Kết quả nghiên cứu mô bệnh học ở các mẫu cá bị hội chứng giống với bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis - VNN) ở một số loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa (Trang 39)

thn kinh (LVNNS) cá bin nuôi ti Khánh Hòa

Cùng với quá trình điều tra, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu cá tại các ao nuôi đang xảy ra LVNNS, chuyển về phòng thí nghiệm để nghiên cứu các biến đổi mô bệnh học của các con cá bị bệnh và các con cá còn khỏe. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thu 32 mẫu cá Mú (Epinephelus spp), 17 mẫu cá Bớp (Rachycentron canadum), 15 mẫu cá Chẽm (Lates calcarifer) từ các ao, bể ương nuôi khác nhau tại Khánh Hòa có bộc lộ các dấu hiệu như đã thể hiện ở bảng 5 (trang 30). Mỗi mẫu thu 10 con cá, trong đó có 7 con có các dấu hiệu bệnh lý và 3 con còn khỏe chưa có dấu hiệu bệnh lý. Các mẫu này đã được kiểm tra sự biến đổi trong các tổ chức mô của cơ thể cá bệnh và chú trọng kiểm tra sự xuất hiện các dấu hiệu mô bệnh học đặc thù của cá bị cảm nhiễm VNN bằng kỹ thuật mô bệnh học. Sau đây là kết quả phân tích các mẫu cá này (trang 34).

4.3.1. Đặc đim ca các mu cá bin đã thu trong thi gian nghiên cu

Bng 8. Mô t mt sốđặc đim bnh lý ca các mu cá thu trong thi gian nghiên cu (n=64) STT Loài cá kiểm tra Số mẫu kiểm tra Nhiệt độ khi thu mẫu (0C) Kích thước (cm) Tình trang bệnh lý 1 E. malabaricus 17 30-31 2,5- 8

- Giảm ăn, bơi vòng trên mặt nước, ngửa bụng, bóng hơi căng phồng, tấp bờ, ruột tích dịch màu xanh, thân đen sẫm - Bơi không định hướng, mình uốn cong, thân đen xám, tim nhợt nhạt.

- Chết từ rài rác tới hàng loạt (đặc biệt chết nhiều ở các đàn cá có kích thước nhỏ hơn 5 cm)

2 E. coioides 5 29- 30 3,0-

5,5

- Cá giảm ăn

- Bơi vòng xoắn trên mặt nước - Chết rải rác hoặc hàng loạt 3 E. tauvina 8 24- 28 4,0-8,0 - Giảm ăn, bơi chậm, không

điịnh hướng

- Chết rải rác tới hàng loạt. 4 E.

fuscoguttatus

1 29 7, 0-

8,0

Giảm ăn, bơi chậm chạp, chết rải rác

5 E. lanceolatus 1 28 3,0-4,5 Giảm ăn, bơi chậm chạp, chết rải rác

6 Lates calcarifer

15 27-31 1,0-10 Cá giảm ăn, thân đen sẫm, cá hoạt động yếu, 1 vài con nằm đáy bể,

Cá chết từ rải rác tới hàng loạt 7 Rachycentron

canadum

17 23-30 6-23 Cá giảm ăn, chuyển màu đen, cá chết rải rác, vài cá chết ở đáy lồng

Nhận xét

Qua bảng 8 cho thấy, tất cả các mẫu cá đã thu để nghiên cứu đều bộc lộ trạng thái hoạt động bất thường: Giảm bắt mồi, bơi không định hướng, bơi vòng, xoắn, màu sắc tối, ruột có dịch xanh lá cây, chết rải rác tới hàng loạt phụ thuộc vào kích thước cá lớn hay bé. Các dấu hiệu này rất giống với các dấu hiệu đã mô tả về bệnh hoại tử thần kinh do virus (VNN) trên các loài cá biển của nhiều tác giả khác nhau Dennis, Kaw Gomez, Dong Joo Lim, Gun Wook Baeck, Hee Jeong Youn, Nam Shik Shin, Hwa Young Youn, Cheol Yong Hway, Jun Hong Park, Se Chang Park (2006), H.D.Nguyễn, K.Mushiake, T.Nakai, K.Muroga (1997), Yokio MAENO, Leobert D. DE LA PENA and Erlinda R.CRUZ-LACIERDA (2002)...

