cần một mức lãi suất có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn cần cung cấp cho khách hàng nói chung, các DNVVN nói riêng một cách tốt nhất về những sản phẩm, dịch vụ của Techcombank. Vừa để tạo thuận lợi cho DVVVN có thể vay vốn nhiều hơn, vừa để tăng thu lãi từ hoạt động cho vay của ngân hàng thì Techcombank cần cải tiến quy trình và cơ chế cho vay phù hợp hơn với đặc điểm DNVVN.
Các bước trong quy trình nên đơn giản, dế hiểu để tránh tình trạng DN vay vốn hiểu sai, vận dụng sai. Thủ tục vay vốn cũng nên được điều chỉnh không quá phức tạp, hạn chế một cách thấp nhất thời gian chờ đợi của khách hàng. Ví dụ như với những khoản chi nhánh ngân hàng cho vay mà phải trình duyệt lên Hội sở hay những khoản cho vay Hội sở cần thẩm định lại thì nên thực hiện một cách nhanh nhất để tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Trong quy trình cho vay của Techcombank quy định thời gian trả lời cho một khoản vay ngắn hạn từ 3-5 ngày, một khoản vay trung- dài hạn từ 7-10 ngày. Như vậy trung bỡnh một khoản vay mất
khoảng từ 5- 7 ngày, thời gian như vậy là hơi dài. Nếu như khoản vay không được chấp nhận thì sẽ làm mất nhiều thời gian của khách hàng. Ngân hàng nên rudt ngắn thời gian, giảm thiểu những bước không cần thiết để vừa tránh mất thời gian và chi phí thẩm định của ngân hàng lại vừa không làm mất nhiều thời gian của khách hàng. Rút ngắn thời gian trả lời khách hàng là một việc làm rất khó, tuy nhiên điều này có thể thực hiện được khi Techcombank có những cán bộ thẩm định giỏi chuyên môn, nhiệt tình trong công việc
Dựa vào những thông tin thu thập được từ phòng Marketing ngân hàng để nắm được nhu cầu thực tế, cùng với những văn bản liên quan đến quy chế cho vay, ngân hàng đưa ra những điều chỉnh hợp lí, kịp thời trong quy trình tín dụng. Việc đổi mới quy trình còn cần cả sự kết hợp của công nghệ hiện đại, trình độ nhân viên để hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn chính xác, tránh sai sót làm mất thời gian của cả hai bên. Trên thực tế, thủ tục vay vốn quá phức tạp, nhiều giấy tờ, con dấu, chữ ký… sẽ làm DN thấy ngại khi đến vay vốn ngân hàng, đặc biệt là với những khoản vay nhỏ theo mùa vụ. Nặng về thủ tục hành chính không phải là cách để giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất mà chỉ làm cho khách hàng ít muốn đến ngân hàng vay vốn hơn.
Không chỉ quy trình cho vay cần có sự điều chỉnh mà cơ chế cho vay áp dụng với DNVVN cũng cần có những điều chỉnh thích hợp. Ngân hàng nên có nhiều phương thức cho vay để DNVVN có thể lựa chọn phương thức thích hợp với DN mình. Như chúng ta đó biết, DNVVN kinh doanh trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, do đó mà nhu cầu về vốn cũng không giống nhau. Đa dạng hóa phương thức cho vay giúp DNVVN có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng lại vừa giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro. Một vấn đề nữa trong cơ chế cho vay là mức cho vay đối với DNVVN. Ngân hàng cho vay dựa trên tổng mức vốn đầu tư của dự án và giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, Techcombank cũng như nhiều ngân hàng khác khi cho vay thường dựa chủ yếu vào giá trị tài sản đảm bảo. Đặc điểm của DNVVN là quy mô vốn vừa và nhỏ, giá trị tài sản được cầm cố, thế chấp để đảm bảo cho khoản vay cũng nhỏ nên vốn DNVVN vay được của ngân hàng không đủ mức vốn cần thiết cho dự án. Cũng chính từ đặc điểm vừa và nhỏ của DNVVN
mà ngân hàng e ngại, không muốn cho vay theo giá trị của dự án mà theo giá trị tài sản đảm bảo. Để có thể mở rộng cho vay DNVVN, ngân hàng nên mở rộng hơn nữa các hỡnh thức đảm bảo, không nên quá chú trọng vào hình thức đảm bảo bằng tài sản. DNVVN có thể dùng tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo là chính tính khả thi của dự án xin vay vốn, đảm bảo bằng bảo lónh của bờn thứ ba… Điều kiện về tài sản đảm bảo được mở rộng thì nhiều DNVVN có thể vay vốn ngân hàng và vay đủ lượng vốn cần thiết. Trong vài năm trở lại đây, hình thức cho thuê tài chính xuất hiện và đó giải quyết kịp thời nhu cầu về vốn cho DNVVN trong điều kiện thiếu vốn trầm trọng. Cho thuê tài chính cũng được xếp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sử dụng loại hình dịch vụ này DNVVN sẽ không cần tài sản đảm bảo, thay vào đó ngân hàng nắm giữ quyền sở hữu tài sản và tiền thuê hàng tháng của DN. Đây là một hình thức tài trợ mới nhưng được nhiều DNVVN ưa thích và thường được sử dụng cho tài trợ vốn trung-dài hạn. Techombank cũng nên tập trung phát triển loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên bất cứ biện pháp nào để mở rộng cho vay đều cần có sự phù hợp giữa doanh thu, chi phí và rủi ro trong mỗi khoản vay. Trong cơ chế cho vay, ngoài phương thức cho vay và hạn mức cho vay thì lãi suất cũng là một vấn đề rất quan trọng cần được nói tới. Lãi suất cho vay đem lại phần lớn doanh thu cho ngân hàng. Đưa ra được một chính sách lãi suất hợp lí là vô cùng khó khăn vì ngân hàng bao giờ cũng muốn cho DNVVN vay với lãi suất cao còn DNVVN lại muốn vay ngân hàng với lãi suất thấp. Mức lãi suất cho vay cần phải đảm bảo được cả lợi ích của khách hàng lẫn ngân hàng. Lãi suất đối với DN khu vực quốc doanh hay ngoài quốc doanh không nên có sự phân biệt. DN nào có tình hình tài chính tốt, uy tín cao và có quan hệ lâu dài với ngân hàng, hoặc những khách hàng mới đến với ngân hàng thì những DN đó nên được vay với một mức lãi suất ưu đãi phù hợp. Chính sách lãi suất cần phải linh hoạt đối với tùy từng khách hàng và trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn này, DNVVN là một trong những đối tượng DN vẫn được Techcombank chú trọng và coi DNVVN là những khách hàng tiềm năng. Những DNVVN kinh doanh trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển trong nền kinh tế cũng nên được hưởng mức lãi suất thấp để thu hút những DN thuộc lĩnh vực này đến vay vốn ngân hàng.