Đánh giá mức độ cảm nhiễm của bệnh VNN trên đàn cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis - VNN) ở một số loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa (Trang 30)

- Tỷ lệ nhiễm:

TLN(%) =

- Cường độ nhiễm: Đây chỉ là phân chia mang tính tương đối nhằm mô tả mức độ nặng hay nhẹ của sự cảm nhiễm và gây tác hại của VNN lên 2 cơ quan đích là não và mắt của virus này.

+ Cường độ nhiễm rất nặng (++++): diện tích không bào đặc thù của VNN xuất hiện trên lát cắt mắt và não cá chiếm hơn 40% diện tích ở tổ chức mô cắt của 2 cơ quan này .

+ Cường độ nhiễm nặng (+++): các không bào đặc thù của sự nhiễm VNN chiếm diện tích từ 20 đến < 40% diện tích lát cắt ở 2 tổ chức cơ quan đích.

+ Cường độ nhiễm vừa: các không bào đặc thù của sự nhiễm VNN chiếm diện tích từ 10 đến < 20% diện tích lát cắt ở 2 tổ chức cơ quan đích.

+ Cường độ nhiễm nhẹ: các không bào đặc thù của VNN chiếm diện tích <10 % của diện tích lát cắt ở 2 tổ chức cơ quan đích.

S cá kim tra S cá b nhim VNN

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tìm hiu ngh nuôi cá bin Khánh Hòa

4.1.1. Địa đim, din tích, sn lượng ca mt s laòi cá bin nuôi Khánh Hoà

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền trung với điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, nhiều đảo lớn nhỏ và cảng biển Cầu Đá, Cam Ranh… rất thuận lợi để phát triển nghề NTTS. Một số năm trở lại đây nghề nuôi cá biển được phát triển khá nhanh ở Khánh Hòa với nhiều đối tượng như cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp, cá Hồng. Chúng được nuôi rải rác ở các địa phương Ninh Hòa, Vạn Ninh, Nha Trang, Cam Ranh cũ. Trong đó cá Mú là một trong những đối tượng cá biển được nuôi khá phổ biến ở Khánh Hoà [S Thu Sn Khánh Hoà]. Theo thống kê của phòng Kinh Tế thị xã Cam Ranh thì nghề nuôi cá Mú ở Khánh Hòa bắt đầu từ giữa năm 1990 nhưng mãi đến năm 1998 mới thực sự thu hút được sự quan tâm đầu tư phát triển.

Cá Mú được nuôi rải rác ở các địa phương Ninh Hòa, Vạn Ninh, Nha Trang, Cam Ranh cũ. Trong đó Cam Ranh cũ là có diện tích nuôi cá Mú lớn nhất tỉnh. Dọc bờ biển Cam Ranh cũ có 16 xã phường ven biển rất thuận lợi cho việc NTTS. Chính vì vậy toàn thị xã Cam Ranh có tới 12 xã nuôi cá Mú. Trên địa bàn thị xã đã hình thành nên một số khu nuôi cá tập trung như: trại cá Mỹ Ca (Cam Nghĩa), Hòa Diêm (Cam Thịnh Đông), khu nuôi cá Đá Bạc (Ba Ngòi), Cam Đức [Phòng Kinh Tế TX Cam Ranh].

Bng 2. Din tích, sn lượng, giá bán cá Mú Cam Ranh t năm 2002-2006

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Diện tích (ha) 100 67 113,7 200,1 365 Sản lượng (tấn) 91 50 278 500 703,75 Giá bán (ngàn VNĐ/kg) 90-110 40-70 80-160 100-130 80-105 Nhận xét

Nhìn vào bảng 2 ta thấy diện tích và sản lượng cá Mú nuôi ở Cam Ranh ngày càng tăng tuy giá bán có sự biến động trong năm khá nhiều. Năm 2005 diện tích cá Mú tăng gấp rưỡi so với năm 2004 (năm 2004 diện tích nuôi cá Mú là 113,7 ha, năm 2005 là 200,1 ha), năm 2006 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005. Dự kiến đến năm 2007 diện tích nuôi cá Mú toàn thị xã là 453 ha. Điều này chứng tỏ nghề nuôi cá Mú đang được đầu tư phát triển mặc dù giá bán của nó không ổn định.

