Các nghiên cứu trong nƣớc 19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo quản bột rong nho bằng các loại bao bì khác nhau (Trang 26)

Cây rong nho chỉ mới đƣợc du nhập và trồng ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Chính vì vậy các nghên cứu trong nƣớc về đối tƣợng này vẫn còn rất hạn chế chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thích hợp với môi trƣờng Việt Nam. Hiện nay Viện Hải dƣơng học Nha Trang đã nuôi trồng thành công giống rong nho này. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải dƣơng học Nha Trang thì sau 2 tháng nuôi trồng, rong nho có thể thu hoạch [2].

Ở công ty TNHH Trí Tín, kỹ sƣ Lê Bền và các cộng sự của mình đã thành công với đề tài nghiên cứu khoa học:“Cải tiến phương pháp trồng rong nho cho

năng suất cao và chất lượng tốt”. Đề tài đã đạt giải khuyến khích tại hội thi Sáng

tạo KH-KT toàn quốc lần thứ 9 (2006 - 2007). Ở đây rong nho đƣợc trồng theo phƣơng pháp trồng kê sàn có lƣới che. Theo phƣơng pháp này, rong đƣợc trồng trong những khay nhựa, lót ni lông có chứa mùn cát dinh dƣỡng. Sau đó, các khay giống đƣợc kê trên kệ, sạp đóng bằng tre, gỗ, hoặc xếp bằng gạch, đá nằm chìm dƣới đáy đìa; dùng lƣới che hoa lan tạo mái che di động để chủ động điều tiết ánh sáng, nhiệt độ của nƣớc biển; kết hợp với guồng đập tạo dòng chảy, tăng lƣợng oxy.

Nhờ thế, rong có điều kiện hấp thu chất dinh dƣỡng trong khay, mà không lẫn với tạp chất từ đáy ao hồ, đồng thời lƣới che di động có tác dụng khắc phục đƣợc khí hậu nắng nóng ở Việt Nam. Mặt khác, với cách làm này, việc thu hoạch rong thuận tiện hơn, chi phí đầu tƣ thấp nên sản phẩm có tính cạnh tranh cao [2].

Tại Bình Thuận một số công ty đã thành công với mô hình trồng rong nho trong các bể xi măng. Với phƣơng pháp này có thể tránh đƣợc các tác động từ môi trƣờng bên ngoài, kiểm soát đƣợc môi trƣờng nuôi trồng và dinh dƣỡng. Việc nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp sấy lạnh vào sấy khô các sản phẩm thực phẩm đã đƣợc thực hiện khá nhiều ở Việt Nam. Đỗ Ngọc Thao (2008) đã nghiên cứu chế độ sấy tối ƣu cho sản phẩm cá Ngân khô tẩm gia vị. Kết quả thu đƣợc là rất tốt, đã cho thấy tính ƣu việt của phƣơng pháp này so với làm khô bằng phƣơng pháp phơi nắng. Ngô Đăng Nghĩa và Đào Trọng Hiếu (2005) đã nghiên cứu chế độ sấy tối ƣu cho sản phẩm cá cơm khô bằng phƣơng pháp sấy kết hợp hồng ngoại và bơm nhiệt. Kết quả thu đƣợc là rất tốt, thời gian sấy giảm đi rất nhiều (4 giờ). Qua kết quả thu đƣợc đã cho thấy tính ƣu việt của phƣơng pháp này so với làm khô bằng phƣơng pháp phơi nắng. Ngô Đăng Nghĩa và các cộng sự (2004) đã nghiên cứu ứng dụng sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp sấy lạnh bƣớc đầu thử nghiệm trên một số sản phẩm nhƣ sấy mực. Kết quả thu đƣợc rất tốt, đặc biệt về mặt chất lƣợng cảm quan của sản phẩm, an toàn về mặt vi sinh đồng thời rút ngắn đƣợc thời gian sấy rất nhiều [2].

CHƢƠNG II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo quản bột rong nho bằng các loại bao bì khác nhau (Trang 26)