Phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch

Một phần của tài liệu Phân lập và lưu giữ 2 loài tảo silic lông chim sống đáy Navicula sp. và Nitzschia sp (Trang 33)

3.1.2.1 Navicula sp.

Sau 4 ngày, quan sát, ta thấy xuất hiện các quần lạc có màu vàng nâu mọc rải rác trên đĩa thạch.

Hình 3.3. Quần lạc tảo mọc trên các đĩa thạch.

Đưa lên kính hiển vi quan sát và đếm các quần lạc Navicula sp., ta có kết quả: - Số quần lạc tảo trung bình/đĩa petri: 102 quần lạc/đĩa.

- Số tế bào tảo trung bình/quần lạc: 16 tb/quần lạc.

Dùng que cấy tròn lấy các quần lạc chuyển qua ống nghiệm chứa 1 ml nước đã bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, do đĩa petri nuôi cấy cũng lẫn một số

Chlamydomonas. Vì vậy, khi chuyển qua các ống nghiệm, tảo đạt độ thuần chủng chưa cao: 80,37% ±3,62%.

Hình 3.4. Tảo chuyển sang các ống nghiệm

Nuôi tảo trong ống nghiệm trong thời gian 1 tuần, lọc lấy dịch tảo và cấy lại trên các đĩa thạch, ta thu được tảo Navicula sp. có độ thuần chủng: 93,57% ±

2,30%. Trong quá trình nuôi, quan sát thấy một sốđĩa thạch có hiện tượng nhiễm khuẩn.

Như vậy, ta thấy phương pháp pha loãng tảo Navicula sp. đạt độ thuần chủng cao hơn và dễ tiến hành hơn. Với phương pháp pha loãng, tảo Navicula sp.có thể đạt độ thuần chủng 100%, còn phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch, tảo Navicula sp. thu được có độ thuần chủng không cao bằng, thao tác nhiều hơn và thời gian cũng lâu hơn. Mặt khác, sử dụng phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch có thể bị nhiễm khuẩn. Do đó, chúng ta cần tiến hành làm sạch tảo bằng kháng sinh như phương pháp phân lập của một số nơi trên thế giới đang áp dụng (Úc). Như vậy, cùng một loài tảo Navicula sp. thì phân lập bằng phương pháp pha loãng cho kết quả cao hơn phương pháp phân lập trên môi trường thạch.

3.1.2.2. Nitzschia sp.

Tiến hành pha môi trường thạch và phân lập tương tự như Navicula sp...

Tuy nhiên, sau 6 ngày mới thấy xuất hiện quần lạc tảo Nitzschia sp. cũng có màu nâu vàng mọc rải rác trên đĩa thạch.

- Số lượng quần lạc tảo trung bình trên đĩa thạch: 57 quần lạc/đĩa. - Số tế bào tảo trung bình: 9 tb/quần lạc

Đưa các đĩa petri lên kính hiển vi quan sát, dùng que cấy lấy các quần lạc tảo Nitzschia sp. chuyển qua các ống nghiệm có chứa 1 ml nước đã bổ sung môi trường dinh dưỡng. Nuôi sau một tuần, quan sát trên kính hiển vi độ thuần chủng

đạt: 78,20% ± 3,7%.

Tiến hành lọc lấy dịch tảo từ các ống nghiệm và cấy lại trên đĩa thạch mới. Chuyển các quần lạc qua ống nghiệm mới ta thu được tảo có độ thuần chủng cao hơn: 91,27% ± 1,53%. Điều này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm của Blackburn (1990) [21] khi phân lập một số loài tảo khác.

Qua kết quả trên ta thấy, với cùng một phương pháp phân lập nhưng mỗi loài khác nhau thì số quần lạc xuất hiện ở mỗi đĩa và số lượng tế bào trên mỗi quần lạc cũng khác nhau. Ởđây, ta thấy số lượng quần lạc trên đĩa thạch và số tế bào có

ở mỗi quần lạc khi phân lập Navicula sp. đều lớn hơn khi phân lập Nitzschia sp..

Điều này phụ thuộc vào mật độ ban đầu của mỗi loài tảo có trong mẫu tảo nuôi cấy và sự thích nghi của mỗi loài khi phân lập bằng môi trường thạch. Nhưng sau khi phân lập cả 2 loài Navicula sp. và Nitzschia sp. bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch, tiến hành phân lập lại lần thứ hai, tảo đạt độ thuần chủng tương

đối cao. Tuy nhiên, tảo cũng chưa đạt được độ thuần chủng 100%. Điều này có thể

là do loại thạch Platapiantong của Thái Lan chưa phù hợp để phân lập 2 loài tảo này. Khi nuôi cấy trên môi trường thạch, các đĩa thạch chưa được bọc parafin xung quanh nên một sốđĩa thạch có hiện tượng bị nhiễm nấm, vi khuẩn.

Như vậy, 2 loài tảo Silic lông chim sống đáy Navicula sp. và Nitzschia sp. khi phân lập bằng phương pháp pha loãng đều cho kết quả thu được tảo thuần nhanh hơn, và độ thuần chủng cũng cao hơn (100%) rất nhiều so với phương

pháp nuôi cấy trên môi trường thạch. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Halarry và ctv (1982) [19] cho rằng phương pháp phân lập bằng cách nuôi cấy trên môi trường thạch chỉ phù hợp với các loài tảo Silic nước ngọt và tảo Lục. Tóm lại, phân lập bằng phương pháp pha loãng là phương pháp phân lập thích hợp cho 2 loài tảo này.

Một phần của tài liệu Phân lập và lưu giữ 2 loài tảo silic lông chim sống đáy Navicula sp. và Nitzschia sp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)