4.1.2. Loài, hình thc nuôi, ngun ging cá bin nuôi hin nay Khánh Hòa

Tôi đã tiến hành điều tra 45 hộ trực tiếp tham gia nuôi cá biển tại Khánh Hòa thu được kết quả sau (bảng 3)

Bng 3. Loài và hình thc nuôi cá bin ti Khánh Hòa (n=45)

STT Tên loài TSBG Tỷ lệ (%) Hình thức nuôi Nguồn gốc giống 1 Cá Mú Đen Chấm Đen

(E. malabaricus)

30 66,67 Đìa, lồng Nhập khẩu, nội địa 2 Cá Mú Cọp

(E. fuscoguttatus)

3 6,67 Đìa, lồng Nhập khẩu, nội địa 3 Cá Mú Nghệ

(E. lanceolatus)

6 13,33 Đìa, lồng Nhập khẩu

4 Cá Mú Mè (E. tauvina) 2 4,44 Đìa, lồng Nội địa

5 Mú Đen Chấm Đỏ (E. akaara)

1 2,22 Lồng trong đìa Nội địa

6 Cá Mú Chấm Nâu (E. coioides)

1 2,22 Lồng Nội địa

7 Cá Mú Bông (E. sexfaciatus) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2,22 Đìa Nội địa

8 Cá Mú Chuột

(Cromileptes altiveles)

1 2,22 Lồng Nhập khẩu

9 Cá Chẽm

(Lates calcarifer) 10 22,22 Lồng, đìa Nội địa

10 Cá Bớp

(Rachycentron canadum)

5 11,11 Lồng, đìa Nội địa

Nhận xét

Qua bảng 3 ta thấy có khá nhiều loài cá Mú thuộc giống Epinephelus đựơc nuôi rất phổ biến tại Khánh Hòa, trong đó cá Mú Đen Chấm Đen là loài được nuôi nhiều nhất (66,67%) với hình thức nuôi chủ yếu trong ao đìa do giống rẻ hơn và nuôi ít hao hụt hơn các loài cá Mú khác, tiếp theo là cá Mú Nghệ (13,33%) với hình thức nuôi đìa là chủ yếu. Tuy nhiên diện tích nuôi cá Mú Nghệ không cao do giống đắt, tỷ lệ sống đến khi thu hoạch thường thấp. Cá Mú Cọp, cá Mú Mè, cá Mú Đen Chấm Đỏ, cá Mú Bông, cá Mú Đen Chấm Nâu cũng được nuôi nhưng không nhiều. Chỉ có 1 hộ nuôi cá Mú Đen Chấm Đỏ và một hộ nuôi cá Mú Chuột nhưng chỉ ở dạng nuôi thử nghiệm. Hầu hết cá Mú được nuôi trong đìa, hình thức nuôi lồng rất ít. Điều này một phần là do người dân tận dụng đìa nuôi tôm không đạt hiệu quả. Nguồn cá Mú giống đưa vào nuôi ở Khánh Hòa có thể từ thu gom ở tự nhiên hay sản xuất giống nhân tạo tại địa phương, nhưng chủ yếu là nhập khẩu nước ngoài như từ Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc...Việc kiểm dịch cho con giống đã có thực hiện nhưng chưa chặt chẽ.

Riêng cá Bớp, cá Chẽm nuôi ở Khánh Hoà đều có nguồn gốc nội địa và được nuôi ở cả 2 hình thức nuôi lồng và nuôi đìa. Qua tìm hiểu tôi được biết 2 loài cá này đều có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh như trại sản xuất giống cá Chẽm-trường Đại học Nha Trang, công ty Hoằng Ký, công ty Ngọc Trai, công ty Marine Farm…Tuy nhiên tổng số hộ nuôi của cá Chẽm (n=10) và cá Bớp (n=5) được điều tra nhỏ hơn so với tổng số hộ nuôi cá Mú (n=30). Theo tôi điều này cũng phản ánh phần nào tình hình nuôi cá biển ở Khánh Hoà đó là cá Mú là đối tượng cá biển được nuôi khá phổ biến ở Khánh Hoà.