Do vậy, định hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi là tìm kiểm tra biến đổi mô bệnh học của các mẫu cá này tại 2 tổ chức cơ quan là não và mắt cá, để tìm kiếm các biến đổi mô học đặc thù của bệnh hoại tử thần kinh –VNN

4.3.2. Nhng biến đổi mô hc bnh các mu cá thu có biu hin bên ngoài ging vi bnh VNN

Trong số 64 mẫu cá trên, sau khi đưa vào nghiên cứu bằng kỹ thuật mô bệnh học, chúng tôi đã gặp 10 mẫu cá Mú (05 mẫu cá Mú E. malabaricus, 02 mẫu cá Mú Chấm Nâu E. coioides và 3 mẫu cá Mù Mè E. tauvina), 3 mẫu cá Chẽm, 4 mẫu cá Bớp thể hiện các dấu hiệu mô bệnh học của bệnh hoại tử thần kinh do virus (VNN). Cụ thể trên các lát cắt mô bệnh học của mắt và não ở các con cá ít nhiều có dấu hiệu bệnh lý giống với bệnh VNN của 17 mẫu cá này đã thể hiện sự tồn tại của các khoảng trống như không bào có dạng hình tròn hay hình elíp, nhiều hoặc ít. Trong khi đó trên lát cắt mô não và mắt của các con cá còn khỏe mạnh của 17 mẫu này và của 47 mẫu cá còn lại không xuất hiện các dấu hiệu mô bệnh học như vậy.

Kiểm tra mô học não và mắt các con cá bệnh thuộc 17 mẫu kể trên tôi thấy xuất hiện những không bào hình tròn màu trắng, đường kính từ 4–16 µm, trong đó không bào dao động từ 6–8 µm chiếm phần lớn, thường không bào ở mắt lớn hơn ở não. Ngoài ra ở mắt còn có 1 vài không bào có hình elip, kích thước dao động từ 6–25 µm (hình 4, 5, 6). Mô của những cơ quan khác như gan, thận, mang, ruột không thấy sự có mặt các không bào này. Kết quả này phù hợp với những kết quả nghiên cứu về bệnh VNN trên cá Mú trước đó của Gilda D. Lio- Po and Leobert D. dela Pena, H.D.Nguyễn, K.Mushiake, T.Nakai, K.Muroga (1997), Kazuya Nagagawa and rlinda R. Cruz-Lacierda (1996), Yokio MAENO, Leobert D. DE LA PENA and Erlinda R.CRUZ-LACIERDA (2002).

Dưới đây là bảng thể hiện đặc điểm và mức độ nhiễm VNN trên từng mẫu cá biển đã cảm nhiễm virus gây hoại tử thần kinh (bảng 9).

.Bng 9. Đặc đim mô bnh hc và mc độ nhim VNN trên tng mu cá bin b bnh

VNN thu Khánh Hòa (n=17)

Đặc điểm mô học và kích thước của các không bào S

T T

Loài cá kiểm tra Số thứ tự mẫu Số cá nhiễm bệnh Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Vị trí Hình dạng Kích thước (µm) 1 5 50 (+) → (++) Não Tròn 8-10 2 7 70 (+) → (++++) Não, mắt Tròn 8-12 3 7 70 (+) → (+++) Mắt Tròn 8-12 Tròn 5-16 4 7 70 (+) → (++++) Mắt Elip (6, 12); (12, 25) Não Tròn 4-16 Tròn 5-16 1 E. malabaricus 5 7 70 (+) → (++++) Mắt Elip (6, 12); (12, 25) 6 2 20 (+) → (++) Mắt Tròn 6-10 2 E. coioides 7 2 20 (+) → (++) não Tròn 5-10 3 E. tauvina 8 3 30 (+) → (++) Mắt Tròn 8-12 9 4 40 (+) → (++) Mắt Tròn 7-12 10 8 80 (+) → (++++) Mắt Tròn 5-12 4 Lates calcarifer 11 4 40 (+)→ (++) Não Tròn 5-14 12 5 50 (++) → (++++) Mắt Tròn 4-16 13 4 40 (+) → (+++) Mắt Tròn Elip 4-15 (6, 12); (12, 25) 5 Rachycentron canadum 14 3 30 (+) → (++) Mắt Tròn 4-12 15 5 50 (+) → (++) Não Tròn 6-14 16 4 40 (++) → (+++) Mắt Tròn 4-16 17 6 60 (+) → (++++) Não Mắt Tròn Elip (6, 12); (12, 4-16 25)

