Lưu giữ tảo trong môi trường dinh dưỡng và nhiệt độ khác nhau

Một phần của tài liệu Phân lập và lưu giữ 2 loài tảo silic lông chim sống đáy Navicula sp. và Nitzschia sp (Trang 36)

Để xác định môi trường dinh dưỡng và nhiệt độ lưu giữ thích hợp cho

Navicula sp., 4 lô thí nghiệm lưu giữ tảo trong môi trường dinh dưỡng và nhiệt độ

khác nhau đã được bố trí. Sau khi lưu giữ tảo trong khoảng thời gian 2 tuần, đưa ra nuôi sinh khối trở lại trong các bình nón có thể tích 500 ml, thu được kết quả như

sau (bảng 3.1 và hình 3.5):

Ở cả 4 lô, tảo đều lên đẹp và quan sát thấy có màu vàng nâu đặc trưng, đặc biệt ở lô 2 và lô 4. Ở tất cả các lô thí nghiệm, mật độ tảo đạt cực đại vào ngày nuôi thứ 6 - thứ 7.

Quan sát mật độ tế bào tảo Navicula sp. ở lô 1, ta thấy tảo đạt mật độ cực

đại ở ngày nuôi thứ 6 (20,96 x 104 tb/ml), và mật độ cực đại này thấp hơn so với lô 2 có cùng môi trường dinh dưỡng lưu giữ là môi trường HBM-95 nhưng ở

nhiệt độ thấp hơn (7oC). Mặt khác, tảo còn tàn nhanh chóng chỉ sau 9 ngày nuôi. Còn ở lô 2, đến ngày thứ 6 tảo đạt cực đại (39,46 x 104 tb/ml), pha cân bằng và pha tàn lụi kéo dài, đến ngày thứ 11 tảo mới tàn. Tốc độ sinh trưởng ngày ở lô này cũng cao, đặc biệt là 3 ngày đầu và cao nhất vào ngày thứ 3 (0,97). Khi dùng

phương pháp kiểm định thống kê, thấy sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) về mật độ

tế bào cực đại giữa 2 lô thí nghiệm: Tảo cùng lưu giữ trong môi trường HBM-95 nhưng với thời gian lưu giữ 25oC và 7oC (độ tin cậy 95%).

Bảng 3.1. Sự sinh trưởng của tảo Navicula sp. (N x 104 tb/ml) được đưa ra nuôi sinh khối sau khi lưu giữở môi trường dinh dưỡng và nhiệt độ khác nhau.

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Thời gian (ngày) N µ N µ N µ N µ 1 2,00 0,00 2,00 0,00 2,00 0,00 2 0,00 2 3,25 ± 0,16 0,49 5,14 ± 0,19 0,94 3,42 ± 0,13 0,54 5,25 ± 0,21 0,97 3 6,3 ± 0,21 0,66 13,58 ± 0,13 0,97 6,46 ± 0,32 0,64 15,43 ± 0,15 1,08 4 9,55 ± 0,83 0,42 25,67 ± 0,13 0,64 10,78 ± 0,34 0,51 28,38 ± 1,04 0,61 5 12,33 ± 0,32 0,26 34,83 ± 0,76 0,31 14,97 ± 1,26 0,33 36,65 ± 0,20 0,26 6 20,96 ± 0,15a 0,53 39,46 ± 0,97b 0,12 19,65 ± 0,45 0,27 40,72 ± 0,29 0,11 7 16,26 ± 0,92 -0,25 36,36 ± 1,25 -0,08 24,57 ± 0,98c 0,22 43,27 ± 0,31d 0,06 8 12,78 ± 0,53 -0,24 32,39 ± 0,94 -0,12 16,63 ± 0,20 -0,39 39,08 ± 0,38 -0,10 9 10,93± 0,72 -0,16 25,57 ± 0,27 -0,24 9,18 ± 0,52 -0,59 32,54 ± 0,54 -0,18 10 tàn 14,09 ± 0,85 -0,6 tàn 24,11 ± 0,47 -0,30 11 tàn 17,69 ±0,95 -0,31 12 tàn Ghi chú:

- S liu được trình bày là giá tr trung bình ± độ lch chun (SD). Các ch cái viết kèm bên trên th

hin s khác bit có ý nghĩa thng kê (P<0,05).

- Lô 1: Lưu giữở môi trường dinh dưỡng HBM-95, nhit độ 25oC.