4.1.3. Nhng thun li và khó khăn ca ngh nuôi cá bin Khánh Hoà

Qua điều tra phỏng vấn 45 hộ nuôi và các cán bộ khuyến ngư và quản lý của địa phương về nghề nuôi cá biển, mà chủ yếu là cá Mú tại địa phương, chúng tôi đã có được câu trả lời về những khó khăn và thuận lợi của nghề này ở Khánh Hòa và xu thế phát triển.

•Thuận lợi

Khánh Hoà là một tỉnh ven biển miền Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên 5197 km2 và tổng chiều dài bờ biển trên 385 km bởi bao bọc bởi nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau tạo nên những đầm vịnh kín gió (đầm Nha Phu ở Ninh Hoà, Thủy Triều ở Cam Ranh, vịnh Vân Phong ở Vạn Ninh…) rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Ngoài ra Khánh Hòa là vùng biển có điều kiện khí hậu thời tiết ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng lớn của bão, áp thấp nhiệt đới, điều kiện môi trường khá thuận lợi cho NTTS phát triển: nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, pH từ 7,2–8,2 độ mặn tầng mặt từ 33–33,5‰, lượng mưa trung bình hàng năm là 1737 mm nên rất thuận lợi cho nghề NTTS phát triển trong đó có nghề nuôi cá biển [http://wwwkhanhhoainvest.gov.vn].

Epinephelus malabaricus

Epinephelus akara Epinephelus sexfaciatus

Cromileptesaltiveles

Epinephelus coioides Epinephelus lanceolatus

Epinephelus fuscoguttatus

Epinephelus tauvina

Hiện nay hầu hết người nuôi tôm Sú trong tỉnh đặc biệt là ở thị xã Cam Ranh cũ, Ninh Hoà đã chuyển sang nuôi cá biển mà cá Mú là đối tượng nuôi khá phổ biến. Theo Phòng kinh tế thị xã Cam Ranh, tính trên toàn thị xã thì diện tích đìa nuôi tôm Sú đã giảm dần trong một vài năm gần đây. Cụ thể diện tích đìa nuôi tôm Sú năm 2004 tại thị xã là 1322,2 ha, đến năm 2005 chỉ còn 889,8 ha tức giảm khoảng 1,5 lần so với năm 2004). Đến năm 2006, diện tích nuôi tôm Sú toàn thị xã chỉ còn 875 ha. Qua điều tra 45 nuôi cá biển tại Khánh Hòa thì có tới 40 hộ chuyển từ nghề nuôi tôm Sú sang nghề nuôi cá biển (chiếm 88,88% tổng số hộ điều tra). Số hộ nuôi nhận xét nghề nuôi cá biển ít rủi ro và ít tốn công chăm sóc hơn so với nghề nuôi tôm Sú khá cao (42 hộ chiếm 93,33% tổng số hộ điều tra). Do đó theo tìm hiểu của tôi thì những người nuôi này đã ít nhiều có những kinh nghiệm về NTTS nên việc tiếp cận các kỹ thuật nuôi cá biển sẽ bớt khó khăn hơn. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa nói chung và Cam Ranh nói riêng phát triển hơn nữa nghề nuôi cá biển.

Khó khăn

Mặc dù hiện nay cá biển được nuôi khá phổ biến ở Khánh Hòa nhưng thực tế nghề nuôi cá biển ở đây vẫn còn gặp một số khó khăn. Qua phỏng vấn 45 hộ nuôi cá biển tôi được biết những khó khăn mà người nuôi cá biển trong tỉnh đang gặp phải là:

Về nguồn giống: tất cả các hộ tôi điều tra đều cho rằng nguồn giống cá biển cung cấp cho họ hiện nay không được chủ động. Đặc biệt giống cá Mú thu gom tự nhiên không nhiều, kích cỡ và sức khỏe của cá giống không đồng đều nên hao hụt nhiều trong quá trình nuôi. Trong khi đó giống cá Mú nhập khẩu thì giá thành cao nhưng chất lượng không đảm bảo do công tác kiểm dịch không chặt chẽ. Qua tìm hiểu tôi được biết hiện nay lượng trại sản xuất giống nhân tạo biển không nhiều, số giống sản xuất được hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu người nuôi. Do đó theo tôi vấn đề giống cá biển là vấn đề cần phải được xem xét, giải quyết để có thể phát triển hơn nữa nghề nuôi cá biển tại Khánh Hòa.