Nhận xét

Qua bảng 9 ta thấy dấu hiệu mô học đặc trưng của bệnh VNN là xuất hiện những không bào màu trắng đục hình tròn trong não, hình tròn và elip trong mắt cá. Không bào hình tròn chiếm chủ yếu với đường kính từ 4-12 µm, ở có những mẫu nhiễm nặng đường kính không bào có thể lên tới 16 µm như mẫu số 4, 5, 12, 16, 17. Tỷ lệ mẫu nhiễm nặng chiếm 9 trong 17 mẫu nhiễm bệnh VNN (tức 52,94% tổng số mẫu nhiễm) và gây ra thiệt hại nặng (gây chết hàng loạt hoặc có khi gây chết rải rác nhưng tỷ lệ chết tích lũy lên tới 100% sau 5–7 ngày xuất hiện dấu hiệu bơi không định hướng). Điều này cho thấy tác hại của sự cảm nhiễm virus gây hoại tử thần kinh ở những loài cá này là khá nghiêm trọng. Đây cũng là một trở ngại lớn đối với những cơ sở ương nuôi cá biển giống khi bệnh VNN xảy ra.

Như vậy có 17 trong số 64 mẫu cá có dấu hiệu bên ngoài giống với bệnh VNN lại có dấu hiệu mô học bên trong ở mắt và ở não cũng giống với dấu hiệu mô bệnh học điển hình của bệnh hoại tử thần kinh do virus (VNN). Điều đó chứng tỏ rằng 17 mẫu cá này đã thật sự nhiễm bệnh VNN. Do vậy, chúng tôi đã có kết luận sơ bộ rằng: Các loại cá biển gồm cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp nuôi ở Khánh Hòa cũng đã nhiễm bệnh hoại tử thần kinh do virus (VNN). Bằng kỹ thuật mô bệnh học, chúng tôi đã xác định 17/64 mẫu cá có dấu hiệu bên ngoài giống với bệnh hoại tử thần kinh do virus của LVNNS đã nhiễm thật sự nhiễm virus gây hoại tử thần kinh –VNN, trong đó có 05 mẫu cá Mú Đen Chấm Đen (E. malabaricus), 02 mẫu cá mú Chấm Nâu (E. coioides), 3 mẫu cá Mú Mè (E. tauvina), 4 mẫu cá Bớp Rachycentron canadum, 3 mẫu cá Chẽm Lates calcarifer.

Một vấn đề đặt ra là tại sao có 64 mẫu cá ít nhiều thể hiện dấu hiệu bên ngoài giống với bệnh VNN, nhưng lại chỉ có 17/64 mẫu này thể hiện dấu hiệu mô bệnh học của bệnh VNN, còn 47/64 mẫu cá kia đã nhiễm bệnh gì? Đây là một câu hỏi lớn, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng có thể một số mẫu cá đã nhiễm virus VNN nhưng chưa thể hiện sự biến đổi trong tổ chức tế bào, nên chúng tôi chưa phát hiện được bằng kỹ thuật mô bệnh học. Ngoài ra cũng không loại trừ hiện tượng một số trong 64 mẫu cá đã thu nhiễm một loại bệnh khác nhưng dấu hiệu bên ngoài lại giống với bệnh VNN như bệnh cá mú ngủ, bệnh hoại tử tuyến tuỵ. Theo tôi vấn đề này cần được nghiên cứu sâu thêm trong thời gian tới.

