Công nghệ Ruhrchemie

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất Butanal. (Trang 42)

- PR3 HRh(CO)(PR 3)3 HRh(CO)(PR 3 ) 2 + PR

c. Công nghệ Ruhrchemie

Nguyên liệu: Propylen, khí tổng hợp CO, H2. Xúc tác: HCo(CO)4.

Điều kiện công nghệ: T =150 ºC. P = 30 MPa. CO/H2= 1-3/1. C3H6 Hơi Xúc tác Phần cặn Axit Butanal

Hình 1.11: Công nghệ Ruhrchemie sản xuất Butanal bằng phƣơng pháp hydroformyl hóapropylen

1-Thiết bị phản ứng cánh khuấy. 4- Thiết bị phân tách xúc tác Coban. 2- Thiết bị phân tách khí lỏng. 5- Tháp chưng.

3- Thiết bị kết tủa Coban. 6- Thiết bị tái sinh xúc tác.

Mô tả công nghệ: Khí tổng hợp (CO+H2) kết hợp với khí ( từ thiết bị phân tách khí lỏng ) đưa vào đỉnh của thiết bị phản ứng dạng cánh khuấy (2). Propylen và xúc tác (xúc tác mới+xúc tác đã tái sinh) cho vào đáy của thiết bị phản ứng (2). Tại đây xảy ra phản ứng hydroformyl hóa propylen tạo ra sản phẩm là n,iso-butanal và một số sản phẩm phụ khác. Vì phản ứng tỏa nhiệt nên phải tiến hành tách nhiệt phản ứng bằng nước để sản xuất hơi. Sau đó hỗn hợp được đưa qua thiết bị phân tách khí lỏng, khí được tách ra quay lại thiết bị phản ứng (2) còn lỏng (xúc tác + sản phẩm) đi vào thiết bị (3) tại đây xúc tác Coban sẽ chuyển về dạng muối nhờ phản ứng với axit (có thể là axit formic hoặc axit axetic) để cho việc phân tách xúc tác và sản phẩm diễn ra dễ dàng hơn tại thiết bị tách (4). Sản phẩm tách ra được đưa sang thiết bị chưng (5), n và iso thu được ở đỉnh tháp còn đáy tháp là phần nặng (sản phẩm của phản ứng ngưng tụ aldol và hydro hóa và axetal hóa) đưa vào thiết bị tái sinh xúc tác (6) được sử dụng như là dung môi. Còn dung dịch xúc tác được tách ra từ thiết bị tách pha (4) sẽ đưa vào thiết bị tái sinh (6) có bổ sung xúc tác mới rồi tiếp tục quá trình.

Ưu điểm: Công nghệ đơn giản, độ chọn lọc đối với sản phẩm mạch thẳng (n-butanal) là khá cao (tỉ lệ n/iso đạt khoảng 88%).

Nhược điểm: Hàm lượng sản phẩm phụ khá nhiều. Điều kiện phản ứng khắt khe, nhiệt độ cao, áp suất cao.

1.3.3.2. Các công nghệ sử dụng xúc tác phức Rh

Đây là công nghệ được Union Cabide và Celanese tìm ra và sử dụng từ những năm 70 với nhiều ưu điểm vượt trội và hoạt tính mạnh nhất đối với propylen. Xúc tác này đắt, hoạt tính cao đối với các olefin mạch thẳng hay mạch ngán và kém hoạt tính đối với các anken mạch nhánh. Đối với các olefin mạch dài thì phải thu hồi lại xúc tác. Lợi thế lớn nhất của quá trình này là việc tách sản phẩm và xúc tác rất dễ dàng.

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất Butanal. (Trang 42)