Về giá cả và thị trường: như đã phân tích ở trên (mục 4.1.1), mặc dù cá Mú là đối tượng có giá trị hàng hóa cao nhưng giá cả lại không ổn định. 100% số hộ nuôi cá Mú được điều tra cho biết trong một vụ nuôi thì giá bán cá Mú có sự dao động nhiều. Các hộ nuôi cho biết cá biển xuất bán chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố du lịch hoặc sang thị trường các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…Hầu hết số hộ nuôi cá biển (42 hộ chiếm 93,33%) xuất bán cá biển cho lái buôn nên họ thường bị ép giá.

Về thức ăn: thức ăn của cá Mú mà các hộ nuôi đang sử dụng hiện nay là cá tạp (100%) nên nguồn thức ăn bị phụ thuộc theo mùa vụ, giá cả thức ăn biến động nhiều, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Về vốn: 45 hộ nuôi cá được điều tra đều nhận xét rằng họ cũng gặp khó khăn nhiều về vốn đầu tư cho nuôi cá Mú vì thời gian nuôi cá biển đến lúc xuất bán khá lâu thường hơn 1 năm nên lâu thu hồi lại vốn đầu tư. Do đó họ cần lượng vốn khá lớn để đủ chi cho một vụ nuôi. Rõ ràng vốn cũng là một khó khăn khi người dân ở Khánh Hòa đầu tư nuôi cá biển.

Về kỹ thuật chăm sóc: qua điều tra tôi được biết trong quá trình nuôi cá biển các hộ rất thường gặp một số bệnh như bệnh thối đuôi mòn vây (100% số hộ điều tra), bệnh xuất huyết lở loét (43 hộ chiếm 95,56%), bệnh cá điên (93,33%), bệnh trướng bụng (60%), bệnh phồng mang (56,67%) …Tuy nhiên theo họ phương pháp phòng, trị bệnh các loại cá biển nuôi này nhìn chung chưa đạt hiệu quả (100%). Chính vì vậy tỷ lệ sống của cá Mú đến khi thu hoạch thường thấp (theo kết quả điều tra ở 30 hộ nuôi cá Mú tại Khánh Hòa thì tỷ lệ sống của cá tới khi thu hoạch đều nhỏ hơn 60%). Theo tôi điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của người nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. Kết quả điu tra v hi chng ging bnh hoi t thn kinh (Like viral nervous Necrosis syndrome- LVNNS) trên cá bin nuôi Khánh Hòa

4.2.1. Mt s du hiu bc lộở cá bin b nhim LVNNS

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành điều tra 45 hộ ương, nuôi (30 hộ nuôi cá Mú, 10 hộ nuôi cá Chẽm (Lates calcarifer), 5 hộ cá Bớp (Rachycentron canadum) thì có tới 42 hộ (chiếm 93,33%) đã mô tả giống nhau một hội chứng bệnh mà họ gặp trong quá trình nuôi (chi tiết bảng 4 ). Các dấu hiệu chính mà họ mô tả đã cho thấy rất giống với bệnh hoại tử thần kinh (VNN) như đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả nước ngoài như Dennis, Kaw Gomez, Dong Joo Lim, Gun Wook Baeck, Hee Jeong Youn, Nam Shik Shin, Hwa Young Youn, Cheol Yong Hway, Jun Hong Park, Se Chang Park (2006), H.D.Nguyễn, K.Mushiake, T.Nakai, K.Muroga (1997), Yokio MAENO, Leobert D. DE LA PENA and Erlinda R.CRUZ- LACIERDA (2002)... Nhiều hộ dân đã dựa vào trạng thái hoạt động bất thường của cá khi nhiễm hội chứng này như bơi xoắn ốc, bơi xoay vòng trên mặt nước…để đặt tên cho nó là bệnh cá điên, bệnh cá bơi xoắn… Để tiện cho việc xử lý số liệu, chúng tôi tạm gọi hội chứng này là hội chứng giống với bệnh do virus gây hoại tử thần kinh ở cá (Like Viral Nervous Necrosis Syndrome- LVNNS)

Sau đây là bảng các dấu hiệu bệnh lý của LVNNS được tổng hợp từ phiếu điều tra của 42 hộ nuôi cá biển ở Khánh Hòa gặp LVNNS này.