F E

C D

A B

Hình 4. Hình nh mô hc não và mt cá Mú Epinephelus malabaricus

A: Mô hc mt cá Mú b nhim VNN nh, mô hc mt xut hin mt vài không bào ( ) B: Mô hc mt cá Mú b nhim VNN nng, mô hc mt xut hin không bào dày đặc (vùng ) C: Mô hc não cá Mú b nhim VNN nh, mô hc mt xut hin mt vài không bào ( ) D: Mô hc não cá Mú b nhim VNN nng, mô hc mt xut hin không bào dày đặc E: Mô hc não cá Mú không b nhim VNN, mô hc não không xut hin không bào D: Mô hc mt cá Mú không b nhim VNN, mô hc mt không xut hin không bào

A B

D C

F E

Hình 5. Hình nh mô hc não và mt cá Chm Lates calcarifer

A: Mô hc mt cá Chm b nhim VNN nh, mô hc mt xut hin mt vài không bào ( ) B: Mô hc mt cá Chm b nhim VNN nng, mô hc mt xut hin không bào dày đặc (vùng ) C: Mô hc não cá Chm b nhim VNN nh, mô hc mt xut hin mt vài không bào ( ) D: Mô hc não cá Chm b nhim VNN nng, mô hc mt xut hin không bào dày đặc E: Mô hc não cá Chm không b nhim VNN, mô hc não không xut hin không bào D: Mô hc mt cá Chm không b nhim VNN, mô hc mt không xut hin không bào

A F D C B E

Hình 6. Hình nh mô hc não và mt cá Bp Rachycentron canadum

A: Mô hc mt cá Bp b nhim VNN nh, mô hc mt xut hin mt vài không bào ( ) B: Mô hc mt cá Bp b nhim VNN nng, mô hc mt xut hin không bào dày đặc (vùng ) C: Mô hc não cá Bpb nhim VNN nh, mô hc mt xut hin mt vài không bào ( ) D: Mô hc não cá Bp b nhim VNN nng, mô hc mt xut hin không bào dày đặc E: Mô hc não cá Bp không b nhim VNN, mô hc não không xut hin không bào D: Mô hc mt cá Bp không b nhim VNN, mô hc mt không xut hin không bào

B A

Hình 7. Mt s hình nh cá Mú Đen Epinephelus malabaricus b

bnh VNN ( ).

A: Rut cá b bnh VNN tích dch màu xanh, không cha thc ăn B: Cá bnh VNN nga bng, bơi ngang, nm đáy lng

C: Cá Mú bnh VNN cong thân, bơi nghiêng

D: Cá bnh VNN bóng hơi căng phng, bơi thng lên ri đảo li

C D

4.3.3. T l cm nhim virus gây hoi t thn kinh (VNN) trên các loài cá Mú ương, nuôi ti Khánh Hòa

Chúng tôi tiến hành phân tích, kiểm tra mô bệnh học 32 mẫu cá Mú thì thu được 10 mẫu có dấu hiệu mô bệnh học đặc trưng của bệnh hoại tử thần kinh (VNN). Như vậy tỷ lệ nhiễm bệnh VNN trên những đàn cá Mú nghiên cứu trên là: 31,25 (%). Số mẫu nhiễm VNN tập trung ở 03 loài cá Mú đang được nuôi khá phổ biến ở Khánh hòa là cá Mú Chấm Đen (E. malabaricus), cá Mú Mè (E. tauvina), cá Mú chấm Nâu (E. coioides).

Bng 10. T l nhim VNN trên các mu cá Mú ương nuôi ti Khánh Hòa (n=32)

STT Loài cá kiểm tra Nơi thu mẫu Số mẫu cá

kiểm tra Số mẫu nhiễm nhiễm Tỷ lệ (%) 1 Cá Mú Mè (E. tauvina) Nha Trang 8 3 37,5 2 Cá Mú Chấm Đen (E. malabaricus) C.T.Bắc, Nha Trang, Ba Ngòi 17 5 29,41 5 Cá Mú Chấm Nâu (E. coioides) Nha Trang 5 2 40,00 3 Cá Mú Cọp E. fuscoguttatus Nha Trang 1 0 0,00 4 Cá Mú Nghệ E. lanceolatus C.T.Bắc 1 0 0,00 6 Tổng 32 10 31,25 Nhận xét:

Qua bảng 10 ta thấy bệnh VNN đã được phát hiện ở cá Mú Mè (E. tauvina), cá Mú Chấm Nâu (E. coioides) thu mẫu ở Nha Trang và cá Mú Chấm Đen (E. malabaricus) thu mẫu ở Nha Trang, Cam Thành Bắc, Ba Ngòi với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 37,5%, 40%, 29,41%. Mức độ nhiễm bệnh VNN ở cá Mú nuôi tại Khánh Hòa nói chung là 31,25% (với n=32). Trong khi đó cá Mú Cọp (E. fuscoguttatus) và cá Mú Nghệ (E. lanceolatus) đã được kiểm tra nhưng chưa phát hiện thấy nhiễm VNN, rất có thể do số mẫu thu của 2 loài cá này thấp hơn nhiều so với các loài cá Mú khác vì chúng được nuôi không phổ biến ở Khánh Hòa.

4.3.4. So sánh bước đầu v s cm nhim bnh VNN ba loi cá bin nuôi ti Khánh Hòa: cá Mú (Epinephelus spp), cá Bp (Rachycentron canadum) và Cá Chm (Lates calcarifer)

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện bệnh VNN trên cả 3 loại biển: cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp. Bảng sau thể hiện sự so sánh mức độ cảm nhiễm VNN ở 3 nhóm cá biển nuôi này:

Bng 11. So sánh t l cm nhim VNN cá Mú, cá Chm và cá Bp nuôi ti Khánh Hoà

STT Loại cá Số mẫu kiểm

tra Số mẫu nhiễm VNN Tỷ lệ cảm nhiễm (%) 1 Cá Mú ( Epinephelus) 32 10 31,25 2 Cá Chẽm (Lates calcarifer) 15 3 20,00 3 Cá Bớp (Rachycentron canadum) 17 4 23,53 4 Tổng 64 17 26,56 Nhận xét:

Cả 3 loại cá biển đang nuôi ở Khánh Hòa đều đã nhiễm virus gây hoại tử thần kinh–VNN, tuy vậy tỷ lệ nhiễm ở cá Mú cao hơn so với cá Chẽm và cá Bớp. Trong thực tế cũng cho thấy loại bệnh này gặp nhiều trong các ao nuôi cá Mú hơn so với cá Bớp và cá Chẽm. Điều này cũng phù hợp với một số thông báo về bệnh này rằng, cá Mú (Epinhelus spp) rất mẫn cảm với virus viêm thần kinh–VNN. Tuy tỷ lệ nhiễm VNN chung của trên cả 3 loại cá biển nói trên là 26,56% nhưng như đã phân tích ở mục 4.3.1 và 4.3.2 thì các địa điểm thu mẫu này đều có hiện tượng cá chết từ rải rác tới hàng loạt. Qua đây ta thấy tác hại của bệnh VNN gây ra trên các loài cá biển đang được nuôi ở Khánh Hoà hiện nay.

TÓM LẠI: Qua phân tích bằng kỹ thuật mô bệnh học 64 mẫu cá biển thu từ các ao lồng nuôi tại Khánh hòa chúng tôi đã xác định được rằng: cá biển gồm cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp nuôi ở Khánh Hòa đã bị nhiễm virus viêm thần kinh (Viral Nervous Necrosis–VNN) với các dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu mô học rất đặc thù của bệnh VNN ở cá biển như đã được thông báo bởi nhiều tác giả khác nhau, tỷ lệ nhiễm VNN trên cá Mú nuôi tại Khánh Hòa là 31,25% (n=32) cao hơn so với cá Bớp 23,53% (n=17) và cá Chẽm 20% (n=15). Như vậy trong tương lai gần, khi công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài cá biển ở Việt Nam phát triển thì bệnh hoại tử thần kinh do virus –VNN chắc chắn sẽ là một trở ngại đáng kể. Do vậy, bệnh này cần phải được nghiên cứu sâu hơn nữa để có để đưa ra các giải pháp phòng bệnh trong sản xuất

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

5.1. Kết lun

5.1.1. V tình hình nuôi cá bin ti Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung với điều kiện tự nhiên, khí hậu và điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis - VNN) ở một số loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)