- Lô 2: Lưu giữở môi trường dinh dưỡng HBM-95, nhit độ 7oC.

- Lô 3: Lưu giữở môi trường dinh dưỡng F2, nhit độ 25oC.

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 50,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thời gian (ngày) Mật độ (vạn tb/ml) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Hình 3.5. Diễn biến mật độ tế bào tảo Navicula sp. được đưa ra nuôi sinh khối sau khi lưu giữở môi trường dinh dưỡng và nhiệt độ khác nhau.

Ở lô 4, tảo có tốc độ tăng trưởng ngày rất cao và cao nhất vào ngày thứ 3 (1,08). Tốc độ sinh trưởng này cũng cao hơn so với 3 lô còn lại. Tuy ở lô này, đến ngày thứ 7 tảo mới đạt cực đại (43,27 x 104 tb/ml) nhưng pha cân bằng và pha tàn lụi kéo dài, đến ngày 11 mật độ tảo còn cao và đạt 17,69 x 104 tb/ml. Mặt khác, mật

độ cực đại này cũng là mật độ cao nhất so với mật độ cực đại ở tất cả các lô khác. So với lô 3, ta thấy cùng lưu giữ trong môi trường F2, nhưng với nhiệt độ lưu giữ khác nhau thì ở lô 4, sự sinh trưởng của tảo tốt hơn rất nhiều. Ở lô 3, tảo lưu giữở nhiệt

độ 25oC đạt mật độ cực đại (24,57 x 104 tb/ml) rất thấp so với lô 4. Tốc độ tăng trưởng của tảo Navicula sp. cao nhất vào ngày thứ 3 và đạt 0,64. Tảo ở lô này tàn lụi chỉ sau 9 ngày nuôi. Khi dùng phương pháp kiểm định thống kê, với độ tin cậy 95%, ta thấy sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) về mật độ cực đại giữa 2 lô này.

Như vậy, ta thấy ở 2 lô thí nghiệm 2 và 4, lưu giữở nhiệt độ 7oC tảo đều

đạt mật độ cực đại cao và pha cân bằng cũng kéo dài hơn nhiều so với tảo lưu giữ ở nhiệt độ 25oC. Điều này có thể là do ở nhiệt độ 7oC, tảo chỉ duy trì sự phát triển

rất chậm nên khi đem nuôi sinh khối thì phát triển tốt hơn. Còn tảo được lưu giữ ở nhiệt độ 25oC, phát triển mạnh hơn, dễ tàn lụi hơn nên khi đem nuôi sinh khối tảo không còn sinh trưởng tốt nữa. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, giúp ta có thể lựa chọn được nhiệt độ lưu giữ tảo thích hợp, hạn chế sựảnh hưởng của nhiệt độ lưu giữđến sinh trưởng của tảo khi đem ra nuôi sinh khối trở

lại.

Ở lô 3, mật độ tảo cực đại có cao hơn lô 1 nhưng không đáng kể. Tốc độ

tăng trưởng cũng khác nhau. Sau 9 ngày nuôi, tảo ở cả 2 lô đều tàn. Khi kiểm

định thống kê thấy sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) về mật độ tế bào cực đại ở 2 lô này. Tương tự như 2 lô: lô 2 và lô 4, mật độ cực đại của Navicula sp. ở lô 4 cao hơn lô 2, pha cân bằng và pha tàn lụi cũng dài hơn, và cũng thấy có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) trong thống kê. Như vậy, các lô thí nghiệm lưu giữ ở

cùng một nhiệt độ nhưng môi trường dinh dưỡng lưu giữ khác nhau thì sự sinh trưởng của tảo cũng khác nhau. Điều này, chứng tỏ môi trường dinh dưỡng lưu giữ cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tảo khi nuôi sinh khối trở lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, nhiệt độ lưu giữ có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tảo khi nuôi sinh khối, và nhiệt độ lưu giữ thích hợp cho loài tảo Navicula sp. này là 7oC. Môi trường dinh dưỡng dùng để lưu giữ cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tảo. Qua thí nghiệm này, ta thấy môi trường dinh dưỡng F2 là môi trường lưu giữ

thích hợp hơn đối với Navicula sp.

