Loài, cỡ cá, mùa vụ xuất hiện hội chứng bệnh giống với bệnh hoại tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis - VNN) ở một số loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa (Trang 36)

(LVNNS) trên cá bin nuôi ti Khánh Hoà

Qua điều tra ở những cơ sở ương, nuôi cá biển tại Khánh Hòa có gặp hội chứng bệnh giống với bệnh hoại tử thần kinh (LVNNS), chúng tôi đã thu được một số thông tin về dịch tễ của hội chứng này trên cá Chẽm, cá Bớp, cá Mú ương nuôi tại Khánh Hòa. Các thông tin này được trình bày chi tiết ở các bảng dưới đây.

Bng 5. Tn s bt gp bnh LVNNS trên tng loi cá bin: cá Mú, cá Chm, cá Bp nuôi ti Khánh Hoà (n=42)

Loại cá điều tra Số hộ

nuôi

Nơi điều tra Tần số

bắt gặp

Tỷ lệ (%)

Cá Mú 30 Cam Ranh, Nha Trang,

Ninh Hoà

28 93,33 Cá Chẽm Lates calcarifer 10 Cam Ranh, Nha Trang,

Ninh Hoà

9 90

Cá Bớp Rachycentron canadum 5 Cam Ranh, Ninh Hoà, Nha Trang

5 100

Tổng 45 Cam Ranh, Ninh Hoà,

Nha Trang

42 93,33

Nhận xét

Qua bảng 4 ta thấy hội chứng LVNNS đều đã xảy ra trên 3 loại cá biển nuôi ở Khánh Hoà với tỷ lệ bắt gặp khá cao. Trong đó tỷ lệ bắt gặp LVNNS cao nhất là cá Bớp (5 hộ gặp chiếm 100% số hộ nuôi cá này), sau đó đến cá Mú (93,33%) rồi đến cá Chẽm (90%). Tần số bắt gặp hội chứng này trên cả 3 loại cá biển trên là 42 hộ/45 hộ điều tra, chiếm tỷ lệ cao (93,33% tổng số hộ điều tra). Các hộ nuôi cá biển của cả 3 vùng: Cam ranh, Nha Trang, Ninh Hoà đều đã gặp hội chứng LVNNS trên cả 3 loại cá: cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp. Qua đây ta thấy được tính chất phổ biến của hội chứng LVNNS trên 3 loại cá biển đang được nuôi ở Khánh Hoà đặc biệt là 2 loại cá có giá trị kinh tế cao đã và đang được nuôi khá nhiều ở Khánh Hoà là cá Mú, cá Chẽm.

Như đã phân tích ở mục 4.1, ta thấy cá Mú là một trong những đối tượng cá biển đang được nuôi khá phổ biến ở Khánh Hoà. Qua điều tra 30 hộ ương nuôi cá Mú tôi tổng kết được tần số xuất hiện LVNNS trên từng loài cá Mú nuôi ở Khánh Hoà như sau (chi tiết bảng 6).

Qua bảng 6 ta thấy tần số bắt gặp LVNNS ở cá Mú Đen Chấm Đen E. malabaricus là cao nhất chiếm 86,67% tổng số hộ nuôi loài cá này. Riêng cá Mú Cọp, Mú Nghệ, Mú Mè cũng bắt gặp hội chứng này nhưng với tần số thấp hơn so với cá Mú Đen Chấm Đen, theo thứ tự là: 30,33 %; 66,67% và 50,00%. Riêng các hộ nuôi cá Mú Đen Chấm Đỏ (E. akaara), cá Mú Chấm Nâu (E. coioides), cá Mú Bông (E. sexfaciatus) và cá Mú Chuột (Cromileptes altiveles) đều trả lời rằng họ chưa gặp hội chứng bệnh này. Để giải thích mức độ nhiễm LVNNS ở các loài cá Mú nuôi khác nhau tại Khánh Hòa, chúng tôi cho rằng có thể do nhiều lý do khác nhau, nhưng trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu nhỏ này, chúng tôi chỉ có

thể lý giải rằng, tại Khánh Hòa cá Mú Đen Chấm Đen và Mú Nghệ được nuôi phổ biến hơn các loài cá mú khác, do vậy khi điều tra chúng tôi gặp LVNNS ở 2 loài cá Mú này với tần số cao hơn các loài cá Mú khác nuôi không phổ biến ở địa phương. Ngoài ra, rất có thể liên quan tới các loài cá Mú có giống nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và chúng có thể đã mang virus và sự khác nhau về mức độ nhạy cảm (sức đề kháng) của từng loài cá Mú với LVNNS. Tuy vậy, rất tiếc chúng tôi chưa có đủ các dẫn liệu khoa học để chứng minh cho vấn đề này.