Bng 4. Các du hiu ca LVNNS trên cá bin nuôi Khánh Hòa (n=42)

STT Dấu hiệu Tần số gặp Tỷ lệ

(%)

Ghi chú 1 Bơi không định hướng (bơi xoáy

trôn ốc, bơi vòng trên mặt nước…)

39 92,86 2 Bỏ ăn 18 42,86 3 Thân đen xám 11 26,19 4 Nằm đáy ao hoặc lồng 11 26,19 5 Tấp bờ 37 88,10 7 Chết hàng loạt 8 19,05 Cỡ cá nhỏ hơn 5 cm 8 Chết rải rác 34 80,95 Cỡ cá lớn hơn 5 cm Nhận xét

Qua bảng trên ta thấy cá bị bệnh LVNNS bộc lộ các dấu hiệu như: bơi không định hướng, bỏ ăn, nằm đáy lồng, tấp bờ, thân đen xám rồi chết. Trong đó dấu hiệu cá bơi không định hướng là dấu hiệu thường gặp (92,86%). Riêng dấu hiệu thân đen xám và nằm ở đáy ao hoặc lồng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (26,19%) do người dân thường không để ý. Qua điều tra cho thấy hầu như rất ít hộ dọn thức ăn sau mỗi bữa ăn và rất ít khi thăm cá, chỉ đến khi cá tấp bờ và chết thì mới biết. Chính vì thế mà số hộ thấy cá tấp bờ chiếm khá cao (88,10% tổng số hộ gặp bệnh). Tuy nhiên mức độ gây chết hàng loạt lại chỉ chiếm 19,05%. Hầu như các hộ đều thấy rằng bệnh chỉ gây chết rải rác. Tất cả những hộ đã điều tra cho kết quả chết hàng loạt là gặp ở cỡ cá nhỏ từ 0,5-5 cm. Còn đa số những hộ khác đều gặp LVNNS ở cỡ cá lớn hơn (≥5 cm) nên tỉ lệ chết ít hơn. Qua đây ta cũng thấy được tác hại của hội chứng này trên cá biển nuôi, đặc biệt ở giai đoạn cá con.

4.2.2. Loài, c cá, mùa v xut hin hi chng bnh ging vi bnh hoi t thn kinh(LVNNS) trên cá bin nuôi ti Khánh Hoà (LVNNS) trên cá bin nuôi ti Khánh Hoà

Qua điều tra ở những cơ sở ương, nuôi cá biển tại Khánh Hòa có gặp hội chứng bệnh giống với bệnh hoại tử thần kinh (LVNNS), chúng tôi đã thu được một số thông tin về dịch tễ của hội chứng này trên cá Chẽm, cá Bớp, cá Mú ương nuôi tại Khánh Hòa. Các thông tin này được trình bày chi tiết ở các bảng dưới đây.

Bng 5. Tn s bt gp bnh LVNNS trên tng loi cá bin: cá Mú, cá Chm, cá Bp nuôi ti Khánh Hoà (n=42)

Loại cá điều tra Số hộ

nuôi

Nơi điều tra Tần số

bắt gặp

Tỷ lệ (%)

Cá Mú 30 Cam Ranh, Nha Trang,

Ninh Hoà

28 93,33 Cá Chẽm Lates calcarifer 10 Cam Ranh, Nha Trang,

Ninh Hoà

9 90

Cá Bớp Rachycentron canadum 5 Cam Ranh, Ninh Hoà, Nha Trang

5 100

Tổng 45 Cam Ranh, Ninh Hoà,

Nha Trang

42 93,33

Nhận xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4 ta thấy hội chứng LVNNS đều đã xảy ra trên 3 loại cá biển nuôi ở Khánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis - VNN) ở một số loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa (Trang 30)