Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đăk Lăk (Trang 27)

 Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn

Số dư từng loại vốn (nguồn vốn) * Tỷ trọng từng loại vốn (nguồn vốn) =

Tổng vốn (nguồn vốn)

Chỉ số này cho biết tỷ trọng của từng loài tài sản ngân hàng qua đó có thể nhận xét mặt mạnh, mặt yếu của NH để hoạch định chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

 Hoạt động huy động vốn

* Chỉ số 1: Vốn huy động

*100 Vốn tự có

Chỉ số này cho biết quy mô của hoạt động vốn trong từng thời kỳ . * Chỉ số 2: Số dư từng loại tiền gửi

Tỷ trọng từng loại = *100 Tổng số huy động

Chỉ số này giúp xác định lãi suất bình quân đầu vào của các NHTM giúp xác định kết cấu nguồn vốn, huy động, tại thời điểm nhằm xác định mặt mạnh mặt yếu của ngân hàng tư nhân có chính sách hoạt động phù hợp hơn.

 Hoạt động tín dụng

* Chỉ số 1: Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động.

Chỉ số này giúp các nhà quản trị so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ số này càng lớn thì vốn tồn đọng càng ít đồng thời rủi ro tín dụng càng lớn

* Chỉ số 2: Tổng dư nợ/ Tổng tài sản có..

Chỉ số này giúp các nhà quản trị tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản có và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

* Chỉ số 3: Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ.

Chỉ số này giúp các nhà quản trị đánh gá chất lượng các nghiệp vụ tín dụng theo quy định của NHNN thì: Các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này < 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao.

 Phân tích khả năng thanh khoản

Một trong những chỉ số quan trọng dùng để đánh giá khả năng thanh toán của NHTM là chỉ số đo lường khả năng thanh toán tức thì:

Tài sản có động

Khả năng thanh toán tức thì = * 100

Tài sản dễ biến động

Ngân hàng nào có chỉ số đo lường khả năng thanh toán tức thì cao chứng tỏ ngân hàng đó có tình hình thanh khoản tốt hay khả năng thanh toán cao. Nhưng nếu quá cao, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, bởi vì tài sản có động là những tài sản không sinh lời hay có độ sinh lời rất thấp của ngân hàng.

 Phân tích khả năng sinh lời

Thu nhập ròng

*Chỉ số ROA: = *100 ROA (Return On Asset) Tổng tài sản có

lợi nhuận ròng thu được trên một đơn vị tài sản Có. Chỉ tiêu ROA thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục của tổng tài sản Có. ROA càng cao chứng tỏ hiểu quả sử dụng tài sản Có càng cao.

Thu nhập ròng

* Chỉ số ROE: = *100 ROE ( Return On Equity) Vốn tự có

Chỉ tiêu này đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng. Hệ số ROE phản ánh số lợi nhuận ròng kiếm được từ một đơn vị vốn đầu tư. đối với NHTM cổ phần thì hệ số ROE quy định giá trị chứng khoán, nó cho chúng ta biết được khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng, nên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cổ đông của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đăk Lăk (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w