Bng 6. Tn s xut hin hi chng LVNNS trên tng loài cá Mú nuôi Khánh Hoà (n=28)

Bng 7. C cá, mùa v xut hin LVNNS trên các loài cá bin nuôi Khánh Hoà (n=42)

Chỉ tiêu điều tra Số hộ nuôi Tần số gặp Tỷ lệ (%) Cỡ cá nhiễm LVNNS (cm) <5 10 10 100 > 5 42 34 80,95 Mùa nóng (T3-T9) 42 42 100 Mùa nhiệt độ thấp (T10-T3) 42 0 0 Mùa vụ

Rải rác quanh năm 42 0 0

Nhn xét

Về mùa vụ xuất hiện của LVNNS, kết quả điều tra cho thấy 100% hộ nuôi đã gặp hội chứng này đều trả lời rằng hội chứng này xuất hiện ở Khánh Hòa từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Các tháng có nhiệt độ thấp hơn hầu như không xuất hiện hội chứng này. Điều này rất phù hợp với các thông tin đã thông báo về sự liên quan của nhiệt độ tới sự bùng phát bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển, họ đã thông báo rằng, bệnh VNN thường xuất hiện khi nhiệt độ nước lớn hơn hoặc bằng 280C và hầu như không xảy ra vào mùa có nhiệt độ nước nhỏ hơn hoặc bằng 160C [Đỗ Th Hòa, 2004]

Loài cá điều tra Số hộ

nuôi

Tần số gặp LVNNS

Tỷ lệ (%)

Mú Đen Chấm Đen (E. malabaricus) 30 26 86,67

Mú Cọp (E. fuscoguttatus) 3 1 30,33

Mú Nghệ (E. lanceolatus) 6 4 66,67

Mú Mè (E. tauvina) 2 1 50,00

Mú Đỏ (E. akaara) 1 0 0,00

Mú Đen Chấm Nâu (E. coioides) 1 0 0,00

Mú Bông (E. sexfaciatus) 1 0 0,00

Về giai đoạn phát triển của cá thường bị bệnh này cho thấy, ở cỡ cá nhỏ (< 5 cm) gặp LVNNS với tần số cao (100%). Điều đáng lưu ý là tất cả những hộ ương nuôi 3 loại cá trên cỡ nhỏ hơn 5 cm thì đều bắt gặp hội chứng này. Qua tìm hiểu thực tế ở những hộ nuôi này tôi được biết cá cỡ nhỏ hơn 5 cm tỷ lệ nhiễm bệnh LVNNS trong quần đàn cao và thường cá chết hàng loạt khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý của bệnh LVNNS. Trong khi đó cá ở giai đoạn lớn hơn 5 cm có tần số bắt gặp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (80,95%), tỷ lệ nhiễm trong quần đàn thấp và thường chết rải rác. Thực tế điều tra cho tôi thấy người dân thường thả cá cỡ từ 6 cm trở lên. Có thể đây chính là lý do làm giảm tác hại bệnh có hội chứng LVNNS ở cá biển nuôi và cũng không loại trừ khả năng cá cỡ nhỏ hơn 5 cm khả năng nhiễm hội chứng bệnh này cao hơn cá cỡ lớn hơn cũng như tác hại gây ra bởi sự nhiễm bệnh này sẽ đáng kể hơn so với cá cỡ lớn hơn 5 cm. Theo anh Hương–một hộ nuôi cá Mú ở Cam Thành Bắc cho biết bệnh có hội chứng kể trên đã làm thiệt hại lớn tới đàn cá giống cỡ nhỏ hơn 5 cm khi anh nhập cá Mú giống từ Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc về, chúng thường bị chết hàng loạt khi cá xuất hiện hội chứng LVNNS. Thực tế người dân hầu như không sử dụng các biện pháp kỹ thuật để can thiệp khi cá mắc bệnh ngoại trừ việc thay nước. Tuy nhiên việc thay nước lại phụ thuộc vào chế độ thủy triều nên nhìn chung không mang lại hiệu quả cao. Hầu hết người nuôi chọn phương pháp xả bỏ khi cá cỡ nhỏ hơn 10 cm bị bệnh, còn cá cỡ lớn hơn 10 cm bị bệnh thì người dân thường vớt bỏ cá ra khỏi ao, đìa nuôi. Qua đây chúng ta cũng thấy được phần nào ảnh hưởng to lớn của bệnh LVNNS đến nghề nuôi cá biển ở Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis - VNN) ở một số loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)