3.2.1.2. Lưu gi totrong khong thi gian khác nhau

Cũng như môi trường dinh dưỡng và nhiệt độ lưu giữ, thời gian lưu giữ

cũng có thểảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tảo khi nhân sinh khối trở lại. Do

đó, chúng ta cũng cần chú ý đến thời gian lưu giữ mỗi loài tảo để hạn chế ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của chúng ở lần sản xuất tiếp theo. Để xác định thời gian lưu giữ thích hợp cho loài tảo Navicula sp., 2 lô thí nghiệm lưu giữ được thực hiện ở 2 khoảng thời gian khác nhau (2 tuần và 4 tuần), với môi trường dinh dưỡng lưu giữ là môi trường dinh dưỡng F2 và ở nhiệt độ 7oC (môi trường dinh dưỡng và nhiệt độ lưu giữ thích hợp nhất đã xác định ở thí nghiệm trên).

Đưa tảo ra nhân sinh khối trở lại trong các bình nón thể tích 500 ml, sự sinh trưởng của Navicula sp. thể hiện rõ qua bảng 3.2. Ở cả 2 lô, tảo đạt cực đại vào ngày nuôi thứ 6, nhưng mật độ cực đại ở lô lưu giữ 2 tuần (32,00 x 104 tb/ml) cao hơn nhiều so với tảo lưu giữ trong thời gian 4 tuần (20,33 x 104 tb/ml). Mặt khác, tốc độ

tăng trưởng của tảo cũng cao hơn và cao nhất vào ngày thứ 2 (1,00), pha cân bằng và pha tàn lụi cũng kéo dài hơn ở lô tảo lưu giữ 2 tuần, đến ngày thứ 12 tảo mới tàn. Còn ở lô lưu giữ 4 tuần, tảo tàn sau 9 ngày nuôi. Đó là do ở lô có thời gian lưu giữ 4 tuần, trong điều kiện bất lợi không có ánh sáng, nhiệt độ thấp kéo dài hơn, các tế bào tảo sẽ bịức chế. Điều này sẽảnh hưởng tới chất lượng tế bào tảo. Mặt khác, khi đưa ra nuôi sinh khối, tảo phải mất một khoảng thời gian để làm quen với môi trường nuôi mới. Vì vậy, ở lô này, tảo sinh trưởng kém hơn là tảo ở lô lưu giữ 2 tuần.

Bảng 3.2. Sự sinh trưởng của tảo Navicula sp. (N x 104 tb/ml) được đưa ra nuôi sinh khối sau khi lưu giữ trong khoảng thời gian khác nhau.

2 tuần 4 tuần Thời gian (ngày) N µ N µ 1 2 0,00 2,00 0,00 2 4,29 ± 0,04 0,76 3,63 ± 0,38 0,59 3 11,64 ± 0,10 1,00 6,93 ± 0,58 0,65 4 20,91 ± 0,34 0,59 9,13 ± 0,15 0,28 5 26,64 ± 0,34 0,24 15,31 ± 0,61 0,52 6 32,00 ± 0,60a 0,18 20,33 ± 0,70b 0,28 7 28,73 ± 0,33 -0,11 16,23 ± 0,50 -0,23 8 25,52 ± 0,22 -0,12 11,96 ± 0,62 -0,30 9 20,53 ± 0,18 -0,22 7,33 ± 0,63 -0,49 10 16,22 ± 0,38 -0,24 tàn 11 11,70 ± 0,67 -0,33 12 tàn

Ghi chú: S liu được trình bày là giá tr trung bình ± độ lch chun (SD). Các ch cái viết kèm bên trên th hin s khác bit có ý nghĩa thng kê (P<0,05).

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thời gian (ngày) Mật độ (vạn tb/ml) 2 tuần 4 tuần

Hình 3.6. Diễn biến về mật độ tế bào Navicula sp. được đưa ra nuôi sinh khối sau khi lưu giữ trong khoảng thời gian khác nhau.

Như vậy, qua mật độ tảo mỗi ngày nuôi, đặc biệt là mật độ tảo cực đại ở 2 lô thí nghiệm, ta thấy tảo Navicula sp. lưu giữ trong khoảng thời gian càng ngắn thì khi nuôi sinh khối trở lại tảo sẽ sinh trưởng tốt hơn.

3.2.2. Nitzschia sp.

Một phần của tài liệu Phân lập và lưu giữ 2 loài tảo silic lông chim sống đáy Navicula sp. và Nitzschia sp (Trang 36)